intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD – ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: Hóa học – Lớp 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: GỐC (Đề kiểm tra có 03 trang, gồm 30 câu) Họ và tên: ........................................................ ............. SBD .............................. Lớp 12/.... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Be=9; O=16; Mg=24; Al=27; Cl=35,5; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Ag=108; Ba=137. Câu 1: Trong quá trình ăn mòn kim loại, nguyên tử kim loại bị oxi hóa thành A. ion âm. B. ion dương. C. nguyên tử. D. phân tử. Câu 2: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp thủy luyện? A. Al. B. Mg. C. Cu. D. K. Câu 3: Trong hợp chất, các kim loại kiềm có số oxi hóa là A. +1. B. +2. C. –1 D. +3. Câu 4: Hợp chất nào sau đây có chứa nguyên tố kim loại kiềm thổ? A. MgCl2. B. NaCl. C. AgNO3. D. Fe(OH)2. Câu 5: Cấu hình electron của nguyên tử Al (Z=13) A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p1. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p1. Câu 6: Nhôm sunfat có công thức phân tử là A. K2SO4. B. Al(OH)3. C. Al2S3. D. Al2(SO4)3. Câu 7: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt (Fe) thuộc nhóm A. IIA. B. VIIIB. C. IIB. D. VIB. Câu 8: Thành phần hóa học chính của quặng manhetit là A. FeS2. B. FeCO3. C. Fe2O3. D. Fe3O4. Câu 9: Sắt (III) hidroxit có màu nâu đỏ, được điều chế bằng cách cho dung dịch NaOH dư tác dụng với dung dịch chứa A. Fe2O3. B. FeSO4. C. FeCl2. D. FeCl3. Câu 10: Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như: Si, Mn, S,…, trong đó hàm lượng cacbon chiếm A. từ 0,01 đến 2%. B. trên 9%. C. dưới 0,1%. D. từ 2% đến 5%. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây sai đối với kim loại crom? A. Là kim loại cứng nhất trong các kim loại. B. Có khối lượng riêng lớn. C. Kim loại màu trắng ánh bạc. D. Có nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 12: Chất X là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước, được dùng để tạo màu lục cho đồ gốm sứ, đồ thủy tinh. Chất X là A. Cr2O3. B. Na2CrO4. C. CrO3. D. K2Cr2O7. Câu 13: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, ở catot thu được A. Cl2. B. H2. C. Cu. D. O2. Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. B. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ. C. Các kim loại kiềm đều dẫn điện kém. D. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp. Câu 15: Dẫn từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì thấy A. xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan hết. B. không có hiện tượng gì. C. xuất hiện kết tủa trắng, không tan. Trang 1/2 – Mã đề GỐC
  2. D. sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa trắng. Câu 16: Cho các hợp chất sau: AlCl3, Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch KOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Cho Fe tác dụng với lượng dư các dung dịch: H2SO4 (loãng), MgCl2, CuSO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu trường hợp thu được muối sắt (II)? A. 1. B. 2. C. 3. D. 0. Câu 18: Phản ứng nào sau đây chứng minh hợp chất sắt (II) có tính khử? A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. B. Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O. C. FeCl2 + Zn → Fe + ZnCl2. D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3. Câu 19: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag. Câu 20: Crom không thể hiện số oxi hoá +3 trong sản phẩm thu được của phản ứng nào sau đây? A. Cr + H2SO4 (loãng). B. Cr + Cl2, to. C. Cr + O2, to. D. Cr + S, to. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Thạch cao sống được dùng để đúc tượng, bó bột trong y tế. B. Hỗn hợp bột Al và Fe2O3 được dùng hàn đường ray. C. Kim loại liti được dùng để chế tạo tế bào quang điện. D. Muối K2Cr2O7 có màu da vàng. Câu 22: Biện pháp chống ăn mòn kim loại nào sau đây thuộc phương pháp bảo vệ bề mặt nhưng cũng có tác dụng bảo vệ điện hóa (khi có trầy xước đến sâu lớp kim loại bên trong)? A. Mạ kẽm lên sắt. B. Bôi dầu mỡ lên bề mặt sắt. C. Mạ thiếc lên sắt. D. Gắn kẽm bên ngoài vỏ tàu sắt. Câu 23: Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol. (a) X + H2O → Y. (b) Y + 2Z → T. (c) T + Q → R + E + H2O. (d) T + 2Q → R + F + 2H2O. Biết X, Y, Z, T, R, Q, E, F là các hợp chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học. Các chất T, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là A. Ca(HCO3)2, NaOH. B. Ca(OH)2, NaHCO3. C. Ca(HCO3)2, Na2CO3. D. CaO, NaOH. Câu 24: Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Al 2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là A. 66,39%. B. 44,26%. C. 33,61%. D. 55,74%. Câu 25: Cho m gam bột kim loại X tác dụng vừa đủ với 6,72 lít khí Cl 2 (đktc), sau phản ứng thu được 32,5 gam muối. Kim loại X là A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Ca. Câu 26: Thể tích dung dịch K2Cr2O7 0,2M (trong môi trường axit H2SO4) vừa đủ để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,15 mol FeSO4 là A. 125 ml. B. 250 ml. C. 750 ml. D. 500 ml. Câu 27: Cho các phát biểu sau: (a) Dùng dung dịch NaOH dư nhận biết ion Al3+ trong dung dịch. (b) Ancol etylic bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (c) Tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. (d) Dung dịch Na2CO3 có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước. (e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ sẽ có khí thoát ra. Số phát biểu đúng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Trang 2/2 – Mã đề GỐC
  3. Câu 28: Cho 18,88 gam hỗn hợp X gồm kim loại kiềm thổ và oxit của nó tác dụng với dung dịch HCl dư ta thu được 42,18 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của oxit trong hỗn hợp X là A. 29,24%. B. 70,76%. C. 68,22%. D. 31,78%. Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 17,04 gam hỗn hợp gồm Fe; FeO; Fe3O4 và Fe2O3 trong 660 ml dung dịch HCl 1M dư thu được dung dịch X và 1,68 lít H 2 (đktc). Cho dung dịch AgNO 3 dư vào X thấy thoát ra 0,336 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của m có giá trị gần nhất là A. 100,5. B. 102,8. C. 99,1. D. 94,7. Câu 30: Cho các thí nghiệm sau: (a) Cho a mol bột Fe vào dung dịch chứa a mol AgNO3 và a mol Fe(NO3)3. (b) Cho hỗn hợp chứa a mol Na2O và a mol Al vào nước dư. (c) Cho dung dịch chứa a mol NaHSO4 vào dụng dịch chứa a mol BaCl2. (d) Cho dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 phản ứng với dung dịch chứa 2a mol NaHCO3. (e) Dẫn a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 1,5a mol NaОН. Số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai chất tan sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. ----------- HẾT ---------- Trang 3/2 – Mã đề GỐC
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0