TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU
Họ tên……………..………………..
Lớp: 7/….
KIỂM TRA CUỐI KỲ II, NĂM HỌC 2024-2025
MÔN: Giáo dục công dân - Lớp 7
Ngày kiểm tra: .... /5/2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ:
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A (hoặc B,C,D) đứng đầu ý trả lời đúng.
Câu 1. Trong các ý dưới đây đâu là biểu biện của bạo lực học đường?
A. Ngược đãi, xâm hại thân thể. B. Nói hơi lớn tiếng.
C. Góp ý với người khác. D. Nhắc nhở khi người khác mắc lỗi.
Câu 2. Những hành động nào sau đây là bạo lực học đường?
A. Góp ý khi bạn mắc lỗi.
B. Bịt tai mỗi khi một bạn học sinh khác nói chuyện.
C. Không chú ý khi người khác phát biểu.
D. Nhái giọng, quát mắng bạn khác lớp.
Câu 3. “Ghép ảnh chế giễu bạn cùng lớp” là biểu hiện của
A. bạo lực học đường. B. phòng chống tệ nạn xã hội.
C. quyền của công dân. D. bạo lực gia đình.
Câu 4. Phương án nào sau đâyRkhông % thuộc nội dung phòng, chống bạo lực học đường mà pháp
luật nước ta quy định?
A. Không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên.
B. Không được đánh nhau, gây rối trật tự, ran ninh trong nhà trường.
C. Không được quay cóp, mở tài liệu trong giờ kiểm tra.
D. Nhà trường có trách nhiệm giáo dục học sinh về phòng, chống bạo lực học đường.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không phải là bạo lực học đường?
A. Hành hạ người khác. B. Góp ý, thảo luận với bạn cùng nhóm.
C. Xâm hại thân thể người khác. D. Xúc phạm danh dự bạn cùng lớp.
Câu 6. Hành vi nào sau đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống bạo lực học
đường?
A. Hô hào, cổ vũ khi thấy bạn đánh nhau.
B. Đe dọa người nói xấu mình với người khác.
C. Tham gia tích cực hoạt động phong trào ở địa phương.
D. Tố giác hành vi đánh nhau của bạn trong lớp.
Câu 7. Cách ứng phó trong khi xảy ra bạo lực học đường là
A. nhờ người lớn can thiệp.
B. nhanh chóng rời khỏi vị trí, kịp thời nhờ sự trỗ trợ của người khác.
C. nhanh chóng rời khỏi tình huống nguy hiểm.
D. tỏ thái độ khiêu khích, thách thức.
Câu 8. Trong các ý sau đây đâu là tình huống bạo lực học đường?
A. Bạn khác rủ em cúp cua, nghỉ học.
B. Đã hai lần trong tuần bị lớp trưởng nhắc nhở do quên mang dụng cụ học tập.
C. Trong lớp, em bị lôi kéo để tẩy chay bạn khác do có nhiều điểm không tương đồng.
D. Cô giáo nhắc nhở vì thường ngủ gật trong giờ học.
Câu 9. N thường nhận được tin nhắn đe dọa từ người khác, nhưng vì quá sợ N không biết làm
gì và định nghỉ học. Nếu em là bạn thân của N thì em sẽ làm gì trước sự việc trên?
A. Khuyên các bạn nam ấy bình tĩnh và không nên đánh nhau.
B. Tìm cách báo cho gia đình của các bạn trên biết để ngăn chặn mâu thuẫn.
C. Em báo cho thầy, cô giáo biết để kịp thời ngăn chặn, giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
D. Tự mình hỗ trợ cho bạn lớp bên cạnh nếu bị nhóm bạn đó đánh.
Câu 10.GB vô tình nghe thấy nhóm bạn nam cùng lớp bàn kế hoạch cuối buổi học chặn đường
đánh một bạn lớp bên cạnh. Nếu là B thì em sẽ làm gì trong tình huống trên?
A. Tự mình hỗ trợ cho bạn lớp bên cạnh nếu bị nhóm bạn đó đánh.
B. Tìm cách báo cho gia đình của các bạn trên biết để ngăn chặn mâu thuẫn.
C. Khuyên các bạn nam ấy bình tĩnh và không nên đánh nhau.
D. Em báo cho thầy, cô giáo biết để kịp thời ngăn chặn, giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.
Câu 11.GQuản lí tiền hiệu quả là
A. sử dụng tiền một cách hợp lí. B. cất giữ không mua một thứ gì.
C. sử dụng tiền chỉ để chơi game. D. sử tiền chỉ để mua quần áo mới.
Câu 12. Đối lập với tiết kiệm tiền
A. cần cù, chăm chỉ. B. xa hoa, lãng phí.
C. cẩu thả, hời hợt. D. trung thực, thẳng thắn.
Câu 13.GQuản lí tốt tiền sẽ giúp chúng ta
A. làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. B. sống có ích.
C. yêu đời hơn. D. tự tin trong công việc.
Câu 14. Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản tiền hiệu
quả?
A. Bạn X có tiền là tiêu hết không cần suy nghĩ.
B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
C. Khi nhận được tiền học bổng của trường bạn N dành một khoản để tiết kiệm.
D. Bạn K thường dành tiền ăn sáng để chơi điện tử.
Câu 15. Đầu năm mới H được nhận một khoản tiền mừng tuổi dự định dùng số tiền đó để
mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà một số đồ chơi hấp dẫn, H
đã dùng số tiền này để mua mà quên mất dự định của mình.
Em có nhận xét gì về việc làm của H?
A. Bạn là người biết cách chi tiêu hợp lí.
B. Biết dùng số tiền của mình để mua đồ cho cá nhân mình hợp lí.
C. Bạn đã dùng đúng số tiền của mình để mua đồ không cần phải xin ai.
D. Bạn H không quản lí tốt số tiền và chi tiêu không cần thiết.
Câu 16.GSắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ
cho hằng ngày không đủ để thể mua được số đồ dùng em mong muốn thì em phải làm
như thế nào?
A. Tìm mọi cách xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn.
B. Thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mẹ cho để thể mua được những món đồ
mình cần.
C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho.
D. Hỏi vay thêm bạn để đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong
năm học.
Câu 17.G"... Là hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả
xấu đến mọi mặt của đời sống" được gọi là?
A. Tệ nạn xã hội. B. Vi phạm pháp luật. C. Vi phạm đạo đức. D. Vi phạm nội
quy.
Câu 18. Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay là:
A. tham nhũng, cha mẹ thiếu quan tâm. B. trộm cắp, lừa đảo, tò mò.
C. cờ bạc, ma túy, mại dâm. D. lười biếng, thiếu tự chủ.
Câu 19. Hậu quả của tệ nạn xã hội là:
A. Gia đình sống khỏe, vui vẻ.
B. Ảnh hưởng đến sức khỏe, tha hóa về nhân cách.
C. Phát huy truyền thống xây dựng quê hương.
D. Cản trở đến việc vui chơi, giải trí.
Câu 20.GMột trong những nguyên nhân của tệ nạn xã hội là gì?
A . Làm theo bạn bè xấu. C. Lười suy nghĩ.
B. Học hành dở dang. D. Ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)GNếu chi tiêu tùy tiện, vượt qua mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo
em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?
Câu 2. (2.0 điểm) G
a. Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.
b. Bản thân em đã có những biện pháp gì để giữ mình không bị sa vào tệ nạn xã hội?
Câu 3. (1.0 điểm) GTình huống:RMột người nhờ em mang hộ túi đồ đến địa điểm nào đó.
Em sẽ xử lí như thế nào?
BÀI LÀM
.......................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
...................................................................................................................................... ...................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.................................................................................................................................. .......................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.............................................................................................................................. ...........................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
......................................................................................................................... ................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..................................................................................................................... ....................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
................................................................................................................. ........................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
............................................................................................................ .............................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
........................................................................................................ .................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.................................................................................................... .....................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ II
NĂM HỌC 2024-2025
Môn: Giáo dục công dân - Lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
(2.0
điểm)
- Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép thì khi có việc
quan trọng, thiết yếu, chúng ta sẽ không có tiền để dùng.
- Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức là chi tiêu
có kế hoạch; việc gì cần dùng đền tiền ngay, việc gì chưa cần
thiết, phải mua thứ gì và muốn mua thứ gì, và đặc biệt luôn có
một khoản tiết kiệm phòng những trường hợp khẩn cấp.
1.0
1.0
Câu 2
(2.0
điểm)
a. Học sinh có trách nhiệm:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ
năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.
- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật
về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật
về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở
trường và địa phương.
b. Để mình không sa vào các tệ nạn xã hội và đóng góp và
phòng chống tệ nạn xã hội:
Trước hết để mình không sa vào tệ nạn xã hội, em sẽ cố gắng
sống lành mạnh, phấn đấu học tập, rèn luyện tốt, biết làm chủ
bản thân để không bị sự lôi kéo, rủ rê, cám dỗ từ bạn bè và xã
hội…
0.25
0.25
0.25
0.25
1.0
Câu 3
(1.0
điểm)
GEm sẽ từ chối khéo léo. Em sẽ đưa ra những lí do viện cớ mình
cũng đang bận không thể giúp đỡ được. Bởi mình không biết
người nhờ mình là ai, và đó là túi đồ gì. Nếu chẳng may chất
cấm thì mình sẽ trở thành người vi phạm pháp luật.
(Tùy vào cách lập luận của học sinh giáo viên ghi điểm hợp lí)
1.0
Tiên Mỹ, ngày 24 tháng 04 năm 2025
Ban lãnh đạo Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên bộ môn
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đ.án A D A C B D B C C D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đ.án A B A C D B A C B D