SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT AN NHƠN I<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2012-2013<br />
MÔN THI: HÓA. KHỐI 12<br />
(Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
MÃ ĐỀ: 961<br />
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24):<br />
1. Có 4 dung dịch: HCl, H2SO4, KOH, K2CO3. Chỉ dùng thêm một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong<br />
số các chất cho dưới đây?<br />
A. Dd KCl.<br />
B. Dd BaCl2.<br />
C. Dd KOH.<br />
D. Dd HNO3.<br />
2. Để khử hoàn toàn 24 g bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì lượng<br />
bột Al cần dùng là:<br />
A. 4,05g.<br />
B. 8,1g.<br />
C. 2,7g.<br />
D. 16,2 g.<br />
3. Dãy gồm 2 chất chỉ có tính oxi hóa là:<br />
A. FeO, Fe2O3.<br />
B. FeCl3, Fe(NO3)2.<br />
C. FeO, Fe(OH)2.<br />
D. Fe2O3, Fe2(SO4)3.<br />
4. Để sản xuất 2,16 tấn nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với cực dương bằng than chì và toàn<br />
bộ oxi sinh ra oxi hóa cacbon thành khí CO2, thì lượng cacbon làm cực dương cần dùng là:<br />
A. 0,36 tấn.<br />
B. 0,72 tấn.<br />
C. 0,24 tấn.<br />
D. 0,18 tấn.<br />
5. Để phân biệt 3 dung dịch mất nhãn: Fe(NO3)3, H2SO4 loãng, NaCl ta dùng:<br />
A. Bột CuO.<br />
B. Quì tím.<br />
C. Ag.<br />
D. Bột Cu.<br />
6. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy từ hợp chất muối clorua tương<br />
ứng?<br />
A. Ag<br />
B. K.<br />
C. Fe.<br />
D. Cu.<br />
7. Hợp chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính:<br />
A. Sr(OH)2.<br />
B. Ca(OH)2.<br />
C. Cr(OH)3.<br />
D. Ba(OH)2.<br />
8. Phản ứng nào không thể tạo ra FeCl2?<br />
A. Cu + FeCl3 .<br />
B. Fe +Cl2.<br />
C. Fe(OH)2 + HCl .<br />
D. Fe + HCl .<br />
9. Hòa tan 4,32 gam FeO trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị<br />
của V là:<br />
A. 0,336 lít.<br />
B. 0,448 lít.<br />
C. 0,224 lít.<br />
D. 0,672 lít.<br />
10. Nhận định nào sau đây đúng?<br />
A. Cr(OH)3 là một bazơ lưỡng tính.<br />
B. CrO3 là một oxit bazơ.<br />
C. Cr2O3 là một oxit lưỡng tính.<br />
D. Cr vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa.<br />
11. Số mol FeSO4 cần dùng để tham gia phản ứng vừa đủ với dung dịch K2Cr2O7 chứa 0,3 mol K2Cr2O7 ( trong<br />
môi trường H2SO4 loãng) là:<br />
A. 5,4 mol.<br />
B. 0,9 mol.<br />
C. 1,8 mol.<br />
D. 0,45 mol.<br />
12. Cho Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng:<br />
A. Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan.<br />
B. Dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.<br />
C. Dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.<br />
D. Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.<br />
13. Cho 16,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn tác dụng với dd HCl vừa đủ. Sau phản ứng thu được 7,84 lít H2 (đktc)<br />
và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được m gam muối. Giá trị của m là:<br />
A. 82,9g.<br />
B. 41,45g<br />
C. 41,54g.<br />
D. 20,725g.<br />
14. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện ?<br />
A. CuO + CO Cu + CO2.<br />
B. Fe2O3 + 3CO 2 Fe + 3CO2.<br />
C. Cr2O3 + 2Al Al2O3 + 2Cr.<br />
D. Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu.<br />
15. Trong quá trình điện phân KCl nóng chảy, ở cực âm xảy ra :<br />
A. Sự khử ion K+.<br />
B. Sự oxi hóa ion Cl-.<br />
C. Sự oxi hóa ion K+.<br />
D. Sự khử ion Cl-.<br />
16. Thể tích khí O2 (đktc) cần để đốt cháy hết 1,2 tấn quặng pirit sắt ( chứa 20% tạp chất trơ, hiệu suất phản ứng<br />
đạt 80%) là:<br />
Mã đề 961<br />
<br />
A. 788480 lít.<br />
B. 492800 lít.<br />
C. 394240 lít.<br />
D. 246400 lít.<br />
17. Al2O3 tác dụng với dãy chất nào sau đây?<br />
A. Dd HNO3, dd Ca(OH)2, dd NH3.<br />
B. CO, dd H2SO4, dd K2CO3.<br />
C. Dd HCl, dd KOH, Ba, dd Cu(NO3)2.<br />
D. Dd HCl, dd KOH, dd Ca(OH)2.<br />
18. Để điều chế kim loại Al, nguyên liệu được dùng là:<br />
A. Manhetit.<br />
B. Đolomit.<br />
C. Pirit.<br />
D. Quặng boxit.<br />
19. Để một vật làm bằng hợp kim của Zn và Cu ngoài không khí ẩm. Vật này sẽ bị ăn mòn theo cơ chế nào và kim<br />
loại nào bị ăn mòn ?<br />
A. Vật bị ăn mòn theo cơ chế điện hóa và Zn bị ăn mòn.<br />
B. Vật bị ăn mòn theo cơ chế điện hóa và Cu bị ăn mòn.<br />
C. Vật bị ăn mòn theo cơ chế hóa học và Cu bị ăn mòn.<br />
D. Vật bị ăn mòn theo cơ chế hóa học và Zn bị ăn mòn.<br />
20. Phương pháp nào trong các phương pháp sau đây có thể làm mềm nước cứng có tính cứng tạm thời: (1) đun<br />
nóng; (2) dùng dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ; (3) dùng dung dịch H2SO4 vừa đủ.<br />
A. (1), (3).<br />
B. (1), (2), (3).<br />
C. (2), (3).<br />
D. (1), (2).<br />
21. Ngâm một lá Ni trong dung dịch loãng các muối: MgSO4, KCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Ni có thể<br />
khử được các muối:<br />
A. AlCl3, MgSO4, Pb(NO3)2.<br />
B. MgSO4, KCl, Cu(NO3)2.<br />
C. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2. D. AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2.<br />
22. Cation M2+ có cấu hình e ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. M là:<br />
A. Mg.<br />
B. Be.<br />
C. Ca.<br />
D. Ba.<br />
23. Hòa tan hoàn toàn 4,6 g kim loại kiềm M vào nước thu được dung dịch X. Để trung hòa dung dịch X cần 100<br />
ml dung dịch H2SO4 1M. Vậy M là:<br />
A. K.<br />
B. Li.<br />
C. Rb.<br />
D. Na.<br />
24. Để trung hòa dung dịch chứa 0,2 mol NaOH và 0,3 mol Ba(OH)2 cần dùng bao nhiêu lít dung dịch hỗn hợp<br />
chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M.<br />
A. 3 lít.<br />
B. 4 lít.<br />
C. 6 lít.<br />
D. 2 lít.<br />
II. PHẦN RIÊNG (6 câu):<br />
Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần ( phần A hoặc phần B)<br />
A.Theo chương trình chuẩn (6 câu, từ câu 25 đến câu 30)<br />
25. Số oxi hóa của Cr trong hợp chất K2CrO4 là:<br />
A. +4.<br />
B. +6.<br />
C. +2.<br />
D. +3.<br />
26. Hỗn hợp X chứa các chất sau có số mol bằng nhau : K2O, NH4Cl, KHCO3, CaCl2. Cho X vào nước dư, đun<br />
nóng được dung dịch chứa :<br />
A. KCl, KOH.<br />
B. KCl, CaCl2, KHCO3. C. KCl.<br />
D. KCl, KOH, CaCl2.<br />
27. Nung 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg trong oxi một thời gian được 29,5 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan<br />
hoàn toàn Y cần vừa đủ a mol HNO3, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá<br />
trị của a là :<br />
A. 1,4.<br />
B. 1,2.<br />
C. 1,6.<br />
D. 1,8.<br />
28. Hòa tan một lượng Fe3C bằng dung dịch HNO3 được hỗn hợp X gồm 2 khí. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là<br />
22,5. Vậy X gồm :<br />
A. CO2 và N2.<br />
B. CO2 và NO2.<br />
C. CO2 và NO.<br />
D. CO2 và N2O.<br />
29. Hòa tan m gam bột Fe vào 100 ml dung dịch chứa AgNO3 1M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi phản ứng kết thúc<br />
thu được X và 28,4 gam rắn Y gồm 3 kim loại. Giá trị của m là:<br />
A. 4,9g.<br />
B. 19,6 g.<br />
C. 10,2g<br />
D. 9,8g.<br />
30. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Al và y mol K vào nước thu được dung dịch Y chỉ chứa 1 chất duy<br />
nhất. Ta có kết luận nào sau đây?<br />
A. y= 2x.<br />
B. y= x.<br />
C. y < x.<br />
D. y > x.<br />
B. Theo chương trình Nâng cao ( 6 câu, từ câu 31 đến câu 36)<br />
31. Điện phân (điện cực trơ) 200 ml dung dịch X chứa CuSO4 1M và NaCl (0,12 mol) bằng dòng điện có cường<br />
độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anôt sau 9650 giây điện phân là:<br />
Mã đề 961<br />
<br />
A. 1,792 lít.<br />
B. 0,896 lít.<br />
C. 1,344 lít.<br />
D. 0,672 lít.<br />
32. Cho thế điện cực chuẩn E0Ag+/Ag = + 0,8 V; E0Cu2+/Cu = + 0,34 V. Suất điện động chuẩn của pin điện hóa<br />
Cu – Ag có giá trị là:<br />
A. - 1,1V<br />
B. 1,1V.<br />
C. - 0,46V.<br />
D. 0,46V.<br />
33. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: BaCl2, Ba(NO3)2, KOH, K2CO3, NaHSO4, K2SO4,<br />
Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có khí bay ra là:<br />
A. 5.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 6.<br />
34. Trộn 30,4 gam hỗn hợp bột gồm Cu, Fe với 9,6 gam S được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín không có<br />
không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng thu được 22,4 lít<br />
khí NO duy nhất (đktc). Số mol Cu, Fe trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:<br />
A. 0,1 mol; 0,15 mol.<br />
B. 0,2 mol; 0,3 mol.<br />
C. 0,15 mol; 0,1 mol.<br />
D. 0,3 mol; 0,2 mol.<br />
35. Mô tả nào dưới đây không phù hợp các nguyên tố nhóm IIA?<br />
A. Tinh thể có cấu trúc lập phương.<br />
B. Số oxi hóa đặc trưng trong hợp chất là +2.<br />
C. Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba.<br />
D. Cấu hình electron hóa trị ns2.<br />
36. Để làm sạch một mẫu bạc có lẫn tạp chất là sắt và chì, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư:<br />
A. Dung dịch HCl loãng.<br />
B. Dung dịch AgNO3.<br />
C. Dung dịch NaOH. D. Dung<br />
dịch HNO3.<br />
-----------------------------------------Hết<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
Mã đề 961<br />
<br />
Mã đề 961<br />
<br />