SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br />
LƯƠNG THẾ VINH<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi có 3 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Hóa học lớp 10<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề<br />
Ngày kiểm tra: 27/4/2018<br />
(30 câu trắc nghiệm)<br />
<br />
Mã đề thi 357<br />
Họ, tên thí sinh:………………………………………………………….<br />
Số báo danh:……………………………………………….<br />
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27;<br />
S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137.<br />
Câu 1: Chất khí nào sau đây không có mùi?<br />
A. Oxi.<br />
B. Hiđro sunfua.<br />
<br />
C. Lưu huỳnh đioxit.<br />
<br />
D. Ozon.<br />
<br />
Câu 2: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen là<br />
A. ns2np6.<br />
B. ns2np5.<br />
C. ns2np3.<br />
D. ns2np4.<br />
Câu 3: Trong số những tính chất sau, tính chất nào không phải là tính chất của axit H2SO4 đặc?<br />
A. Tan tốt trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt.<br />
B. Chất lỏng sánh như dầu.<br />
C. Háo nước.<br />
D. Dễ bay hơi nên bốc khói trong không khí.<br />
Câu 4: Sục khí H2S vào dung dịch nào sau đây sẽ tạo thành kết tủa màu đen?<br />
A. NaOH.<br />
B. BaCl2.<br />
C. KCl.<br />
D. Pb(NO3)2.<br />
Câu 5: Công thức phân tử của clorua vôi là<br />
A. NaClO2.<br />
B. NaClO.<br />
<br />
C. CaOCl2.<br />
<br />
D. Ca(ClO)2.<br />
<br />
Câu 6: Trong phản ứng giữa clo với nước, clo đóng vai trò gì?<br />
A. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.<br />
B. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.<br />
C. Chất khử.<br />
D. Chất oxi hóa.<br />
Câu 7: Trong đời sống, người ta thường chẻ nhỏ than, củi để nhóm bếp lửa dễ dàng hơn. Yếu tố nào đã<br />
được vận dụng để làm tăng tốc độ phản ứng đốt cháy than, củi?<br />
A. Nhiệt độ.<br />
B. Chất xúc tác.<br />
C. Diện tích bề mặt.<br />
D. Nồng độ.<br />
Câu 8: Halogen nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất ?<br />
A. Flo.<br />
B. Brom.<br />
C. Iot.<br />
<br />
D. Clo.<br />
<br />
Câu 9: Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng với chất nào sau đây?<br />
A. F2.<br />
B. O2.<br />
C. H2SO4 đặc.<br />
D. Fe.<br />
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, điều chế khí HCl bằng phản ứng giữa cặp chất sau:<br />
A. H2 (k) + Cl2 (k).<br />
B. BaCl2 (dd) + H2SO4 (loãng).<br />
C. NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc).<br />
D. Cl2 (k) + HBr (dd).<br />
Câu 11: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong hợp chất Na2S là<br />
A. 2-.<br />
B. -2.<br />
C. +2.<br />
<br />
D. 2+.<br />
<br />
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?<br />
A. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.<br />
B. Chữa sâu răng.<br />
C. Sát trùng nước sinh hoạt.<br />
D. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.<br />
Câu 13: Phản ứng nào sau đây chỉ xảy ra với điều kiện chất tham gia là axit sunfuric đặc, nóng?<br />
A. 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O. B. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2.<br />
C. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + H2O.<br />
D. H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O.<br />
Trang 1/3 - Mã đề 357 - Hóa học<br />
<br />
Câu 14: Thực hiện đồng thời phản ứng H2SO4 tác dụng với Na2S2O3 sinh ra lưu huỳnh trong 3 cốc sau:<br />
Cốc (1): 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M + 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M ở nhiệt độ thường.<br />
Cốc (2): 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M + 10 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M + 15 ml H2O ở nhiệt độ thường.<br />
Cốc (3): 25 ml dung dịch H2SO4 0,1M + 25 ml dung dịch Na2S2O3 0,1M ở nhiệt độ 50oC.<br />
Thứ tự xuất hiện màu trắng đục của lưu huỳnh trong mỗi cốc là<br />
A. (1) (2) (3).<br />
B. (3) (1) (2).<br />
C. (2) (1) (3).<br />
<br />
D. (2) (3) (1).<br />
<br />
Câu 15: Hòa tan 0,6 gam Mg vào một lượng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, khối lượng dung dịch tăng<br />
thêm bao nhiêu gam?<br />
A. 0,50 gam.<br />
B. 0,60 gam.<br />
C. 0,55 gam.<br />
D. 0,45 gam.<br />
Câu 16: Nung nóng một hỗn hợp gồm có 6,5 gam kẽm và 2,24 gam bột lưu huỳnh trong bình kín (không<br />
có không khí) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch<br />
HCl dư, thu được hỗn hợp khí Y. Khối lượng của hỗn hợp khí Y là<br />
A. 2,44 gam.<br />
B. 2,38 gam.<br />
C. 2,58 gam.<br />
D. 3,40 gam.<br />
Câu 17: Dưới tác dụng của ánh sáng, toàn bộ 188 gam AgBr bị phân hủy theo phương trình phản ứng<br />
sau:<br />
2AgBr<br />
<br />
2Ag + Br2<br />
<br />
Dẫn toàn bộ hơi Br2 ở trên vào dung dịch NaI (vừa đủ) thì thu được bao nhiêu gam I2?<br />
A. 254 gam.<br />
B. 508 gam.<br />
C. 63,5 gam.<br />
D. 127 gam.<br />
Câu 18: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp rắn X. Số<br />
mol khí oxi đã tham gia phản ứng là<br />
A. 0,08.<br />
B. 0,04.<br />
C. 0,02.<br />
D. 0,16.<br />
Câu 19: Chọn phát biểu không đúng.<br />
A. Dung dịch BaCl2 phản ứng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng.<br />
B. Khí SO2 làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng.<br />
C. Có thể dùng H2SO4 đặc làm khô khí H2S.<br />
D. Dung dịch H2S tiếp xúc với oxi không khí dần trở nên vẩn đục vàng.<br />
Câu 20: Để phân biệt 2 dung dịch axit clohidric và natri clorua bằng phương pháp hoá học, có thể dùng<br />
thuốc thử nào sau đây?<br />
A. CuS.<br />
B. Phenolphtalein.<br />
C. Dung dịch AgNO3. D. Quì tím.<br />
Câu 21: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm điều chế và thu khí Y từ hỗn hợp rắn gồm KClO3 và MnO2.<br />
<br />
Phát biểu nào sau đây sai?<br />
A. Có thể thay hỗn hợp rắn trên bằng KMnO4 rắn.<br />
B. Sau phản ứng, khối lượng MnO2 không thay đổi.<br />
C. Có thể thu khí Y bằng phương pháp đẩy không khí, bằng cách để úp bình thu.<br />
D. Khi dừng phản ứng, phải rút ống dẫn khí ra trước rồi tắt đèn cồn.<br />
Trang 2/3 - Mã đề 357 - Hóa học<br />
<br />
Câu 22: Phát biểu nào sau đây đúng?<br />
A. Đi từ flo đến iot, khả năng phản ứng với hiđro tăng dần.<br />
B. Ở điều kiện thường, brom là chất lỏng màu vàng lục, khó bay hơi.<br />
C. Trong phản ứng giữa Al với I2 có thể quan sát được hiện tượng thăng hoa của I2.<br />
D. Axit flohiđric là axit mạnh nên có thể ăn mòn các đồ vật bằng thủy tinh.<br />
Câu 23: Đi từ 200 kg quặng pirit sắt (chứa 60% FeS2) điều chế được V lít dung dịch H2SO4 98% (D =<br />
1,84 g/ml) với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Giá trị của V là<br />
A. 135,87.<br />
B. 108,69.<br />
C. 67,93.<br />
D. 86,96.<br />
Câu 24: Cho phương trình phản ứng: X + 2Y → 2Z + T.<br />
Ở thời điểm ban đầu, cho 2 lít dung dịch chỉ chứa các chất phản ứng, trong đó có 0,02 mol chất X.<br />
Trong 20 giây đầu tiên, tốc độ trung bình của phản ứng tính theo chất X là 1,0.10-4 mol/(l.s).<br />
Nồng độ của chất Z trong dung dịch tại thời điểm t = 20 giây là<br />
A. 8,0. 10-3 mol/l.<br />
B. 4,0. 10-3 mol/l.<br />
C. 1,6. 10-2 mol/l.<br />
<br />
D. 2,0. 10-3 mol/l.<br />
<br />
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp muối gồm NaCl và NaF (có cùng số mol) vào một lượng<br />
nước dư, thu được dung dịch X. Thêm dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra<br />
hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là<br />
A. 54,1.<br />
B. 37,1.<br />
C. 57,4.<br />
D. 28,7.<br />
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl 3a M, thu được dung dịch A và a (mol) khí<br />
thoát ra. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch A là:<br />
A. Fe, Cu(OH)2, AgNO3, NaHSO3.<br />
B. AgNO3, Zn, Al2O3, Na2SO4.<br />
C. Al, NaOH, BaCl2, CaCO3.<br />
D. Cu, ZnO, Na2CO3, NaOH.<br />
Câu 27: Hòa tan 8,45 gam oleum X vào nước, thu được dung dich Y. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng<br />
vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là:<br />
A. H2SO4.2SO3.<br />
B. H2SO4.5SO3.<br />
C. H2SO4.10SO3.<br />
D. H2SO4.3SO3.<br />
Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau:<br />
(1) Cho axit sunfuric đặc, nóng tác dụng với kali bromua.<br />
(2) Thả mảnh đồng vào dung dịch axit sunfuric loãng.<br />
(3) Cho clorua vôi tác dụng với dung dịch axit clohiđric đặc.<br />
(4) Dẫn khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch axit sunfuhidric.<br />
(5) Cho khí ozon tác dụng với kim loại bạc.<br />
(6) Điện phân dung dịch natri clorua, không có màng ngăn.<br />
Số trường hợp sinh ra đơn chất sau phản ứng là:<br />
A. 3.<br />
B. 5.<br />
<br />
C. 4.<br />
<br />
D. 6.<br />
<br />
Câu 29: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Sau phản<br />
ứng thu được khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chứa (m + 19,2) gam muối. Sục toàn bộ<br />
khí SO2 thu được vào 200ml dung dịch Ba(OH)2 0,8M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là<br />
A. 34,72.<br />
B. 43,40.<br />
C. 27,96.<br />
D. 26,04.<br />
Câu 30: Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (có hóa trị không đổi). Cho 1,37 gam hỗn hợp X tác dụng với<br />
dung dịch HCl dư thấy giải phóng 1,232 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với<br />
lượng khí Cl2 thu được khi cho 3,792 gam KMnO4 phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư. Thành<br />
phần phần trăm về khối lượng của kim loại M trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau<br />
đây?<br />
A. 59%.<br />
B. 20%.<br />
C. 39%.<br />
D. 42%.<br />
----------- HẾT ---------Trang 3/3 - Mã đề 357 - Hóa học<br />
<br />