SỞ GD ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH
--------------------
(Đề thi có 03 trang)
KIỂM TRA
CUỐI HỌC
KỲ I NĂM
HỌC 2024 -
2025
Môn:
GDKT&PL
– LỚP 11
Thời gian
làm bài: 45
phút;
ĐỀ GỐC
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỪA CHỌN: (5.0 điểm)
Câu 1: sự thỏa thuận giữa người bán sức lao động người mua sức lao động về tiền
công, tiền lương và các điều kiện làm việc khác là nội dung của khái niệm
A. thị trường lao động. B. thị trường tài chính.
C. thị trường tiền tệ. D. thị trường công nghệ.
Câu 2: Khi tham gia vào thị trường lao động, người bán sức lao động và người mua sức lao
động thỏa thuận nội dung nào dưới đây?
A. Tiền công, tiền lương. B. Điều kiện đi nước ngoài.
C. Điều kiện xuất khẩu lao động. D. Tiền môi giới lao động.
Câu 3: Một trong những đặc điểm của ý tưởng kinh doanh là ý tưởng đó phải có
A. tính phi lợi nhuận. B. tính sáng tạo. C. tính nhân đạo. D. tính xã hội.
Câu 4: Một trong những năng lực cần thiết của người kinh doanh đó là
A. năng lực làm việc nhóm. B. năng lực lãnh đạo.
C. năng lực thuyết trình. D. năng lực hùng biện.
Câu 5: Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở
đức tính nào dưới đây?
A. Tính thật thà. B. Tính trung thực. C. Tính quyết đoán. D. Tính kiên trì.
Câu 6: Đối với lĩnh vực kinh tế, văn hóa tiêu dùng tác động sâu sắc nhất đến chiến lược nào
dưới đây của mỗi doanh nghiệp?
A. chiến lượng cán bộ. B. chiến lược sản phẩm.
C. chiến lược quản lý. D. chiến lược đầu tư.
Câu 7: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh c chủ thể đó luôn luôn rèn
luyện cho mình đức tính
A. nhân nhượng. B. trách nhiệm. C. vô tư. D. tư lợi.
Câu 8: Người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hoá, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù
hợp với nhu cầu bản thân nội dung thể hiện đặc điểm nào trong văn h tiêu dùng Việt
Nam?
A. Tính kế thừa. B. Tính giá trị. C. Tính thời đại. D. Tính hợp lí.
Câu 9: Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay, xu hướng tuyển dụng lao động của các
doanh nghiệp nhiều thay đổi, trong đó lao động đặc trưng nào dưới đây chiếm ưu thế
trong tuyển dụng?
A. Lao động được đào tạo. B. Lao động không qua đào tạo.
C. Lao động giản đơn. D. lao động có trình độ thấp.
Câu 10: Trong các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh, yếu tố nào dưới đây không thuộc về
cơ hội bên ngoài của các chủ thể sản xuất kinh doanh?
A. Nhu cầu của thị trường. B. Sự cạnh tranh giữa các chủ thể.
C. Khả năng huy động các nguồn lực. D. Vị trí triển khai hoạt động kinh doanh.
Câu 11: Đối với mỗi doanh nghiệp, văn hóa tiêu dùng không đóng vai trò nào dưới đây?
A. Xây dựng chiến lược sản phẩm. B. Xác định chiến lược kinh doanh.
C. Triệt tiêu quyền lợi khách hàng. D. Tạo được ấn tượng với khác hàng.
Câu 12: Việc xây dựng ý ởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh c định
được những vấn đề cơ bản nào dưới đây khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh?
A. Thời gian sẽ thành công. B. Kinh doanh mặt hàng gì.
C. Đóng góp cho nền kinh tế. D. Đóng góp cho gia đình.
Câu 13: mục đích của sản xuất, kích thích sản xuất thúc đẩy kinh tế phát triển một
trong những vai trò của
A. sản xuất. B. cạnh tranh. C. thất nghiệp. D. tiêu dùng.
Câu 14: Chị D là người luôn sáng tạo, giao tiếp tốt với khách hàng và đồng nghiệp, luôn cố
gắng hết mình trong công việc kinh doanh, nhận định trên đề cập đến yếu tố nào dưới đây
của chị D?
A. Điểm yếu. B. Điểm mạnh. C. Cơ hội. D. Thách thức.
Câu 15: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh?
A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
Câu 16: Việc anh T tích cực tuyên truyền, ủng hộ mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc, xuất
xứ Việt Nam phản ánh đặc điểm nào dưới đây trong văn hóa tiêu dùng của người Việt
Nam?
A. Tính kế thừa. B. Tính thời đại. C. Tính hợp lý. D. Tính quốc tế.
Câu 17: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể
sản xuất với người lao động là
A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.
D. không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng.
Câu 18: Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp đối với hội được biểu hiện thông qua
thực hiện việc làm nào dưới đây?
A. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.
B. Đổi mới quản lý sản xuất để tăng hiệu quả.
C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với đối thủ.
D. Giữ chữ tín, chất lượng sản phẩm với khách hang.
Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới
Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình gây tổn hại đến môi
trường, hội hay không (từ khâu chọn nguyên vật liệu, vận chuyển, sản xuất đến thương
mại, xử lí c thải,...). Bản thân người lao động trong c công ty cũng người tiêu dùng
hiện đại, ngày càng có ý thức về bảo vệ môi trường. Họ mong muốn được làm việc ở những
công ty được đánh giá là có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường. Điều này khiến các
doanh nghiệp cũng xu ớng xây dựng chiến lược kinh doanh đẩy mạnh sản xuất xanh,
tạo "thương hiệu xanh", thể hiện trách nhiệm xã hội trong việc bảo vệ môi trường,...
Câu 19: Chủ thể sản xuất kinh doanh không ngừng thay đổi để tạo ra những sản phẩm đáp
ứng tốt xu hướng tiêu dùng danh chính là thể hiện nội dung nào dưới đây trong kinh doanh?
A. Thực hiện nghĩa vụ kinh doanh. B. Phát huy quyền kinh doanh.
C. Thực hiện đạo đức kinh doanh. D. Phát huy tự chủ kinh doanh.
Câu 20: Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người dân không thể hiện việc, người
dân ngày càng chú trọng đến các sản phẩm
A. gây tổn hại môi trường. B. có trách nhiệm xã hội.
C. thương hiệu xanh. D. mang yếu tố đạo đức.
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI: (2.0 điểm)
Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng
hoặc sai:
Việt Nam một đất nước thể mạnh về sản xuất lúa gạo. Nhưng một số nông dân vẫn
chạy theo năng suất nên sử dụng chất hoá học vượt mức cho phép. Nhận thấy nhu cầu về
gạo hữu cơ trên thị trường ngày càng cao, anh N quyết tâm nghiên cứu cách nâng cao giá trị
sản phẩm gạo Việt Nam. Với chuyên ngành nông nghiệp những kinh nghiệm trong lĩnh
vực nuôi tôm, anh N ý tưởng kết hợp trồng lúa nuôi tôm đất tự nhiên. Anh bao tiêu
cho nông dân; giúp nông dân bán được lúa gạo với giá thành cao. Con tôm đất được thị
trường rất yêu thích nên đã mang lại giá trị kinh tế cao.
a) Anh N đã xây dựng ý tưởng kinh doanh không có tính khả thi.
b) Anh N đã biết nắm bắt cơ hội kinh doanh cho mình.
c) Điểm mạnh giúp anh N hình thành ý tưởng kinh doanh của mình sự hỗ trợ từ gia
đình.
d) Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh thể hiện việc ý tưởng trên đã tạo ra giá trị kinh
tế cao.
Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng
hoặc sai:
Nhiều năm qua, Công ty A được bình chọn Thương hiệu được chọn mua nhiều nhất
trong năm của ngành may mặc. Người tiêu dùng tinởng đánh giá cao các sản phẩm
công ty luôn trung thực về chất lượng đã cam kết. Nhiều đối tượng khách hàng tìm được sản
phẩm ưa thích của mình giá cả phù hợp với thu nhập nhu cầu. Bên cạnh đó, công ty
luôn chủ động lấy ý kiến phản hồi để điều chỉnh sản phẩm của mình cũng như thực hiện các
chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tụy. Bên cạnh đó công ty luôn chú trọng tới
đời sống người lao động, ngoài c chế độ lương thưởng theo cam kết, hành năm công ty
còn tổ chức các hoạt vui chơi, trải nghiệm, thăm tặng quà cho thân nhân gia đình người
lao động, từ đó tạo nên sự đoàn kết, gắn bó của người lao động với công ty.
a) Trung thực về chất lượng đã cam kết với khách hành là biểu hiện chữ tín trong đạo đức
kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Tiếp thu ý kiến phản hồi của khách hàng không phải biểu hiện của đạo đức kinh
doanh.
c) Công ty mới chú trọng kinh doanh chưa quan tâm đến trách nhiệm hội của
doanh nghiệp.
d) Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh chính là một biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm): Nhận thấy nhu cầu thực phẩm sạch ngày càng tăng. Anh T dự
định sẽ đầu kinh phí m cửa ng kinh doanh mặt hàng thực phẩm sạch, trước khi ra
quyết định kinh doanh, anh đã phânch nhu cầu của thị trường, tìm kiếm các mối quan hệ
thể hỗ trợ anh khi cần thiết cũng như đánh giá những khó khăn, sự cạnh tranh với người
kinh doanh khác trên thị trường.
a. Trong trường hợp này anh T đã xây dựng ý tưởng kinh doanh hay hội kinh
doanh. Em hãy chỉ ý tưởng kinh doanh hoặc cơ hội kinh doanh anh T đã xác định
trong trường hợp trên. Việc xác định và đánh giá các yếu tố trước khi kinh doanh có ý nghĩa
như thế nào?
b. Theo em trong trường hợp này anh T đã thể hiện tốt năng lực gì trong kinh doanh?
Câu 2 ( 1 điểm): Năm 2022, sau khi nhận được thư tố cáo của người dân, quan
điều tra đã ra kết luận về việc Công ty bảo hiểm Manulife Ngân hàng TMCP Sài n
(SCB) "bắt tay nhau" trong việc lừa khách hàng gửi tiết kiệm, "hô biến" tiền gửi tiết kiệm
của khách thành hợp đồng bảo hiểm nhân th gây thiệt tại to lớn về tài sản đối với khách
hàng và gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Từ những hiểu biết của mình về vấn đề đạo đức kinh doanh, em đánh giá như thế
nào về việc làm của các chủ thể kinh doanh trong trường hợp trên. Theo em việc làm đó sẽ
gây hậu quả như thế nào đối với các chủ thể kinh tế đó?
------ HẾT ------