intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Thái Nguyên

  1. SỞ GĐ&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II. TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 201 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; Li =7; C = 12; N=14; O =16; Na =23; Mg =24; Al = 27; S = 32; Cl=35,5; K =39; Fe =56; Ag =108; Ba =137; Câu 1. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu vàng sang màu da cam. B. không màu sang màu vàng. C. màu da cam sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam. Câu 2. Thành phần chính của đá vôi là A. BaCO3. B. CaCO3. C. MgCO3. D. FeCO3. Câu 3. Các chất nào sau đây là lưỡng tính? A. Cr2O3, Cr(OH)2. B. Cr2O3, Cr(OH)3. C. CrO, Cr(OH)3. D. CrO, Cr(OH)2. Câu 4. Hoà tan hết 30 gam hỗn hợp rắn gồm Mg, MgO và MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng sau khi kết thúc phản ứng thu được có 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 18,5 và dung dich X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 143.02 B. 135,0 C. 150,0 D. 154,0 Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho a mol X với 2a mol Y vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan. Thí nghiệm 2: Cho a mol X với 3a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan. Thí nghiệm 3: Cho a mol Y với a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. FeSO4, BaCl2, Na2CO3. B. Fe(NO3)2, NaOH, AgNO3. C. FeSO4, NaOH, BaCl2. D. FeCl2, NaOH, AgNO3. Câu 6. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 4. B. 6. C. 7. D. 5. Câu 7. Ion Na không bị khử thành Na trong quá trình nào sau đây? + A. Điện phân NaBr nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước. C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân NaCl nóng chảy. Câu 8. Thành phần chính của muối ăn là: A. CaCO3. B. NaCl. C. Mg(NO3)2. D. BaCl2. Mã đề 201 Trang 1/4
  2. Câu 9. Cần a tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 400 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết trong quá trình sản xuất , lượng sắt hao hụt 1%. Giá trị của a là A. 499,62 B. 566,48 C. 689,63 D. 662,58 Câu 10. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho 1,3a mol Zn vào dung dịch chứa 1,2a mol Fe2(SO4)3 và a mol CuSO4. (b) Cho dung dịch chứa a mol HCl và 1,2a mol Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch chứa 10a mol KOH. (c) Cho sục a mol khí H2S vào dung dịch chứa 1,5a mol FeCl2. (d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (e) Cho 1,2x mol kim loại Zn vào dung dịch chứa 2,1x mol FeCl3. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất rắn là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 11. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. K. B. Na. C. Li. D. Ca. Câu 12. Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do A. bán kính nguyên tử khác nhau. B. kiểu mạng tinh thể khác nhau. C. bán kính ion khá lớn. D. lực liên kết kim loại yếu. Câu 13. Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là A. CaCl2. B. KNO3. C. H2SO4. D. KOH. Câu 14. Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Li. B. Rb. C. Na. D. K. Câu 15. Cho 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH dư, kết thúc phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là A. 8,96. B. 3,36. C. 4,48. D. 6,72. Câu 16. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. HNO3 đặc, nguội. C. H2SO4 loãng, nguội D. NaOH. Câu 17. Vị trí của sắt (Z=26) trong bảng tuần hoàn là A. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIB. B. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. C. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIB. D. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 18. Để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm, cần dùng khối lượng bột nhôm là (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) A. 40,5 gam B. 13,5 gam C. 54,0 gam. D. 27,7 gam. Câu 19. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của muối X là A. CrCl3. B. FeCl2. C. MgCl2. D. FeCl3. Câu 20. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al. Câu 21. Nguyên tắc sản xuất gang là A. dùng khí O2 để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao. B. dùng oxi để oxi hóa các tạp chất trong sắt oxit. C. loại ra khỏi sắt oxit một lượng lớn C, Mn, Si, P, S. D. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. Câu 22. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m Mã đề 201 Trang 2/4
  3. gam FeCl3. Giá trị của m là A. 9,75 B. 8.95 C. 7,25 D. 8,75 Câu 23. Cho hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Hỗn hợp X gồm A. Zn, Mg, Ag. B. Zn, Ag, Cu. C. Zn, Mg, Cu. D. Mg, Ag, Cu. Câu 24. Cho m gam bột sắt tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được 6,35 gam muối. Giá trị của m là A. 1,40. B. 2,8. C. 1,68. D. 1,12. Câu 25. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba. Câu 26. Trong công nghệ xử lý khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ, hay thuỷ thủ trong tàu ngầm, người ta thường sử dụng hoá chất nào sau đây? A. Na2O2 rắn. B. KClO3 rắn. C. NaOH rắn. D. Than hoạt tính. Câu 27. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 7,02 B. 4,05 C. 5,40 D. 3.51 Câu 28. Cho các chất Al(OH)3, NaHCO3, Al, Al2O3, Na2CO3, số chất có tính lưỡng tính là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 29. Phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại nhôm không phản ứng với HNO3 đặc nguội B. Đồng đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt(II) clorua C. Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học D. Bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh khi đun nóng tạo ra sắt(II) sunfua Câu 30. Cho Al + HNO3 → Al(NO3)3+ NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là A. 3 và 2 B. 3 và 4 C. 1 và 3 D. 4 và 3 Câu 31. Chất nào dưới đây đều có khả năng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. NaHCO3 B. Na2CO3. C. Đun sôi. D. Ca(OH)2. Câu 32. Có 4 dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn. Chỉ dùng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? A. NaCl B. K2SO4 C. H2SO4 D. Ba(OH)2 Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư. (b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3 Câu 34. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 35. Thành phần chính của quặng Manhetit là A. FeCO3. B. Fe2O3.nH2O. C. Fe3O4. D. Fe2O3. Câu 36. Nước cứng tạm thời là nước có chứa những ion nào sau đây? A. Mg2+, Ca2+, HCO3-. B. Ca2+, Sr2+, CO32-. Mã đề 201 Trang 3/4
  4. C. Ca2+, Ba2+, Cl-. D. Ca2+, Ba2+, Cl-, SO42-. Câu 37. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên? A. dung dịch HCl B. dung dịch Na2SO4 C. dung dịch NaOH dư. D. dung dịch AgNO3 Câu 38. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất? A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cr. Câu 39. Công thức hóa học của sắt (II) oxit là A. Fe3O4 B. Fe(OH)3. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 40. Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. Na. ------ HẾT ------ Mã đề 201 Trang 4/4
  5. SỞ GĐ&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II. TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 202 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; Li =7; C = 12; N=14; O =16; Na =23; Mg =24; Al = 27; S = 32; Cl=35,5; K =39; Fe =56; Ag =108; Ba =137; Câu 1. Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? A. Ca. B. Na. C. Fe. D. Al. Câu 2. Dung dịch nào sau đây được dùng để xử lý lớp cặn CaCO3 bám vào ấm đun nước? A. Nước vôi trong. B. Cồn. C. Giấm ăn. D. Muối ăn. Câu 3. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là A. +3, +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +2, +4, +6. D. +1, +2, +4, +6. Câu 4. Cho Al lần lượt tác dụng với các dung dịch axit sau: HCl; HNO3 loãng; H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nguội; H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể hòa tan được Al là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 5. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên? A. dung dịch Na2SO4 B. dung dịch AgNO3 C. dung dịch NaOH dư. D. dung dịch HCl Câu 6. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. Câu 7. Cho chuỗi phản ứng sau: Fe ⎯(1) FeCl2 ⎯⎯→ Fe ⎯(3) Fe(NO3)3 ⎯→ ( 2) ⎯→ (1) Fe + Cl2 → FeCl2; (2) FeCl2 + Mg → Fe + MgCl2; (3) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO  + 2H2O Phản ứng nào sai? A. (2) B. (1) C. (1) và (3) D. (1) và (2) Câu 8. Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hidro (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 5.6 B. 4,4 C. 3,4 D. 6,4 Câu 9. Để làm mất tính cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch A. Na2CO3. B. Ca(NO3)2. C. HCl. D. NaCl. Câu 10. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Mg, K, Na. B. Zn, Al2O3, Al. C. Fe, Al2O3, Mg. D. Mg, Al2O3, Al. Câu 11. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s22p63s23p1 D. 1s22s22p6. Câu 12. Cho 2 g một kim loại nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,55g muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây? A. Be B. Mg C. Ba D. Ca Câu 13. Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 4,05. B. 2,70. C. 1,35. D. 5,40. Câu 14. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là Mã đề 202 Trang 1/4
  6. A. R2O3. B. RO. C. R2O. D. RO2. Câu 15. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng. (c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng. (d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 16. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của muối X là A. MgCl2. B. CrCl3. C. FeCl2. D. FeCl3. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II). B. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử. C. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe. D. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Câu 18. Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất), đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong X lần lượt là 3 : 2 : 1. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 46. B. 58. C. 48. D. 54. Câu 19. X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch gồm Na2CO3 và NaHCO3 có cùng nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml X vào 100 ml Y, thu được V lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 100 ml Y vào 100 ml X, thu được 2V lít khí CO2 (đktc). Xác định tỉ lệ x : y. A. 1 : 3 B. 3 : 4 C. 3 : 2 D. 2 : 3 Câu 20. Tiến hành thí nghiệm sau: Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm. Quan sát bọt khí thoát ra. Bước 2: Nhỏ thêm 2 - 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh lượng bọt khí thoát ra ở 2 ống. Cho các phát biểu sau: (1) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1. (2) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá học. (3) Lượng bọt khí thoát ra ở hai ống là như nhau. (4) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+. (5) Ở ống 2, có thể thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 21. Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là A. 42,32%. B. 66,39%. C. 46,47 % D. 33,61%. Câu 22. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là A. hematit. B. manhetit. C. xiđerit. D. pirit. Mã đề 202 Trang 2/4
  7. Câu 23. Cho 0,78 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,224 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Rb. B. Li. C. K. D. Na. Câu 24. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của kim loại kiềm thổ không biến thiên theo một quy luật nhất định vì A. cấu trúc mạng tinh thể không giống nhau. B. cấu trúc mạng tinh thể giống nhau. C. bán kính nguyên tử tăng dần. D. số electron lớp ngoài cùng đều bằng 2. Câu 25. Kali clorua có công thức là A. Na2CO3. B. NaNO3. C. KCl. D. Na2SO4. Câu 26. Cần a tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết trong quá trình sản xuất , lượng sắt hao hụt 1%. Giá trị của a là A. 1423,20 B. 1215,62 C. 1325,16 D. 2325, 32 Câu 27. Cho Fe vào dung dịch X gồm 0,06 mol Cu(NO3)2 và x mol HCl, đến khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng Fe phản ứng tối đa là 16,8 gam (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Thể tích khí (đktc) thu được sau phản ứng là : A. 6,72 lít B. 3,36 lít C. 2,016 lít D. 4,032 lít Câu 28. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. N2 Câu 29. Công thức của sắt (III) hiđroxit A. Fe2O3 B. FeO. C. Fe(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 30. Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm : A. Mg, Fe, Pb, Al. B. MgO, Fe, Pb, Al. C. MgO, FeO, Pb, Al2O3. D. MgO, Fe, Pb, Al2O3. Câu 31. Oxit lưỡng tính là A. MgO. B. CaO. C. CrO. D. Cr2O3. Câu 32. Thạch cao nung được dùng để bó bột, đúc tượng do có hiện tượng giãn nở thể tích khi đông cứng. Thành phần chính của thạch cao nung chứa A. CaSO4.2H2O. B. Ca(HCO3)2. C. CaSO4.H2O. D. CaSO4. Câu 33. Để khử quặng sắt oxit trong lò cao có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây ? A. Nhôm. B. đá vôi. C. Than cốc. D. Hiđro. Câu 34. Dung dịch K2CO3 tác dụng được với dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là A. CaCl2. B. H2SO4. C. KOH. D. KNO3. Câu 35. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 loãng, nguội B. HNO3 đặc, nguội. C. NaOH. D. HCl. Câu 36. Nhôm bền trong không khí và nước là do: A. Có lớp màng Al2O3 bảo vệ. B. Nhôm là kim loại trơ. C. Nhôm không tác dụng với nước. D. Vì nhôm không tác dụng với không khí Câu 37. Dung dich FeSO4 không tác dụng với chất nào sau đây? A. BaCl2 B. Cu. C. NH3. D. KOH. Câu 38. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là Mã đề 202 Trang 3/4
  8. A. 1s22s22p63s23p64s24p6. B. 1s22s22p63s23p64s23d6. C. 1s22s22p63s23p6 3d64s2. D. 1s22s22p63s23p63d8. Câu 39. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ A. không màu sang màu vàng. B. màu vàng sang màu da cam. C. màu da cam sang màu vàng. D. không màu sang màu da cam. Câu 40. Để thu được 39 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm, cần dùng khối lượng bột nhôm là (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) A. 20,25 gam B. 13,5 gam C. 54,0 gam. D. 27,0 gam. ------ HẾT ------ Mã đề 202 Trang 4/4
  9. SỞ GĐ&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II. TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 203 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; Li =7; C = 12; N=14; O =16; Na =23; Mg =24; Al = 27; S = 32; Cl=35,5; K =39; Fe =56; Ag =108; Ba =137; Câu 1. Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá…) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn ? A. dùng nước đá khô, fomon. B. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô. C. Dùng phân đạm, nước đá. D. Dùng fomon, nước đá. Câu 2. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho 1,3a mol Zn vào dung dịch chứa 1,2a mol Fe2(SO4)3 và a mol CuSO4. (b) Cho dung dịch chứa a mol HCl và 1,2a mol Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch chứa 10a mol KOH. (c) Cho sục a mol khí H2S vào dung dịch chứa 1,5a mol FeCl2. (d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (e) Cho 1,2x mol kim loại Zn vào dung dịch chứa 2,1x mol FeCl3. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất rắn là A. 4. B. 5. C. 3. D. 2. Câu 3. Để thu được 780 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm, cần dùng khối lượng bột nhôm là (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) A. 540,0 gam. B. 135,0 gam C. 270,0 gam. D. 405,0 gam Câu 4. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là A. Cu. B. AlCl3. C. Fe(NO3)3. D. CuSO4. Câu 5. Cho các chất Al(OH)3, NaHCO3, Al, Al2O3, Na2CO3, số chất có tính lưỡng tính là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 6. Công thức của sắt (III) oxit A. FeO. B. Fe(OH)2. C. Fe(OH)3. D. Fe2O3 Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Na. B. Li. C. K. D. Ca. Câu 8. Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%. A. 1253,163 B. 1325.163 C. 1235.163 D. 11532.163 Câu 9. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là A. chỉ có kết tủa keo trắng. B. không có kết tủa, có khí bay lên. C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. Câu 10. Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp thuỷ luyện là A. Ag B. Ca. C. Na. D. Al. Mã đề 203 Trang 1/4
  10. Câu 11. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của muối X là A. MgCl2 B. CrCl3. C. FeCl3. D. FeCl2. Câu 12. Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây? A. FeS B. Fe(OH)3 C. FeCl3 D. Fe2(SO4)3 Câu 13. Cho 44,56 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 tác dụng vừa đủ với Al ở nhiệt độ cao (không có không khí) thì thu được 57,52 gam chất rắn. Nếu cũng cho lượng A như trên tác dụng hoàn toàn với CO dư (nung nóng) thu được x gam chất rắn. Dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư thu được y gam kết tủa. Biết các phản ứng khử sắt oxit chỉ tạo thành kim loại. Giá trị của x là A. 32,48. B. 21,52. C. 33,04. D. 34,16. 2 2 6 1 Câu 14. Nguyên tử kim loại có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s là A. Na (Z = 11). B. Mg (Z = 12). C. K (Z = 19). D. Li (Z = 3). Câu 15. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 5,40 B. 4,05 C. 3.51 D. 7,02 Câu 16. Các chất nào sau đây là lưỡng tính? A. Cr2O3, Cr(OH)3. B. Cr2O3, Cr(OH)2. C. CrO, Cr(OH)2. D. CrO, Cr(OH)3. Câu 17. Cho Al + HNO3 → Al(NO3)3+ NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là A. 3 và 2 B. 4 và 3 C. 3 và 4 D. 1 và 3 Câu 18. Cho 3,9 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Rb. B. Na. C. Li. D. K. Câu 19. Hoà tan hết 30 gam hỗn hợp rắn gồm Mg, MgO và MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng sau khi kết thúc phản ứng thu được có 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 18,5 và dung dich X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 143.0 B. 154,0 C. 150,0 D. 135,0 Câu 20. Cho 4,05 gam Al vào dung dịch NaOH dư, kết thúc phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là A. 4,48. B. 6,72. C. 5,04. D. 8,96. Câu 21. Chất nào sau đây gọi là xút ăn da A. NaNO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaOH. Câu 22. Tính chất không phải của kim loại kiềm là A. Có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả kim loại B. Kim loại kiềm có tính khử mạnh. C. Độ cứng cao. D. Có số oxi hoá +1 trong các hợp chất. Câu 23. Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây? A. Ba(OH)2. B. HCl. C. BaCl2. D. NaOH. Mã đề 203 Trang 2/4
  11. Câu 24. Dung dịch K2CO3 tác dụng được với dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là A. CaCl2. B. KNO3. C. H2SO4. D. KOH. Câu 25. Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3, PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm : A. Mg, Fe, Pb, Al. B. MgO, Fe, Pb, Al. C. MgO, FeO, Pb, Al2O3. D. MgO, Fe, Pb, Al2O3. Câu 26. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Ca. B. Mg. C. Be. D. Ba. Câu 27. Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3? A. Làm vôi quét tường. B. Làm vật liệu xây dựng. C. Sản xuất xi măng. D. Sản xuất bột nhẹ để pha sơn. Câu 28. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam. C. màu vàng sang màu da cam. D. không màu sang màu vàng. Câu 29. Dung dịch X gồm KHCO3 1M và Na2CO3 1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 1M và HCl 1M. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y vào 200 ml dung dịch X, thu được v lít khí CO2 và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào E, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m A. 2,24 và 82,4 B. 4,48 và 84,2 C. 1,12 và 82,4 D. 3,36 và 63,4 Câu 30. Nước cứng là nước chứa nhiều các ion A. Na+, K+. B. SO42-, Cl-. C. HCO3-, Cl-. D. Ca2+, Mg2+. Câu 31. Trong quá trình sản xuất gang, xỉ lò là chất nào sau đây ? A. MnSiO3 B. MnO2 và CaO C. SiO2 và C D. CaSiO3 Câu 32. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên? A. dung dịch HCl B. dung dịch AgNO3 C. dung dịch NaOH dư. D. dung dịch Na2SO4 Câu 33. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất? A. Fe. B. Cr. C. Ag. D. Al. Câu 34. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của kim loại kiềm thổ không biến thiên theo một quy luật nhất định vì A. cấu trúc mạng tinh thể không giống nhau. B. bán kính nguyên tử tăng dần. C. số electron lớp ngoài cùng đều bằng 2. D. cấu trúc mạng tinh thể giống nhau. Câu 35. Chất có thể dùng làm mất tính cứng tạm thời là A. Ca(OH)2. B. HCl. C. NaHSO4. D. NaCl. Câu 36. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là A. manhetit. B. pirit. C. xiđerit. D. hematit. Câu 37. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là A. Al. B. Ag. C. Fe. D. Cu. Câu 38. Cho chuỗi phản ứng sau: Fe ⎯ ⎯→ FeCl2 ⎯⎯→ Fe ⎯ (1) ( 2) ⎯→ Fe(NO3)3 ( 3) (1) Fe + Cl2 → FeCl2; (2) FeCl2 + Mg → Fe + MgCl2; Mã đề 203 Trang 3/4
  12. (3) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO  + 2H2O Phản ứng nào sai? A. (2) B. (1) và (2) C. (1) và (3) D. (1) Câu 39. Phát biểu nào sau đây sai? A. Bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh khi đun nóng tạo ra sắt(II) sunfua B. Đồng đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt(II) clorua C. Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học D. Kim loại nhôm không phản ứng với HNO3 đặc nguội Câu 40. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên? A. dung dịch AgNO3 B. dung dịch Na2SO4 C. dung dịch HCl D. dung dịch NaOH dư. ------ HẾT ------ Mã đề 203 Trang 4/4
  13. SỞ GĐ&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II. TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 204 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; Li =7; C = 12; N=14; O =16; Na =23; Mg =24; Al = 27; S = 32; Cl=35,5; K =39; Fe =56; Ag =108; Ba =137; Câu 1. Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A. Fe2O3 B. FeO C. Fe(OH)3 D. Fe(NO3)3 Câu 2. Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong đk không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 45,6. B. 48,3. C. 57,0. D. 36,7. Câu 3. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại K vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho hỗn hợp Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư. (c) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3. (d) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ. (e) Cho chất rắn BaCO3 vào dung dịch H2SO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu chất rắn vừa thu được chất khí là A. 5. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 4. Dung dịch K2CO3 tác dụng được với dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là A. KNO3. B. CaCl2. C. KOH. D. H2SO4. Câu 5. Công thức của sắt (II) hiđroxit A. Fe(OH)3. B. Fe2O3 C. FeO. D. Fe(OH)2. Câu 6. Để thu được 39 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm, cần dùng khối lượng bột nhôm là (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) A. 54,0 gam. B. 20,25 gam C. 13,5 gam D. 27,0 gam. + 2 6 Câu 7. Cation M có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s 2p là A. K+. B. Rb+. C. Na+. D. Li+. Câu 8. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm A. IA. B. IIIA. C. IVA. D. IIA. Câu 9. Natrinitrat có công thức là A. NaNO3. B. Na2CO3. C. KCl. D. Na2SO4. Câu 10. Nung hỗn hợp bột CaO, Fe2O3, CuO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm : Mã đề 204 Trang 1/4
  14. A. CaO, Fe, Cu, Al2O3. B. MgO, Fe, Pb, Al. C. MgO, FeO, Pb, Al2O3. D. Mg, Fe, Pb, Al. Câu 11. Cần a tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết trong quá trình sản xuất , lượng sắt hao hụt 1%. Giá trị của a là A. 2,325, 32 B. 1325,16 C. 1423,20 D. 1215,62 Câu 12. Cho chuỗi phản ứng sau: Fe ⎯ ⎯→ FeCl2 ⎯⎯→ Fe ⎯ (1) ( 2) ⎯→ Fe(NO3)3 ( 3) (1) Fe + Cl2 → FeCl2; (2) FeCl2 + Mg → Fe + MgCl2; (3) Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO  + 2H2O Phản ứng nào sai? A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) D. (1) Câu 13. Cấu hình electron của nguyên tử Fe là A. 1s22s22p63s23p64s23d6. B. 1s22s22p63s23p6 3d64s2. C. 1s22s22p63s23p63d8. D. 1s22s22p63s23p64s24p6. Câu 14. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. SO3 B. CO2 C. N2 D. SO2 Câu 15. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hidro (đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là A. 3,4 B. 5.6 C. 6,4 D. 4,4 Câu 16. Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 4,05. B. 1,35. C. 5,40. D. 2,70. Câu 17. Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao? A. CO B. H2 C. Al D. Na Câu 18. Các số oxi hoá đặc trưng của crom là A. +2, +4, +6. B. +1, +2, +4, +6. C. +3, +4, +6. D. +2, +3, +6. Câu 19. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên? A. dung dịch NaOH dư. B. dung dịch HCl C. dung dịch Na2SO4 D. dung dịch AgNO3 Câu 20. Chất rắn màu lục , tan trong dung dịch HCl được dung dịch A. Cho A tác dụng với NaOH và brom được dung dịch màu vàng, cho dung dịch H2SO4 vào lại thành màu da cam. Chất rắn đó là: A. Cr B. CrO C. Cr2O3 D. Cr2O Câu 21. X là dung dịch HCl nồng độ x mol/l. Y là dung dịch gồm Na2CO3 và NaHCO3 có cùng nồng độ y mol/l. Nhỏ từ từ đến hết 100 ml X vào 100 ml Y, thu được V lít khí CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 100 ml Y vào 100 ml X, thu được 2V lít khí CO2 (đktc). Tỉ lệ x : y là A. 2:3 B. 3: 4 C. 1;3 D. 3 : 2 Câu 22. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên, nhưng hiếm là A. manhetit. B. hematit. C. xiđerit. D. pirit. Câu 23. Nhôm bền trong không khí và nước là do: A. Có lớp màng Al2O3 bảo vệ. Mã đề 204 Trang 2/4
  15. B. Vì nhôm không tác dụng với không khí C. Nhôm là kim loại trơ. D. Nhôm không tác dụng với nước. Câu 24. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là A. 15,9 gam. B. 5,3 gam. C. 10,6 gam. D. 21,2 gam. Câu 25. Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là A. 69,2%. B. 80,2%. C. 65,4%. D. 75,4%. Câu 26. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây? A. Làm hỏng các dung dịch pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. B. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo. C. Gây ngộ độc nước uống. D. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước. Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các phản ứng hóa học, ion Fe2+ chỉ thể hiện tính khử. B. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. C. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II). D. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe. Câu 28. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4 loãng, nguội D. HNO3 đặc, nguội. Câu 29. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng. (c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 đun nóng. (d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 30. Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy là A. Cu, Au, Ag. B. Na, Ca, Al C. Mg, Fe, Cu. D. Cr, Fe, Cu. Câu 31. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai? A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp. B. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim. C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần. D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Câu 32. Cho 0,78 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,224 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Na. B. K. C. Li. D. Rb. Câu 33. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được a mol H2 và dung dịch chứa 31,19 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn Mã đề 204 Trang 3/4
  16. toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,55 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và 0,14 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Giá trị của a là A. 0,03. B. 0,06. C. 0,04. D. 0,05. Câu 34. Cho các phát biểu sau: (a) Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. (b) Khả năng phản ứng với nước của kim loại kiềm giảm dần theo chiều tăng số hiệu nguyên tử. (c) Thành phần chính của quặng đolomit là CaCO3.MgCO3. (d) Nước cứng làm hỏng các dung dịch cần pha chế. Làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm. Số phát biểu sai là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 35. Các chất nào sau đây là lưỡng tính? A. Cr2O3, Cr(OH)3. B. CrO, Cr(OH)2. C. CrO, Cr(OH)3. D. Cr2O3, Cr(OH)2. Câu 36. Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? A. Fe, Al2O3, Mg. B. Zn, Al2O3, Al. C. Mg, K, Na. D. Mg, Al2O3, Al. Câu 37. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỷ lệ mol: (a) X ⎯⎯ Y + CO2 → (b) Y + H 2O ⎯⎯ Z → (c) T + Z ⎯⎯ R + X + H 2O → (d) 2T + Z ⎯⎯ Q + X + 2H 2O → Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là: A. Na2CO3, NaOH. B. Ca(OH)2, NaHCO3. C. NaOH, Na2CO3. D. NaHCO3, Ca(OH)2. Câu 38. Cho Al lần lượt tác dụng với các dung dịch axit sau: HCl; HNO3 loãng; H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nguội; H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể hòa tan được Al là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 39. Canxi hiđroxit (Ca(OH)2) còn gọi là A. thạch cao sống. B. vôi tôi. C. đá vôi. D. thạch cao khan. Câu 40. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. ------ HẾT ------ Mã đề 204 Trang 4/4
  17. SỞ GĐ&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II. TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề 205 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H =1; Li =7; C = 12; N=14; O =16; Na =23; Mg =24; Al = 27; S = 32; Cl=35,5; K =39; Fe =56; Ag =108; Ba =137; Câu 1. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ? A. Li. B. Na. C. Ca. D. K. Câu 2. Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất? A. Ba. B. Mg. C. Be. D. Ca. Câu 3. Cho 2,7 gam Al vào dung dịch NaOH dư, kết thúc phản ứng thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là A. 3,36. B. 4,48. C. 8,96. D. 6,72. Câu 4. Cho hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp X gồm 3 kim loại. Hỗn hợp X gồm A. Zn, Ag, Cu. B. Mg, Ag, Cu. C. Zn, Mg, Cu. D. Zn, Mg, Ag. Câu 5. Cho 0,69 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 0,336 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm là A. Rb. B. K. C. Li. D. Na. Câu 6. Cho các chất Al(OH)3, NaHCO3, Al, Al2O3, Na2CO3, số chất có tính lưỡng tính là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 7. Trong công nghệ xử lý khí thải do quá trình hô hấp của các nhà du hành vũ trụ, hay thuỷ thủ trong tàu ngầm, người ta thường sử dụng hoá chất nào sau đây? A. Na2O2 rắn. B. Than hoạt tính. C. KClO3 rắn. D. NaOH rắn. Câu 8. Có 4 dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Na2CO3, NH4NO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn. Chỉ dùng chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên? A. Ba(OH)2 B. NaCl C. H2SO4 D. K2SO4 Câu 9. Thành phần chính của quặng Manhetit là A. Fe2O3.nH2O. B. Fe2O3. C. FeCO3. D. Fe3O4. Câu 10. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của muối X là A. FeCl3. B. MgCl2. C. CrCl3. D. FeCl2. Câu 11. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IA là A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 12. Vị trí của sắt (Z=26) trong bảng tuần hoàn là A. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIB. B. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIA. C. ô số 26, chu kì 3, nhóm VIIIB. D. ô số 26, chu kì 4, nhóm VIIIB. Câu 13. Công thức hóa học của sắt (II) oxit là A. Fe(OH)3. B. Fe2O3. C. Fe3O4 D. FeO. Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho a mol X với 2a mol Y vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan. Mã đề 205 Trang 1/4
  18. Thí nghiệm 2: Cho a mol X với 3a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan. Thí nghiệm 3: Cho a mol Y với a mol Z vào nước, thu được kết tủa và dung dịch chứa một chất tan. Các chất X, Y, Z lần lượt là A. Fe(NO3)2, NaOH, AgNO3. B. FeCl2, NaOH, AgNO3. C. FeSO4, NaOH, BaCl2. D. FeSO4, BaCl2, Na2CO3. Câu 15. Cho m gam bột sắt tác dụng với dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được 6,35 gam muối. Giá trị của m là A. 1,68. B. 1,40. C. 1,12. D. 2,8. Câu 16. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho 1,3a mol Zn vào dung dịch chứa 1,2a mol Fe2(SO4)3 và a mol CuSO4. (b) Cho dung dịch chứa a mol HCl và 1,2a mol Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch chứa 10a mol KOH. (c) Cho sục a mol khí H2S vào dung dịch chứa 1,5a mol FeCl2. (d) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (e) Cho 1,2x mol kim loại Zn vào dung dịch chứa 2,1x mol FeCl3. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất rắn là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 17. Kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống là A. Cu. B. Al. C. Ag. D. Fe. Câu 18. Nước cứng tạm thời là nước có chứa những ion nào sau đây? A. Mg2+, Ca2+, HCO3-. B. Ca2+, Sr2+, CO32-. C. Ca2+, Ba2+, Cl-. D. Ca2+, Ba2+, Cl-, SO42-. Câu 19. Thành phần chính của muối ăn là: A. NaCl. B. Mg(NO3)2. C. BaCl2. D. CaCO3. Câu 20. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH dư. (b) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư. (d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là: A. 4. B. 5. C. 3 D. 2. Câu 21. Có các dung dịch: KNO3, Cu(NO3)2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng hoá chất nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các dung dịch trên? A. dung dịch HCl B. dung dịch AgNO3 C. dung dịch Na2SO4 D. dung dịch NaOH dư. Câu 22. Cần a tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 400 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết trong quá trình sản xuất , lượng sắt hao hụt 1%. Giá trị của a là A. 662,58 B. 499,62 C. 689,63 D. 566,48 Câu 23. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 6. B. 4. C. 5. D. 7. Câu 24. Thành phần chính của đá vôi là A. MgCO3. B. BaCO3. C. CaCO3. D. FeCO3. Mã đề 205 Trang 2/4
  19. Câu 25. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 7,02 B. 5,40 C. 3.51 D. 4,05 Câu 26. Cho Al + HNO3 → Al(NO3)3+ NO + H2O. Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là A. 3 và 2 B. 1 và 3 C. 3 và 4 D. 4 và 3 Câu 27. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất? A. Al. B. Cr. C. Fe. D. Ag. Câu 28. Nguyên tắc sản xuất gang là A. khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao. B. dùng khí O2 để khử sắt oxit ở nhiệt độ cao. C. loại ra khỏi sắt oxit một lượng lớn C, Mn, Si, P, S. D. dùng oxi để oxi hóa các tạp chất trong sắt oxit. Câu 29. Phát biểu nào sau đây sai? A. Đồng đẩy được sắt ra khỏi dung dịch sắt(II) clorua B. Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học C. Bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh khi đun nóng tạo ra sắt(II) sunfua D. Kim loại nhôm không phản ứng với HNO3 đặc nguội Câu 30. Ion Na+ không bị khử thành Na trong quá trình nào sau đây? A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước. C. Điện phân NaBr nóng chảy. D. Điện phân NaOH nóng chảy. Câu 31. Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng biến đổi không theo một quy luật nhất định như kim loại kiềm là do A. lực liên kết kim loại yếu. B. kiểu mạng tinh thể khác nhau. C. bán kính ion khá lớn. D. bán kính nguyên tử khác nhau. Câu 32. Để thu được 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phản ứng nhiệt nhôm, cần dùng khối lượng bột nhôm là (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%) A. 27,7 gam. B. 40,5 gam C. 54,0 gam. D. 13,5 gam Câu 33. Hoà tan hết 30 gam hỗn hợp rắn gồm Mg, MgO và MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng sau khi kết thúc phản ứng thu được có 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 18,5 và dung dich X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây A. 154,0 B. 150,0 C. 135,0 D. 143.02 Câu 34. Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là A. KNO3. B. KOH. C. CaCl2. D. H2SO4. Câu 35. Các chất nào sau đây là lưỡng tính? A. Cr2O3, Cr(OH)3. B. CrO, Cr(OH)2. C. CrO, Cr(OH)3. D. Cr2O3, Cr(OH)2. Câu 36. Kim loại nào sau đây thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Na. B. Cu. C. Ag. D. Fe. Câu 37. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ Mã đề 205 Trang 3/4
  20. A. màu vàng sang màu da cam. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. không màu sang màu vàng. Câu 38. Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây? A. H2SO4 loãng, nguội B. NaOH. C. HCl. D. HNO3 đặc, nguội. Câu 39. Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là A. 8.95 B. 7,25 C. 9,75 D. 8,75 Câu 40. Chất nào dưới đây đều có khả năng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu? A. Ca(OH)2. B. Đun sôi. C. NaHCO3 D. Na2CO3. ------ HẾT ------ Mã đề 205 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1