intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Công nghệ – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; ……). Câu 1. Theo em, chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ với nhau như thế nào? A. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. B. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt. C. Cả A và B D. Không có mối quan hệ, riêng biệt. Câu 2. Đặc điểm của nghề bác sĩ thú y là: A. Chăm sóc cho vật nuôi. B. Chọn và nhân giống cho vật nuôi. C. Chế biến thức ăn cho vật nuôi. D. Phòng bệnh, khám bệnh cho vật nuôi Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai? A. Vật nuôi khỏe mạnh để nuôi thai. B. Có nhiều sữa. C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt. D. Con sinh ra khỏe mạnh. Câu 4. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh? A. Lớn nhanh, đẻ nhiều C. Mệt mỏi, ủ rũ B. Ăn khỏe, ngủ khỏe D. Nhanh nhẹn, hoạt bát. Câu 5. Vai trò việc vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi là: A. Nâng cao năng suất trồng trọt. B. Bảo vệ môi trường trồng trọt. C. Bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường D. Phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi và bảo vệ môi trường Câu 6. Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây? A. Khí sinh học (biogas). B. Vật liệu xây dựng. C. Nguyên liệu cho ngành dệt may. D. Thức ăn chăn nuôi. Câu 7. Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây? 1. Sữa. 2. Trứng. 3. Thịt. 4. Sức kéo. 5. Phân hữu cơ 6. Lông vũ. A. 1, 2, 3, 5. B. 2, 3, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 5, 6. Câu 8. Khi gà có các biểu hiện “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh” là có khả năng gà bị bệnh nào sau đây? A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. B. Bệnh cúm gà. C. Bệnh dịch tả gà. D. Bệnh tiêu chảy. Câu 9. Đâu là đặc điểm của Gà Đông tảo? A. Mào hạt đậu. B. Có đôi chân to, thô lớn C. Có lông đen D. Lông trắng. Câu 10. Nuôi trồng thủy sản không có vai trò gì? A. Cung cấp thực phẩm cho con người C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu D. Cung cấp lương thực cho con người
  2. Câu 11. Thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản có chứa: A. Chất đạm B. Acid béo omega – 3 C. Chất đạm và Acid béo omega – 3 D. Chất đường bột Câu 12. Hình thức khai thác thuỷ sản nào sau đây là đúng quy định? A. Sử dụng thuốc nổ. B. Sử dụng kích điện. C. Khai thác trong mùa sinh sản. D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép. Câu 13. Thứ tự đúng của các bước trong quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là? A. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả B. Thả cá giống → Chuẩn bị ao nuôi → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch C. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch D. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch Câu 14. Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây? A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao. B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao. C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao. D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới. Câu 15. Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì? A. Cải tạo độ mặn cho nước ao. B. Tạo độ trong cho nước ao. C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao. D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá. Câu 16. Người ta thường phòng, trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây? A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá. B. Tiêm thuốc cho cá C. Bôi thuốc cho cá. D. Cho cá uống thuốc. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (2,5 đ) Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? Câu 2. (2,5 đ) Nêu biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh cúm gia cầm? Câu 3. (1đ) Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò cung cấp thực phẩm của ngành chăn nuôi và cung cấp loại thực phẩm nào?
  3. A. B. C. D. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Công nghệ – Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài (Ví dụ: 1 - ?; 2 - ?; ……). Câu 1. Đâu là đặc điểm của Gà Đông tảo? A. Mào hạt đậu. B. Có đôi chân to, thô lớn C. Có lông đen D. Lông trắng. Câu 2. Nuôi trồng thủy sản không có vai trò gì? A. Cung cấp thực phẩm cho con người C. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi B. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu D. Cung cấp lương thực cho con người Câu 3. Thực phẩm từ nuôi trồng thủy sản có chứa: A. Chất đạm B. Acid béo omega – 3 C. Chất đạm và Acid béo omega – 3 D. Chất đường bột Câu 4. Hình thức khai thác thuỷ sản nào sau đây là đúng quy định? A. Sử dụng thuốc nổ. B. Sử dụng kích điện. C. Khai thác trong mùa sinh sản. D. Sử dụng lưới có kích cỡ mắt lưới cho phép. Câu 5. Thứ tự đúng của các bước trong quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao là? A. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả B. Thả cá giống → Chuẩn bị ao nuôi → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch C. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Thu hoạch D. Chuẩn bị ao nuôi → Thả cá giống → Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả → Thu hoạch Câu 6. Khi lấy nước mới vào ao nuôi cá cần chú ý vấn đề nào sau đây?
  4. A. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho cá tạp vào ao. B. Khử trùng nước trước khi lấy nước vào ao. C. Lọc nước qua túi lưới nhằm tránh không cho các vi sinh vật gây bệnh vào ao. D. Sử dụng 50% nước cũ và 50% nước mới. Câu 7. Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì? A. Cải tạo độ mặn cho nước ao. B. Tạo độ trong cho nước ao. C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao. D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá. Câu 8. Người ta thường phòng, trị bệnh cho cá bằng cách nào sau đây? A. Trộn thuốc vào thức ăn của cá. B. Tiêm thuốc cho cá C. Bôi thuốc cho cá. D. Cho cá uống thuốc. Câu 9. Theo em, chăn nuôi và trồng trọt có quan hệ với nhau như thế nào? A. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. B. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt. C. Cả A và B D. Không có mối quan hệ, riêng biệt. Câu 10. Đặc điểm của nghề bác sĩ thú y là: A. Chăm sóc cho vật nuôi. B. Chọn và nhân giống cho vật nuôi. C. Chế biến thức ăn cho vật nuôi. D. Phòng bệnh, khám bệnh cho vật nuôi Câu 11. Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai? A. Vật nuôi khỏe mạnh để nuôi thai. B. Có nhiều sữa. C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt. D. Con sinh ra khỏe mạnh. Câu 12. Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để mô tả một trong những biểu hiện thường thấy khi vật nuôi bị bệnh? A. Lớn nhanh, đẻ nhiều C. Mệt mỏi, ủ rũ B. Ăn khỏe, ngủ khỏe D. Nhanh nhẹn, hoạt bát. Câu 13. Vai trò việc vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi là: A. Nâng cao năng suất trồng trọt. B. Bảo vệ môi trường trồng trọt. C. Bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường D. Phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, nâng cao năng suất chăn nuôi và bảo vệ môi trường Câu 14. Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây? A. Khí sinh học (biogas). B. Vật liệu xây dựng. C. Nguyên liệu cho ngành dệt may. D. Thức ăn chăn nuôi. Câu 15. Nuôi gà có thể cung cấp những sản phẩm nào sau đây? 1. Sữa. 2. Trứng. 3. Thịt. 4. Sức kéo. 5. Phân hữu cơ 6. Lông vũ. A. 1, 2, 3, 5. B. 2, 3, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5 D. 1, 2, 5, 6. Câu 16. Khi gà có các biểu hiện “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng, gầy nhanh” là có khả năng gà bị bệnh nào sau đây? A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. B. Bệnh cúm gà. C. Bệnh dịch tả gà. D. Bệnh tiêu chảy.
  5. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Chọn B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1. (2,5 đ) Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? Câu 2. (2,5 đ) Nêu biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh cúm gia cầm? Câu 3. (1đ) Hình ảnh nào sau đây thể hiện vai trò cung cấp thực phẩm của ngành chăn nuôi và cung cấp loại thực phẩm nào? A. B. C. D. ĐÁP ÁN MÔN CÔNG NGHỆ 7 THI CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 I. Trắc nghiệm (4đ). Chọn phương án đúng Đáp án đúng 1 câu được 0,25đ x 16 = 4đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
  6. ĐỀ A C D C C D A B C B D C D D A C A ĐỀ B B D C D D A C A C D C C D A B C II. Phần Tự luận (6đ) Câu 1. (2,5 đ) Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản: Cần tiến hành đồng bộ các biện pháp: - Quản lý tốt chất thải, nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường lây lan dịch bệnh. - Thực hiện tốt các biện pháp quản lí, chăm sóc ao nuôi, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh. - Khuyến khích các hộ nuôi thủy sản tăng cường áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản. - Hạn chế sử dụng kháng sinh hóa chất khuyến khích sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăm sóc thủy sản và xử lý môi trường. - Thường xuyên tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Câu 2. (2,5 đ) Nêu biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh cúm gia cầm: - Biểu hiện: gà sốt cao, uống nhiều nước, mào thâm tím, viêm sưng phù đầu mặt; khó thở, há mỏ để thở; tiêu chảy phân xanh, phân vàng đôi khi lẫn máu; xuất huyết da chân. - Nguyên nhân: do virus cúm gia cầm gây ra. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh làm chết hàng loạt gia cầm như: gà, vịt, ngan,... đồng thời có thể gây bệnh cho người. - Phòng, trị bệnh: hiện nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy sử dụng vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh cúm gia cầm. Đồng thời không ăn, giết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm thì phải báo ngay cho cán bộ thú y, chính quyền địa phương để tiêu huỷ và thực hiện các biện pháp phòng dịch. Câu 3. (1đ) Hình A thể hiện vai trò cung cấp thực phẩm của ngành chăn nuôi và cung cấp thit, cá , trứng, sữa … DUYỆT CỦA BGH GV ra đề PHT Nguyễn Tuấn Trần Thị Phúc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2