intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 562

Chia sẻ: Hoàng Văn Hưng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

77
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 của trường THPT Lương Phú - Mã đề 562 giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để ôn tập, học tập tốt môn học Lịch sử. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên muốn ra đề cho học sinh của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2016-2017 - THPT Lương Phú - Mã đề 562

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2   THÁI NGUYÊN  Năm học 2016 – 2017;  Môn Lịch Sử ­ Lớp 12 TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ Thời gian làm bài: 50  phút;(40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 562 Họ, tên thí sinh:...................................................................S ố báo danh:................................ Câu 1: Nội dung nào không phải là thắng lợi của miền Bắc trong cải cách ruộng đất ( 1954­   1957)? A. Khối liên minh công­ nông được củng cố. B. Bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi. C. Đưa nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp. D. Khẩu hiệu “ người cày có ruộng” trở thành hiện thực Câu 2:  “Chiến tranh đặc biệt” (1961­ 1965) là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới,  được tiến hành bằng A. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và vũ khí hiện đại của Mĩ. C. quân đội tay sai, cố vấn Mĩ, cùng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ. D. quân một số nước đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn cùng vũ khí, phương tiện chiến  tranh của Mĩ. Câu 3: Trong đông­ xuân 1964­ 1965, quân ta mở chiến dịch tiến công địch  ở  miền Đông Nam   Bộ với trận mở màn A. đáng vào ấp An Lão (Bình Định). B. đánh vào ấp Đồng Xoài (Bình Phước). C. đánh vào ấp Bình Giã (Bà Rịa). D. đánh vào Ấp Bắc (Mĩ Tho) Câu 4: Từ ngày 5 đến ngày 10­ 9­ 1960 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng nào của lịch sử dân   tộc Việt Nam ? A. Thống nhất các lực lượng vũ trang thành lực lượng Quân giải phóng miền Nam. B. Thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. C. Đảng Lao Động Việt Nam tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. D. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Câu 5: Hãy xác định nội dung không phải là nội dung của Hiệp định Pa­ri A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ  của Việt Nam. B. Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua  tổng tuyển cử tự do. C. Các bên thực hiện việc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước. Câu 6: Trận then chốt mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên là : A. Xuân Lộc B. Plâyku. C. Kon Tum. D. Buôn Ma Thuột. Câu 7: Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh ( 4­ 1975) là A. “đánh ăn chắc, tiến ăn chắc”. B. “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. C. “cơ động, linh hoạt, chắc thắng”. D. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Câu 8: Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ với ý chí như thế  nào? A. ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. B. ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược. C. ý chí thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước. D. ý chí thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 562
  2. Câu 9: Bước vào thực hiện kế  hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ  nhất, miền Bắc chuyển sang giai   đoạn: A. tiếp tục cải cách ruộng đất, tiến tới  “người cày có ruộng”. B. thực hiện cải cách sâu rộng và triệt để trong nông nghiệp và công nghiệp. C. cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế ­ xã hội. D. lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm. Câu 10: Cho các sự kiện sau:  1. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. 2. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước 3. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành trung ương Đảng.  Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian. A. 2, 3 ,1. B. 1, 2, 3. C. 3, 1, 2. D. 1, 3, 2. Câu 11: Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy   Xuân 1975? A. Chiến dịch Hồ Chí Minh. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Huế ­ Đà Nẵng. D. Chiến dịch Đường 14­ Phước Long. Câu 12: Đạị  hội đại biểu toàn quốc lần thứ  VI xác định: Muốn thực hiện mục tiêu ba chương  trình kinh tế thì các ngành kinh tế phải được đặt đúng  vị trí mặt trận hàng đầu là A. nông nghiệp, thủ công nghiệp và lâm nghiệp. B. nông nghiệp, ngư nghiệp và thủ công nghiêp. C. nông nghiệp, ngư nghiệp và dịch vụ. D. nông, lâm, ngư nghiệp. Câu 13: Chiến lược chiến tranh được Mĩ tiến hành trong giai đoạn 1965­1968 ở miền Nam Việt  Nam  là: A. chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. B. chiến lựơc “Chiến tranh đặc biệt”. C. chiến lược “Chiến tranh đơn phương” D. chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Câu 14: Chủ  trương thống nhất đất nước về  mặt nhà nước được Đảng đề  ra trong Hội nghị  Trung ương nào? A. Hội nghị Trung ương lần thứ 15 B. Hội nghị Trung ương lần thứ 24 C. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 D. Hội nghị Trung ương lần thứ 21 Câu 15: Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta A. Ném bom vào các mục tiêu quân sự. B. Ném bom vào các đầu mối giao thông. C. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, công trình thủy lợi. D. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện. Câu 16: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiên hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền   Nam” là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế­ Đà Nẵng. B. Chiến dịch Hồ Chí Minh. C. Chiến dịch Đường 14­ Phước  Long. D. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn­ Gia Định. Câu 17: “Chiến dịch Hồ Chí Minh” trước đó có tên gọi là A. chiến dịch giải phóng thành phố Gia Định. B. chiến dịch giải phóng Sài Gòn­ Gia Định. C. chiến dịch giải phóng miền Nam. D. chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Câu 18:  Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ  ký Hiệp định Pari về  chấm dứt  chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ? A. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 562
  3. Câu 19: Điểm tích cực nhất của việc thực hiện cải cách ruộng đất (1954­  1956) của Đảng và   Chính phủ là: A. đã tiến hành đấu tố địa chủ đồng loạt và triệt để. B. đã làm bộ mặt nông thôn miền Bắc có nhiều thay đổi. C. đưa nông dân miền Bắc vào Hợp tác xã. D. tiến hành triệt để giảm tô, hoãn nợ, xóa nợ cho dân cày nghèo. Câu 20: “Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm ” là nội dung kế hoạch quân sự nào của   Mĩ? A. Kế hạch Bôlae B. Kế hoạch Xtalây Taylo C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi D. Kế hoạch Giônxơn­ Mác Namara Câu 21: “Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/ 1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở vùng   núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3200/ 5721 thôn ở Tây Nguyên ” là kết quả của phong trào nào trong  cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta? A. Phong trào “Đồng khởi”. B. Phong trào chống và phá “Ấp chiến lược”. C. Phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị. D. Phong trào chống địch “ bình định ­ lấn chiếm”. Câu 22: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam ( 9­ 1960) đã chỉ  rõ vị  trí, vai trò cách mạng dân tộc dân chủ  nhân dân miền Nam đối với sự  nghiệp giải phóng   miền Nam là: A. vai trò chỉ đạo trong cách mạng. B. vai trò tiên phong trong cách mạng. C. vai trò quyết định nhất. D. vai trò quyết định trực tiếp. Câu 23: Ngày 14­12­1972, Ních Xơn đã phê chuẩn kế hoạch gì? A. Kế hoạch dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc lần thứ I. B. Kế hoạch tấn công vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta C. Kế hoạch mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một  số thành phố trong 12 ngày đêm liên tục D. Kế hoạch dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc lần thứ II. Câu 24: Thắng lợi nào của quân dân ta buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh   xâm lược Việt Nam? A. Chiến thắng Mậu Thân 1968. B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng hai mùa khô (1965­1966) và (1966­1967). Câu 25: Âm mưu cơ bản của Mĩ trong chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”  là: A. “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. B. dựa vào ưu thế quân sự để giành thắng lợi. C. thực hiện chính sách xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. D. lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Câu 26: Cho bảng dữ liệu sau: I. Thời gian II. Sự kiện 1) 7­2­1965 a) Mĩ chính thức gây ra cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá   hoại miền Bắc (lần thứ nhất).  2) 5­8­1964 b) Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc. 3) 1­11­1968 c) Mĩ dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”và cho máy bay ném bom bắn phá một   số nơi ở miền Bắc. Hãy lựa chọn một đáp án đúng về mối quan hệ giữa thời gian ở cột I với sự kiện ở cột II. A. 1­b, 2­c, 3­a B. 1­c, 2­a, 3­b C. 1­a, 2­c, 3­b D. 1­d, 2­b, 3­c Câu 27: Sự kiện lịch sử nào diễn ra vào thời điểm 10 giờ 45 phút ngày 30­ 4­ 1975? A. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Đọc Lập.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 562
  4. B. Quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh. C. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập. D. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Câu 28: Điểm nào không phải là điểm giống nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh  và chiến lược  “chiến tranh đặc biệt ” A. đều được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu. B. đều được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ  và quân đồng minh của Mĩ. C. đều thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. D. đều là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ. Câu 29: Một nữ kí giả người Pháp đã viết: “Quả là  ở miền Nam đang tồn tại một đội quân kì   lạ, không súng  ống, có mặt khắp nơi thành thị  cũng như  thôn quê, một đội quân hầu như  các   hãng thông tấn không nói đến xong lại đóng vai trò to lớn ở miền Nam chống xâm lược, ngay cả   trước khi những người du kích đầu tiên cầm lấy vũ khí.” . Đoạn trích trên nói đến đội quân nào? A. “Đội quân tóc dài” B. Các tín đồ Phật giáo. C. “Đội quân Nam tiến”. D. “Lực lượng dân quân”. Câu 30: Sau chiến thắng Đường 14­ Phước Long của quân ta ( cuối 1974 đầu 1975), Mĩ phản   ứng như thế nào? A. Phản ứng mạnh và đưa quân đến hòng chiếm lại B. Phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa C. Tăng cường lực lượng, vũ khí, trang thiết bị tiếp tục gây chiến tranh. D. Gây sức ép, buộc chính quyền Sài Gòn cố gắng giành thắng lợi danh dự, kết thúc chiến  tranh. Câu 31: Để hỗ trợ cho chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã mở rộng chiến tranh A. phá hoại miền Bắc. B. sang Lào. C. sang Cam pu chia. D. ra cả Đông Dương. Câu 32: Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian.                                            1, Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng.                                                                                   2, Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.                                                      3, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn được giải phóng.                                           4, Quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14­ Phước Long. A. 2, 4, 1, 3. B. 3, 2, 4, 1. C. 2, 4, 1, 3. D. 2, 3, 4,1. Câu 33: Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” trên  toàn miền Nam. A. Chiến thắng Bình Giã B. chiến thắng Ấp Bắc C. Chiến thắng Ba Gia D. Chiến thắng Vạn Tường. Câu 34: Kế  hoạch giải phóng hoàn toàn được Bộ  Chính trị  Trung  ương Đảng đề  ra trong hoàn  cảnh lịch sử nào? A. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn bắt đầu suy yếu. B. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ, có lợi cho cách mạng. C. Nội các Mĩ khủng hoảng sâu sắc, chính quyền Sài Gòn hoang mang cực độ. D. Mĩ ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari, tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”. Câu 35: Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội của: A. xây dựng và phát triển kinh tế. B. công cuộc xây dựng CNXH. C. xây dựng và chỉnh đốn Đảng. D. công cuộc đổi mới đất nước Câu 36: Trong mùa khô lần thứ nhất (Đông – Xuân 1965­1966) quân dân miền Nam đã sử dụng  thế trận nào để đánh địch? A. chiến tranh nhân dân. B. chiến tranh du kích. C. đánh điểm,diệt viện. D. chiến tranh tổng lực Câu 37: Tại sao trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta lại tiến công Xuân   Lộc và Phan Rang?                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 562
  5. A. Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn. B. Đây là những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. C. Đây là những căn cứ then chốt, rất quan trọng của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía tây. D. Là những vị trí chiến lược quan trọng nhưng địch chốt giữ ở đây lực lượng mỏng, bố  phòng sơ hở. Câu 38: Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn   quốc lần thứ VI là: A. Đ ổ i m ớ i v ề  kinh t ế . B. Đ ổ i m ớ i v ề  kinh t ế  và xã h ộ i. C. Đ ổ i m ớ i v ề  văn hoá, xã h ộ i. D. Đ ổ i m ớ i v ề  chính tr ị . Câu 39: Ý nghĩa nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân   Mậu Thân 1968. A. buộc Mĩ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại  hội nghị Pa­ri B. Là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở hai miền. C. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mỹ,tay sai cùng với quân đội Nguỵ D. Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Câu 40: Quyết định nào sau đây không thuộc về nội dung của kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa   VI? A. Quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. C. Quyết định ở địa phương được tổ chức thành ba cấp chính quyền. D. Quyết định nước ta gia nhập tổ chức Liên hiệp quốc ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 562
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1