Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai
lượt xem 3
download
Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai
- SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, TRƯỜNG THCS -THPT ĐĂK LUA NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Sinh học – Khối 12 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: Cho các giai đoạn tiến hóa: 1- Tiến hóa hóa học; 2 – Tiến hóa tiền sinh học; 3 – Tiến hóa sinh học. Thứ tự đúng với trình tự các giai đoạn tiến hóa là A. 1→2→3. B. 2→1→3. C. 1→3→2. D. 2→3→1. Câu 2: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành bao nhiêu đại? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 3: Môi trường được chia làm mấy loại? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 4: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của … mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. Trong dấu … là A. một số nhân tố sinh thái. B. nhiều nhân tố sinh thái. C. một nhân tố sinh thái. D. một số ít nhân tố sinh thái. Câu 5: Quần thể là tập hợp các cá thể … cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, có khả năng sinh sản tạo ra thế hệ mới. Trong dấu … là A. khác loài. B. cùng loài. C. chung đặc điểm hình thái. D. chung đặc điểm di truyền. Câu 6: Có bao nhiêu đặc điểm sau đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ? (1) Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. (2) Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. (3) Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. (4) Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của quần thể. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 7: Đặc trưng nào sau đây có ở quần thể sinh vật? A. Thành phần, số lượng loài. B. Loài ưu thế, loài đặc trưng. C. Sự phân bố trong không gian. D. Mật độ cá thể. Câu 8: Số lượng cá thể, khối lượng hoặc năng lượng được tích lũy trong quần thể được gọi là A. kích thước quần thể. B. sự phân bố cá thể. C. mật độ cá thể. D. sự tăng trưởng của quần thể. Câu 9: Điều nào sau đây sai khi nói về các loại tuổi của quần thể? A. Tuổi sinh lí là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể. B. Tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế của cá thể. C. Tuổi quần thể là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. D. Tuổi sinh lí lớn hơn tuổi quần thể nhưng nhỏ hơn tuổi sinh thái. Câu 10: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong không gian và thời gian nhất định, các sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là A. loài. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Câu 11: Mối và trùng roi sống trong ruột mối là quan hệ A. kí sinh. B. cộng sinh. C. cạnh tranh. D. hợp tác. Câu 12: Ví dụ nào sau đây là diễn thế nguyên sinh? A. Diễn thế xảy ra ở một khu rừng nguyên sinh. B. Diễn thế xảy ra tại một đầm nước nông. C. Diễn thể xảy ra ở hòn đảo mới nổi ở đại dương. D. Diễn thế xảy ra ở khu rừng khi làm thủy điện. Câu 13: Bò sát khổng lồ ngự trị ở đại nào? A. Đại Thái cổ. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở đại nào? A. Cổ sinh B. Nguyên sinh C. Trung sinh. D. Tân sinh. Câu 15: Môi trường sống của cây tơ hồng là môi trường A. đất. B. trên cạn. C. sinh vật. D. nước. Câu 16: Ví dụ nào sau đây là quần thể? A. Các cá thể rắn sống ở cánh đồng lúa xã ĐakLua. B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao. C. Rừng cây thông 3 lá phân bố tại vùng đèo Prenn. D. Tập hợp các cá thể rắn sống trong một rừng Cát Tiên. Câu 17: Ví dụ nào sau đây không phải mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể? A. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. B. Hiện tượng nhện cái ăn thịt nhện đực khi giao phối. C. Hiện tượng cá đực kí sinh trên cá cái ở một số loài cá. D. Hiện tượng cây trồng và cỏ dại cạnh tranh nhau nước, ánh sáng....
- Câu 18: Khi nghiên cứu về quần thể voi ở khu rừng Cát Tiên người ta đếm được 12 cá thể. Đây là ví dụ về A. kích thước quần thể. B. sự phân bố cá thể. C. mật độ cá thể. D. sự tăng trưởng của quần thể. Câu 19: Ví dụ nào sau đây là biến động không theo chu kì? A. Ếch, nhái tăng mạnh vào mùa khô. B. Muỗi tăng mạnh vào mùa mưa. C. Ve sầu tăng nhanh vào mùa xuân – hè. D. Rươi tăng mạnh sau mùa sinh sản. Câu 20: Cây phong lan sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Kí sinh. D. Hội sinh. Câu 21: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng giữa các loài khác nhau về A. số lượng các loài được lợi trong quần xã. B. số lượng các loài bị hại trong quần xã. C. quan hệ hỗ trợ có ít nhất 1 loài có lợi, quan hệ đối kháng có ít nhất 1 loài bị hại. D. mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. Câu 22: Trong một ao nuôi cá người ta thường nuôi nhiều loại cá khác nhau như cá trắm, cá chép, cá mè, cá rô phi …. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc làm trên là A. tận dụng tối đa các loại thức ăn khác nhau có trong ao. B. cùng một thời điểm có thể nuôi được nhiều loài cá khác nhau. C. tăng khả năng sinh trưởng của các loài cá có trong ao. D. tăng chất lượng thịt của các loại cá có trong ao. Câu 23: Cho các nguyên nhân sau: Sự khan hiếm về thức ăn (1); Sự xuất hiện của con cái trong mùa sinh sản (2); Vị trí làm tổ (3); Hoạt động săn mồi, bảo vệ lãnh thổ (4). Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cạnh tranh trong quần thể? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật xảy ra do nguyên nhân nào sau đây? A. Do sự cạnh tranh nhau về ánh sáng, nước, ion khoáng. B. Do khả năng kháng lại các yếu tố gây bệnh khác nhau. C. Do sự gây hại ngẫu nhiên của các loại sâu hại. D. Do không phù hợp về đất đai, khí hậu, phân bón. Câu 25: Cho các cơ chế: Tỉ lệ sinh sản (1); Tỉ lệ tử vong (2); Tỉ lê nhập cư (3); Tỉ lệ xuất cư (4). Trong số các cơ chế trên có bao nhiêu cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của của thể? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Cơ sở khoa học nào sau đây là cơ sở quan trọng nhất của việc trồng cây dưới tán của cây khác? A. Nhu cầu ánh sáng của loài cây. B. Nhu cầu nước của loài cây. C. Nhu cầu nhiệt độ của loài cây. D. Nhu cầu khoáng của loài cây. Câu 27: Người ta thường sử dụng thiên địch để bảo vệ mùa màng vì những lí do nào sau đây? (1) Không gây ô nhiễm môi trường. (2) Không gây ô nhiễm nông phẩm. (3) Có khả năng dập dịch bệnh nhanh chóng. (4) Hiệu quả cao và không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 28: Nhận định nào sau đây sai khi nói về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến sinh vật? A. Vào mùa mưa nhiệt độ và độ ẩm phù hợp nên số lượng muỗi, ếch nhái tăng. B. Thực vậy ưa bóng phiến lá mỏng, rộng, mô dậu kém phát triển, màu xanh đậm. C. Động vật vùng lạnh có kích thước cơ thể to hơn các cá thể cùng loài ở vùng nóng. D. Động vật vùng nóng có kích thước tai, chi đuôi nhỏ hơn động vật cùng loài ở vùng lạnh. Câu 29: Khi quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu quần thể có thể bị diệt vong do những nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân sau? 1- Sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm, quần thể không có khả năng chống chọi lại những thay đổi của môi trương. 2- Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau giữa con đực và con cái thấp. 3- Thường xảy ra giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa đe dọa sự tồn tại của quần thể. 4- Thức ăn cạn kiệt, kẻ thù tăng mạnh làm cho số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh. A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 30: Có thể nuôi được nhiều loài cá trong một ao nuôi cá vì A. nhu cầu oxi của mỗi loài khác nhau. B. nhu cầu nhiệt độ của mỗi loài khác nhau. C. thời điểm và địa điểm kiếm ăn khác nhau. D. loại thức ăn và địa điểm kiếm ăn khác nhau. V. HƯỚNG DẪN CHẤM: Mỗi đáp án đúng được 0,33đ. HẾT.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn