intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Nguyễn Trãi, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 – NĂM HỌC 2024 - 2025 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN SINH HỌC 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 18 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 106 Phần I: Trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng nhất. Câu 1: Mối quan hệ giữa gene và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ: A. Gene (DNA) → mRNA → tRNA → Polypeptide → Tính trạng. B. Gene (DNA) → mRNA → tRNA → Protein → Tính trạng. C. Gene (DNA) → mRNA → Polypeptide → Protein → Tính trạng. D. Gene (DNA) → tRNA → Polypeptide → Protein → Tính trạng. Câu 2: Cấu trúc siêu hiển vi của NST gồm DNA và protein histon được xoắn lần lượt theo các cấp độ: A. DNA + histon → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → sợi chromatid → NST B. DNA + histon → sợi cơ bản → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi chromatid → NST. C. DNA + histon → nucleosome → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → sợi chromatid → NST. D. DNA + histon → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → nucleosome → sợi chromatid → NST. Câu 3: Đâu là điểm khác nhau giữa DNA ở tế bào nhân sơ và DNA trong nhân ở tế bào nhân thực? A. DNA ở tế bào nhân sơ có dạng vòng còn DNA trong nhân ở tế bào nhân thực không có dạng vòng. B. DNA ở tế bào nhân sơ chỉ có một chuỗi polynucleotide còn DNA trong nhân ở tế bào nhân thực gồm hai chuỗi polynucleotide. C. Đơn phân của DNA trong nhân ở tế bào nhân thực là A, T, G, C còn đơn phân của DNA ở tế bào nhân sơ là A, U, G, A. D. Các base nitrogenous giữa hai mạch của DNA trong nhân ở tế bào nhân thực liên kết theo nguyên tắc bổ sung. Câu 4: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. C. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. D. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. Câu 5: Hình vẽ dưới đây mô tả bộ NST trong một tế bào sinh dưỡng của một thể đột biến. Đây là dạng đột biến thể A. ba nhiễm. B. bốn nhiễm. C. không nhiễm. D. một nhiễm. Câu 6: Điều hòa biểu hiện của gene chính là điều hòa lượng A. enzyme tạo ra để tham gia tổng hợp protein. B. ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. C. mRNA, tRNA, rRNA tạo ra để tham gia tổng hợp protein. D. sản phẩm của gene đó được tạo ra. Câu 7: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể là A. mất đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. đảo đoạn. Trang 1/4 - Mã đề 106
  2. Câu 8: Quá trình tái bản của DNA có thể tóm tắt gồm các bước sau: 1. Tổng hợp các mạch DNA mới. 2. Hai phân tử DNA con xoắn lại. 3. Tháo xoắn phân tử DNA. A. 1,2,3. B. 3,1,2. C. 3,2,1. D. 1,3,2. Câu 9: Quá trình …(1)… là quá trình tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là RNA. Quá trình này thường gặp ở một số loại virus có vật chất di truyền là …(2). Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – phiên mã, 2 – DNA. B. 1 – phiên mã ngược, 2 – RNA. C. 1 – phiên mã, 2 – RNA. D. 1 – phiên mã ngược, 2 – DNA. Câu 10: Phân tử DNA có chức năng gì? A. Lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. B. Cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật. C. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. D. Cấu trúc nên enzyme, hormone và kháng thể. Câu 11: Trong đột biến gene thì đột biến điểm là loại đột biến liên quan đến biến đổi mấy cặp nucleotitde? A. Một cặp nucleotitde. B. Một số cặp nucleotitde. C. Hai cặp nucleotitde. D. Ba cặp nucleotitde. Câu 12: Trong mã di truyền, các bộ ba UUA, UUG, CUU, CUC, CUA, CUG cùng tổng hợp nên amino acid Leucine. Đây là biểu hiện đặc điểm nào sau đây của mã di truyền? A. Tính phổ biến B. Tính đặc thù C. Tính đặc hiệu D. Tính thoái hóa Câu 13: Quá trình dịch mã kết thúc khi A. Ribosome tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAA, AUG, UGA. B. Ribosome tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAG, UAA, UGA. C. Ribosome gắn amino acid Methionine vào vị trí cuối cùng của chuỗi polypeptide. D. Ribosome di chuyển đến bộ ba AUG trên mRNA. Câu 14: Trong quá trình dịch mã, giai đoạn tạo nên phức hệ amino acid -tRNA (aa-tRNA) là giai đoạn A. mở đầu chuỗi polypeptide. B. kéo dài chuỗi polypeptide. C. hoạt hóa amino acid . D. kết thúc chuỗi polypeptide. Câu 15: Dạng đột biến điểm nào sau đây không làm thay đổi số liên kết hydrogen của gene? A. Thay cặp A - T bằng cặp G -C B. Thêm cặp G -C C. Mất cặp A - T. D. Thay cặp G - C bằng cặp C – G. Câu 16: DNA mạch kép, số nucleotide loại A luôn bằng số nucleotide loại T là do đâu? A. Hai mạch của DNA xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau. B. Hai mạch của DNA xoắn kép và A với T là 2 loại base lớn. C. Hai mạch của DNA xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A. D. DNA nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào. Câu 17: Trong quá trình phiên mã, nguyên tắc bổ sung thể hiện ở nội dung nào sau đây? A. T của môi trường sẽ kết cặp với A trên mạch gốc của gen. B. U của môi trường sẽ kết cặp với A trên mạch bổ sung của gen. C. T của môi trường sẽ kết cặp với A trên mạch bổ sung của gen. D. U của môi trường sẽ kết cặp với A trên mạch gốc của gen. Trang 2/4 - Mã đề 106
  3. Câu 18: Hình vẽ mô tả cấu trúc của gene không có ở sinh vật nào? A. Vi khuẩn E.coli. B. Tinh tinh. C. Vi khuẩn cổ. D. Tảo lam. Phần II: Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4; trong mỗi ý A, B, C, D thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép DNA. Khi cô ấy bổ sung thêm DNA, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử DNA gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn DNA có chiều dài gồm vài trăm nucleotide. Nhiều khả năng là cô ấy đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần nào đó. Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai? Cô ấy đã quên bổ sung: A. DNA polymerase. B. DNA ligase. C. các nucleotide. D. các đoạn Okazaki. Câu 2. Hình ảnh dưới đây là một đoạn của hai phân tử acid nucleic của tế bào nhân thực. Xét các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng? A. Trình tự các nu của sợi Y từ trên xuống là U - G – A - C. B. Sợi Z được tổng hợp trong nhân và được chuyển đến bào quan ribosome của tế bào chất. C. Nếu sợi Y là mạch khuôn tổng hợp nên sợi Z, thì trình tự G sợi Z từ trên xuống là A - C - U – G. D. Mọi tính trạng của cơ thể đều được mã hóa bởi những phân tử này. Câu 3: Hình mô tả các thành phần của operon lac, nhận định nào sau đây đúng? Trang 3/4 - Mã đề 106
  4. A. Mô hình này thể hiện cơ chế đóng, nghĩa là sản phẩm gene cấu trúc không được tạo ra. B. Gene điều hoà R tổng hợp protein ức chế, dù có hay không có lactose thì gene R luôn tổng hợp protein ức chế. C. Các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mRNA khi ngoài môi trường tế bào có lactose. D. Nếu gene R đột biến hoặc vùng O đột biến hoặc môi có lactose thì có thể dẫn đến operon liên tục hoạt động và liên tục tạo ra sản phẩm sinh học của các gene cấu trúc thuộc operon. . Câu 4. Allele A ở vi khuẩn E. coli bị đột biến điểm thành allele a. Theo lí thuyết thì phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? A. Nếu đột biến thay thế 1 cặp nucleotide ở vị trí giữa gene thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gene. B. Chuỗi polypeptide do allele a và chuỗi polypeptide do allele A quy định có thể có trình tự amino acid giống nhau. C. Nếu đột biến thêm 1 cặp nucleotide thì allele a và allele A có chiều dài bằng nhau. D. Allele a và allele A luôn có số lượng nucleotide bằng nhau. Phần III: thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời. Câu 1: Bộ nhiễm sắc thể của một loài thực vật lưỡng bội gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 thể đột biến. Phân tích bộ NST của 4 thể đột biến đó thu được kết quả ở bảng sau: Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp I II II IV V 1 3 3 3 3 3 2 3 2 2 2 2 3 1 2 2 2 2 4 2 2 4 2 2 Trong các thể đột biến trên, thể đột biến số mấy là thể đa bội? Câu 2: Ở người, trong tế bào sinh dưỡng có số lượng NST là 23 cặp NST. Nhiễm sắc thể số 21 là một nhiễm sắc thể rất đặc biệt và rất quan trọng, nó là nhiễm sắc thể nhỏ nhất, có tới 47 triệu nucleotide và chiếm gần 1,5% tổng số ADN trong tế bào của con người. Một dạng đột biến NST số 21 này gây ra Hội chứng Down nhưng người bệnh vẫn có khả năng sinh sản. Theo em, trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh Down này có bao nhiêu NST số 21? Câu 3: Cho đoạn thông tin di truyền trên mRNA như sau: 5'AUGAUCGCCUAGGGC3'. Có bao nhiêu amino acid trên mỗi chuỗi polypeptide được tổng hợp từ phân tử mRNA trên? Câu 4: Một gene có chiều dài 4080 A0 và trên mạch một của gen có G + C = 500 nucleotit. Số nu loại A của gen trên là bao nhiêu? Câu 5: Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotide thì chiều dài của gene giảm đi bao nhiêu Å? Câu 6: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Tế bào sinh dưỡng của thể không nhiễm thuộc loài này có số lượng nhiễm sắc thể là bao nhiêu? ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2