intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2024-2025 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (BỘ KNTT) Mức độ nhận thức Tổng Tỉ lệ % tổng điểm Nhậ Thô Vận Vận Số n ng dụn dụn CH Kĩ năng Nội dung/đơn vị KT biết hiểu g g cao TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL TT Văn bản thơ Đọc son 1 4 2 2 4 4 50 hiểu g thất lục bát 2 Viết Viết 2* 1* 1* 1* 1 50 bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quy ết (con ngư ời tron g mối qua n hệ với
  2. tự nhiê n) Tỷ 20+ 15+ 15+ 10 20 80 100 lệ % 20 10 10 Tổn 40% 25% 25% 10% 20% 80% g Tỷ lệ 65% 35% 100% chung (HSKT chỉ yêu cầu ở mức nhận biết và thông hiểu)
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (BỘ KNTT) - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT Số câu hỏi Nội dung/ Mức độ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị đánh giá Nhận Thông Vận dụng Vận dụng kiến thức biết hiểu cao 1 Đọc hiểu Đoạn trích Nhận 4 TN 2 TL 2TL thơ song biết: thất lục - Nhận bát biết được thể thơ, cách ngắt nhịp. - Nhận biết nhân vật trữ tình. - Nhận biết được biện pháp điệp vần. Thông hiểu: - Hiểu tác dụng của việc sử dụng từ ngữ (biện pháp tu từ). - Hiểu được nội dung của bài thơ Vận dụng: - Cảm nhận được một khổ thơ trong đoạn trích đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất. - Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách
  4. thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại. 2 Viết Viết bài Nhận 1 TL* văn nghị biết: nhận luận về biết được một vấn yêu cầu đề cần của đề về giải quyết kiểu văn (con bản nghị người luận về trong mối một vấn quan hệ đề cần với tự giải quyết nhiên) (con người trong mối quan hệ với tự nhiên), bài viết có bố cục 3 phần. Thông hiểu: biết dùng từ ngữ, câu văn đảm bảo ngữ pháp để thể hiện quan điểm của mình về vấn đề nghị luận. Vận dụng: vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phương tiện liên kết, các kĩ năng lập luận, biết kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề nghị
  5. luận; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện rõ được quan điểm của mình về vấn đề. Vận dụng cao: sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng một cách thuyết phục. 4 TN 2TL 2 TL Tổng 2* 1* 1* 1* Tỉ lệ % 40 25 25 10 Tỉ lệ chung 65 35 (HSKT chỉ yêu cầu ở mức nhận biết và thông hiểu) KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: VỀ BÊN MẸ (Đặng Minh Mai) Về bên mẹ thấy lòng ấm quá Bao ngày qua vất vả dòng đời Hôm nay về lại bên người Rưng rưng dòng lệ nghẹn lời trong con Thấy mẹ khoẻ và còn minh mẫn Tim con vui sướng nhất mẹ à! Giang vòng tay rộng bao la Ôm con mẹ nói sao mà nhớ ghê Con đã lớn nhưng về bên mẹ Con thấy mình thơ trẻ quá thôi Muốn lời ru mẹ bên nôi
  6. Đắm chìm âu yếm trong đôi mắt cười Cảm ơn lắm cuộc đời có mẹ Chở che con lúc bé khi già Mẹ dành ơn nghĩa thiết tha Yêu con thương cháu ngày qua tháng dài Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm Không sánh bằng hơi ấm mẹ ta Con về bên mẹ hát ca Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi. (Nguồn:https/toplist.vn) Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Lục bát biến thể Câu 2 (0,5 điểm). Những câu thơ có 7 tiếng trong văn bản trên chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào? A. Chẵn trước lẻ sau: 2/2/3 hoặc 4/3. B. Lẻ trước chẵn sau: 3/2/2 hoặc 3/4. C. Lẻ trước chẵn sau: 1/3/3 hoặc 1/6. D. Chẵn trước lẻ sau: 4/2/1 hoặc 6/1. Câu 3 (0,5 điểm). Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? A. Người con B. Tác giả C. Người mẹ D. Con cháu Câu 4 (0,5 điểm). Trong hai câu thơ sau, những tiếng nào là biện pháp điệp vần với nhau? “Con về bên mẹ hát ca Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi” A. bên – rồi B. hát – hết C. con – mẹ D. ca – xa Câu 5 (0,75 điểm). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và tác dụng của nó: “Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm Không sánh bằng hơi ấm mẹ ta” Câu 6 (0,75 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ. Câu 7 (0,75 điểm). Trong đoạn trích em có ấn tượng sâu sắc nhất với khổ thơ nào? Vì sao? Câu 8 (0,75điểm). Từ lời tâm sự của người con trong bài thơ, em thấy bản thân mình cần có trách nhiệm gì đối với mẹ? II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình.” ---HẾT--- KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (ĐỀ DÀNH CHO HSKT) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: VỀ BÊN MẸ (Đặng Minh Mai) Về bên mẹ thấy lòng ấm quá Bao ngày qua vất vả dòng đời Hôm nay về lại bên người Rưng rưng dòng lệ nghẹn lời trong con
  7. Thấy mẹ khoẻ và còn minh mẫn Tim con vui sướng nhất mẹ à! Giang vòng tay rộng bao la Ôm con mẹ nói sao mà nhớ ghê Con đã lớn nhưng về bên mẹ Con thấy mình thơ trẻ quá thôi Muốn lời ru mẹ bên nôi Đắm chìm âu yếm trong đôi mắt cười Cảm ơn lắm cuộc đời có mẹ Chở che con lúc bé khi già Mẹ dành ơn nghĩa thiết tha Yêu con thương cháu ngày qua tháng dài Dẫu cuộc sống trang đài nhung gấm Không sánh bằng hơi ấm mẹ ta Con về bên mẹ hát ca Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi. (Nguồn:https/toplist.vn) Câu 1 (1,0 điểm). Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? A. Thất ngôn bát cú B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Lục bát biến thể Câu 2 (1,0 điểm). Những câu thơ có 7 tiếng trong văn bản trên chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào? A. Chẵn trước lẻ sau: 2/2/3 hoặc 4/3. B. Lẻ trước chẵn sau: 3/2/2 hoặc 3/4. C. Lẻ trước chẵn sau: 1/3/3 hoặc 1/6. D. Chẵn trước lẻ sau: 4/2/1 hoặc 6/1. Câu 3 (1,0 điểm). Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? A. Người con B. Tác giả D. Người mẹ D. Con cháu Câu 4 (1,0 điểm). Trong hai câu thơ sau, những tiếng nào là biện pháp điệp vần với nhau? “Con về bên mẹ hát ca Bao nhiêu cực nhọc trôi xa hết rồi” A. bên – rồi B. hát – hết C. con – mẹ D. ca – xa Câu 5 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của bài thơ. II. VIẾT (5,0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề cần giải quyết: "Là một học sinh, em hãy đề xuất những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình.” HƯỚNG DẪN CHẤM A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giáo viên cần chủ động nắm bắt nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Chú ý vận dụng linh hoạt và hợp lý Hướng dẫn chấm. - Đặc biệt trân trọng, khuyến khích những bài viết có nhiều sáng tạo, độc đáo trong nội dung và hình thức trình bày. - Điểm lẻ mỗi câu và điểm toàn bài tính đến 0.25 điểm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
  8. Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 TRẮC NGHIỆM 1 C 0,5 I 2 B 0,5 3 A 0,5 4 D 0,5 5 Biện pháp tu từ: So sánh, điệp vần (0,5 điểm). Tác dụng: Khẳng định tình mẹ cao quý hơn cuộc sống vật chất giàu sang.... (0,25 điểm)
  9. 6 Mức 1 (0,75đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0,0đ) - Bài thơ là sự tri - Học sinh trả lời - Trả lời sai hoặc ân và tình yêu được khoảng ½ không trả lời. thương sâu sắc ý; diễn đạt còn của người con dài dòng. dành cho mẹ. Bài thơ thể hiện niềm hạnh phúc khi được trở về bên mẹ, cảm nhận được sự ấm áp, an lành, và tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Dù con đã trưởng thành, nhưng khi trở về bên mẹ, con vẫn cảm thấy như một đứa trẻ nhỏ, được che chở và yêu thương. Bài thơ cũng nhấn mạnh rằng, dù cuộc sống có đủ đầy vật chất đến đâu, thì tình yêu và sự chăm sóc của mẹ vẫn là điều quý giá nhất, không gì có thể sánh bằng. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác) 7 Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0,0đ)
  10. - Học sinh xác - Học sinh chỉ Trả lời sai hoặc định được khổ cảm nhận được không trả lời. thơ mà mình có một vài nét về ấn tượng sâu sắc nội dung hoặc nhất và lí giải. nghệ thuật của HS dựa vào nội một khổ thơ. dung và nghệ - Diễn đạt chưa thuật của khổ thơ thật gọn. để lí giải. - Diễn đạt gọn, rõ ý. 8 Mức 1 (0,75 đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0,0đ) - Học sinh nêu - Học sinh nêu Trả lời sai hoặc được ít nhất hai được một việc không trả lời. việc cần làm để cần làm để thể hiện trách nhiệm thể hiện trách với các thế hệ đi nhiệm đối với trước. Lưu ý: mẹ. Lưu ý: phải phải phù hợp với phù hợp với chuẩn mực đạo chuẩn mực đạo đức và pháp luật. đức và pháp luật. Gợi ý: + Cần biết trân trọng, yêu thương mẹ + Biết ơn mẹ. + Chăm sóc mẹ …. VIẾT 5,0 đ a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội về một vấn đề 0,25 II cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)
  11. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Con người trong mối quan hệ với 0,5 tự nhiên - bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 2,0 - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, nêu sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề. II.Thân bài: - Triển khai các luận điểm thể hiện quan điểm của người viết xét trên từng khía cạnh của vấn đề. HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau một cách linh hoạt. Sau đây là vài gợi ý chính: + Luận điểm 1: Giải thích vấn đề: - Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần... + Luận điểm 2: Phân tích vấn đề * Thực trạng: - Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương. *Nguyên nhân: - Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. - Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. - Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. * Hậu quả: - Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. - Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết... - Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. * Nêu ý kiến trái chiều và phản bác: - Một số người cho rằng việc giảm thiểu rác thải nhựa là không
  12. cần thiết vì nhựa mang lại nhiều tiện ích và việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác sẽ tốn kém hơn. -> Lợi ích ngắn hạn của nhựa không thể bù đắp cho những tác hại lâu dài mà nó gây ra. Việc đầu tư vào các giải pháp thay thế nhựa là cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững. + Luận điểm 3: Đề xuất giải pháp có tính khả thi: - Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: + Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. + Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. - Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: + Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. + Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. + Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. - Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: + Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. + Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. + Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. *Liên hệ bản thân: - Bản thân em đã từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình đều có ý nghĩa và góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được ít nhất một luận điểm về tác hại của rác thải nhựa; một ý kiến trái chiều, phản bác và có đề xuất được một vài biện pháp có tính khả thi. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục từ thực tiễn cuộc sống. đ. Diễn đạt: đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên 0,25 kết văn bản.
  13. e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo. 0,5 HƯỚNG DẪN CHẤM (DÀNH CHO HSKT) PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 6,0 TRẮC NGHIỆM 1 C 1,0 2 B 1,0 3 A 1,0 4 D 1,0 5 Mức 1 (1,0đ) Mức 2 (0,5đ) Mức 3 (0,0đ) - Bài thơ là sự tri - Học sinh trả lời - Trả lời sai hoặc ân và tình yêu được khoảng ½ không trả lời. thương sâu sắc ý; diễn đạt còn của người con dài dòng. dành cho mẹ. Bài thơ thể hiện niềm I hạnh phúc khi được trở về bên mẹ, cảm nhận được sự ấm áp, an lành, và tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Dù con đã trưởng thành, nhưng khi trở về bên mẹ, con vẫn cảm thấy như một đứa trẻ nhỏ, được che chở và yêu thương. Bài thơ cũng nhấn mạnh rằng, dù cuộc sống có đủ đầy vật chất đến đâu, thì tình yêu và sự chăm sóc của mẹ vẫn là điều quý giá nhất, không gì có thể sánh bằng.
  14. (HS có thể diễn đạt bằng cách khác) VIẾT 5,0 đ a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội về một vấn đề 0,5 cần giải quyết (con người trong mối quan hệ với tự nhiên) b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Con người trong mối quan hệ với 1,0 tự nhiên - bàn về giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và các gia đình. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: 2,0 - Sắp xếp ý hợp lý theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề thể hiện mối quan hệ giữa con người với II tự nhiên, nêu sự cần thiết của việc bàn luận vấn đề. II.Thân bài: - Mỗi luận điểm HS chỉ cần nêu được các ý ngắn gọn. Sau đây là vài gợi ý chính: + Luận điểm 1: Giải thích vấn đề: - Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậm trong môi trường tự nhiên. Chúng bao gồm túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa, ống hút nhựa, đồ dùng một lần... + Luận điểm 2: Phân tích vấn đề * Thực trạng: - Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế. Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đại dương. *Nguyên nhân: - Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thải nhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách. - Quản lý lỏng lẻo: Việc quản lý rác thải nhựa ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, thiếu các biện pháp chế tài đủ mạnh. - Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế. * Hậu quả: HS nêu được một trong ba hậu quả sau. - Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học. - Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết... - Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản và các ngành kinh tế khác. * Nêu ý kiến trái chiều và phản bác: + Luận điểm 3: Đề xuất giải pháp có tính khả thi: HS chỉ cần nêu được
  15. một trong ba giải pháp sau - Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa: + Tổ chức các buổi sinh hoạt, hội thảo, cuộc thi về môi trường để phổ biến kiến thức về tác hại của rác thải nhựa. + Sử dụng các phương tiện truyền thông như báo tường, trang web của trường, mạng xã hội để chia sẻ thông tin. - Thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần: + Hạn chế sử dụng túi nilon, ống hút nhựa, hộp xốp, chai nhựa dùng một lần. + Mang theo bình nước cá nhân, hộp cơm, túi vải khi đi học, đi làm, đi chợ. + Sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường như túi giấy, ống hút tre, hộp cơm inox. - Tái sử dụng và tái chế đồ nhựa: + Sử dụng lại chai nhựa, lọ thủy tinh để đựng nước, thực phẩm. + Tái chế vỏ chai nhựa, giấy báo, lon kim loại thành các sản phẩm thủ công, đồ dùng học tập. + Tham gia các hoạt động thu gom và tái chế rác thải nhựa do trường học, địa phương tổ chức. *Liên hệ bản thân: - Bản thân em đã từng tham gia nhiều hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày. Em tin rằng mỗi hành động nhỏ của mình đều có ý nghĩa và góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. * Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của việc nhận thức đúng và giải quyết hiệu quả vấn đề nêu ra. d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 1,5 - Triển khai được ít nhất một luận điểm về tác hại của rác thải nhựa; một ý kiến trái chiều, phản bác và có đề xuất được một vài biện pháp có tính khả thi. - Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lý lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục từ thực tiễn cuộc sống. Tiên Phong, ngày 20 tháng 10 năm 2024 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Người ra đề Nguyễn Thị Hội Đỗ Thị Hồng Điều DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG
  16. Nguyễn Ngọc Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2