intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bá Phiến

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – ĐỊA LÝ 9 – NĂM HỌC 2023-2024. Cấp độ Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Nội dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chủ đề 1 : Sự – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí – Phân tích được các thế mạnh và Phân tích và nhận phân hóa lãnh và phạm vi lãnh thổ của vùng ĐNB và hạn chế về điều kiện tự nhiên và xét bảng số liệu về thổ (Vùng Đông ĐB sông Cửu Long tài nguyên thiên nhiên của vùng các ngành kinh tế Nam Bộ và của vùng Đông – Trình bày được đặc điểm về dân cư, ĐNB và vùng ĐB sông Cửu vùng ĐB sông Nam Bộ và vùng đô thị hoá ở vùng Đông Nam Bộ và ĐB Long. Cửu Long) ĐB sông Cửu Long. sông Cửu Long. – Phân tích được đặc điểm dân – Trình bày được sự phát triển và cư; một số vấn đề xã hội của vùng phân bố một trong các ngành kinh tế Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu thế mạnh của vùng: công nghiệp, Long nông nghiệp; du lịch và thương mại – Trình bày được về vùng kinh tế của vùng ĐNB và ĐB sông Cửu trọng điểm vùng Đông Nam Bộ Long. và Đồng bằng sông Cửu Long. Số câu 8 câu 2 câu 1 câu 11 câu Số điểm 4,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 7 điểm Chủ đề 2: Phát Trình bày được nội dung phát Phân tích được vấn triển tổng hợp triển tổng hợp các ngành kinh tế đề khai thác tài kinh tế biển và biển; ý nghĩa của việc phát triển nguyên, bảo vệ môi bảo vệ tài tổng hợp kinh tế biển đảo đối trường và giữ vững nguyên môi với việc bảo vệ tài nguyên, môi chủ quyền, các trường biển đảo. trường và giữ vững chủ quyền, quyền và lợi ích các quyền và lợi ích hợp pháp hợp pháp của Việt của Việt Nam ở Biển Đông. Nam ở Biển Đông. Số câu 1 câu 1 câu 2 câu Số điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 3 điểm TSC: 8 2 1 1 1 13 TSĐ: 4,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm Tỉ lệ % : 40% 10% 20% 20% 10% 100%
  2. MÃ ĐỀ A UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN MÔN: ĐỊA LÍ _ LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm. (5,0 điểm) Câu 1. Về vị trí địa lí, Đông Nam Bộ không tiếp giáp với A. Lào, Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên, Cam-pu-chia. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, biển Đông. Câu 2. Đặc điểm dân cư, xã hội nào sau đây là điểm giống nhau của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Có số dân đông. B. Có tỉ lệ dân thành thị cao. C. Có thành phần dân tộc đa dạng. D. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa. Câu 3. Hai loại đất chủ yếu ở Đông Nam Bộ là A. đất cát pha và badan. B. đất phù sa và đất feralit. C. đất badan và đất xám. D. đất xám và đất nhiễm mặn. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây là thế mạnh của dân cư, lao động trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Mặt bằng dân trí cao. B. Tỉ lệ dân thành thị cao. C. Có số dân đông nhất nước. D. Người dân thích ứng với sản xuất hàng hoá. Câu 5. Năm 2019, vùng Đông Nam Bộ có số dân thành thị là 11,19 triệu người; số dân nông thôn là 6,63 triệu người. Vậy tỉ lệ dân thành thị của vùng là A. 3,72%. B. 6,27%. C. 37,2%. D. 62,8%. Câu 6. Vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là A. thu hút đầu tư. B. kĩ thuật canh tác. C. phát triển thủy lợi. D. mở rộng thị trường. Câu 7. Hiện nay, mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Gạo. B. Hoa quả. C. Hàng may mặc. D. Thủy sản đông lạnh. Câu 8. Năm 2018, sản lượng tôm nuôi của cả nước là 809 nghìn tấn, của Đồng bằng sông Cửu Long là 673 nghìn tấn. Vậy tỉ trọng sản lượng tôm nuôi của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm bao nhiêu % so với cả nước? A. 63,1%. B. 73,1%. C. 83,1%. D. 93,1%. Câu 9. Ba trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ là A. thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tây Ninh. B. thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. C. thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Phước. D. Tây Ninh, Thủ Dầu Một, thành phố Hồ Chí Minh. Câu 10. Giải pháp nào sau đây là có vai trò quan trọng nhất giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển bền vững các ngành kinh tế? A. Xây dựng các hồ chứa nước. B. Bảo vệ môi trường đất liền và biển. C. Giữ gìn sự đa dạng sinh học. D. Bảo vệ rừng đầu nguồn các dòng sông.
  3. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a) Trình bày tiềm năng, thực trạng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản ở nước ta. b) Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết thực tế, em hãy cho biết: Việc khai thác hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng ở nước ta hiện nay? Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2010 - 2018 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm 2010 2014 2018 Vùng Đông Nam Bộ 10 012,0 17 092,0 24 773,0 Cả nước 15 539,0 27 799,0 40 371,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hãy nhận xét về doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2010 - 2018. ------------------ Hết-------------------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  4. MÃ ĐỀ B UBND HUYỆN NÚI THÀNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN MÔN: ĐỊA LÍ _ LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm. (5,0 điểm) Câu 1. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lí giáp với A. Duyên hải Nam Trung Bộ, biển. B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, biển. C. Đông Nam Bộ, Cam-pu-chia, biển. D. Cam-pu-chia, Lào, Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 2. Khí hậu của hai vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất A. nhiệt đới nóng ẩm. B. cận xích đạo nóng ẩm. C. nhiệt đới ẩm gió mùa. D. cận xích đạo mưa quanh năm. Câu 3. Loại hình du lịch nào sau đây là thế mạnh đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Du lịch biển đảo. B. Du lịch hướng về cội nguồn. C. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. D. Du lịch sông nước, miệt vườn. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là thế mạnh của dân cư, lao động trong việc phát triển kinh tế-xã hội ở vùng Đông Nam Bộ? A. Lực lượng lao động dồi dào. B. Tập trung đội ngũ lao động có tay nghề cao. C. Người lao động có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. D. Người lao động năng động trong nền kinh tế thị trường. Câu 5. Năm 2019, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có số dân thành thị là 4,34 triệu người; số dân nông thôn là 12,93 triệu người. Vậy tỉ lệ dân thành thị ở vùng là A. 2,51%. B. 15,1%. C. 25,1%. D. 35,1%. Câu 6. Phương hướng chủ yếu hiện nay của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm hạn chế tác hại của lũ là A. nạo vét kênh rạch. B. xây dựng hệ thống đê điều. C. chủ động sống chung với lũ. D. tăng cường công tác dự báo lũ. Câu 7. Hiện nay, mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng Đông Nam Bộ? A. Gạo. B. Hàng may mặc. C. Giày dép, đồ gỗ. D. Thực phẩm chế biến. Câu 8. Năm 2018, doanh thu du lịch của cả nước là 40,3 nghìn tỉ đồng, của Đông Nam Bộ là 24,7 nghìn tỉ đồng. Vậy tỉ trọng doanh thu du lịch của vùng Đông Nam Bộ chiếm bao nhiêu % so với cả nước? A. 31,2%. B. 41,2%. C. 51,2%. D. 61,2%. Câu 9. Ba trung tâm kinh tế lớn tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là A. Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương. B. Bình Dương, Biên Hòa, Tây Ninh. C. Tây Ninh, Long An, thành phố Hồ Chí Minh. D. thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu. Câu 10. Giải pháp có vai trò quan trọng nhất trong việc giúp vùng Đông Nam Bộ phát triển bền vững các ngành kinh tế là A. bảo vệ môi trường đất liền và biển. B. xây dựng các hồ chứa nước. C. bảo vệ rừng đầu nguồn các dòng sông. D. giữ gìn sự đa dạng sinh học.
  5. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a) Trình bày tiềm năng, thực trạng phát triển của ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển ở nước ta. b) Bằng kiến thức đã học và sự hiểu biết thực tế, em hãy cho biết: Việc khai thác hải sản xa bờ có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng ở nước ta hiện nay? Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2000 – 2018 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2010 2018 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 16 702,0 21 595,0 24 506,0 Cả nước 32 529,0 40 005,0 44 046,0 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Hãy nhận xét về sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2000 – 2018. ------------------ Hết-------------------- (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
  6. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 9 –MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm. (5,0 điểm) (Đúng mỗi câu được 0,5 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A C D D C C C B B II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a) Trình bày tiềm năng, thực trạng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng 2,0 và chế biến hải sản ở nước ta. * Tiềm năng: - Có trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, các 0,25 trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng... - Có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, 0,25 tôm rồng. - Nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết... 0,25 - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hằng năm khoảng 0,25 1,9 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở các vùng biển xa bờ. Câu 1 (HS không nêu đủ các ý trên nhưng có nêu được: Vùng biển nước ta có nhiều diện (3,0đ) tích mặt nước ven các đảo, vũng, vịnh, đầm phá... thuận lợi để nuôi trồng hải sản thì GV chấm 0,25 điểm) * Thực trạng: - Hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản còn nhiều bất hợp lí. 0,5 - Sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp hai lần khả năng cho phép. 0,25 - Sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép. 0,25 b) Việc khai thác hải sản xa bờ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế và an ninh 1,0 quốc phòng ở nước ta hiện nay? - Khai thác hợp lí nguồn lợi hải sản, tăng sản lượng thuỷ sản. 0,5 - Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng trời và vùng thềm lục 0,5 địa của nước ta. Nhận xét về doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đông Nam Bộ và cả nước qua 2,0 các năm. - Doanh thu du lịch lữ hành của vùng Đông Nam Bộ và cả nước giai đoạn 2010-2018 0,5 tăng liên tục. - Dẫn chứng: Câu 2 + Đông Nam Bộ…… 0,25 (2,0đ) + Cả nước………. 0,25 - Giai đoạn 2010-2018, doanh thu du lịch lữ hành của cả nước tăng nhanh hơn của 0,5 Đông Nam Bộ 0,1 lần. - Giai đoạn 2010-2018, doanh thu du lịch lữ hành của cả nước tăng 2,59 lần và Đông 0,5 Nam Bộ tăng 2,47 lần. ------------------ Hết--------------------
  7. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 9 –MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào giấy bài làm. (5,0 điểm) (Đúng mỗi câu được 0,5 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B D B C C A D D A II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a) Trình bày tiềm năng, thực trạng phát triển của ngành khai thác và chế biến 2,0 khoáng sản biển ở nước ta. * Tiềm năng: + Biển là nguồn muối vô tận. 0,25 + Dọc bờ biển có nhiều bãi cát có chứa oxit titan. 0,25 + Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân 0,25 Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa). + Vùng thềm lục địa có nhiều dầu mỏ và khí tự nhiên. 0,25 * Thực trạng: + Nghề làm muối phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc 0,25 Câu 1 biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận). (3,0đ) + Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp 0,25 công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Những thùng dầu đầu tiên được khai thác từ năm 1986, sản lượng khai thác dầu 0,25 khí tăng qua các năm. + Ngành công nghiệp hóa dầu đang dần được hình thành, công nghiệp chế biến khí 0,25 bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm…. b) Việc khai thác hải sản xa bờ có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế và an ninh 1,0 quốc phòng ở nước ta hiện nay là - Khai thác hợp lí nguồn lợi hải sản, tăng sản lượng thuỷ sản. 0,5 - Khẳng định và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển, vùng trời và vùng thềm 0,5 lục địa của nước ta. Nhận xét về sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, 2,0 giai đoạn 2000 – 2018. - Sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, giai đoạn 2000 – 0,5 2018 tăng liên tục. - Dẫn chứng: Câu 2 + Đồng bằng sông Cửu Long …… 0,25 (2,0đ) + Cả nước………. 0,25 - Giai đoạn 2000-2018, so với cả nước thì sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông 0,5 Cửu Long tăng nhanh hơn 0,1 lần. - Giai đoạn 2000-2018, sản lượng lúa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng 0,5 1,46 lần, của cả nước tăng 1,35 lần. ------------------ Hết--------------------
  8. Giáo viên ra đề Hồ Văn Bốn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2