intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: Kỳ Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II BẮC GIANG NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: Hóa học - Lớp 9 (Đề thi gồm có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề 301 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Ca = 40; Ba = 137. A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố A. hiđro. B. nitơ. C. oxi. D. cacbon. Câu 2: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử của chất nào? A. CH3COOH. B. CH4. C. C2H4. D. C2H5OH. Câu 3: Cho 23 gam rượu etylic nguyên chất tác dụng hết với natri (dư), thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là A. 2,8. B. 8,4. C. 11,2. D. 5,6. Câu 4: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là A. CO2. B. H2O. C. CH4. D. CO. Câu 5: Chất nào sau đây tác dụng được với kim loại Na? A. CH3-CH3. B. CH3-CH2-OH. C. CH2=CH2. D. CH3-O-CH3. Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít khí metan (đktc) cần dùng vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là A. 5,6. B. 33,6. C. 22,4. D. 11,2. Câu 7: Cho dãy các chất: CuO, BaO, Fe2O3, MgO, Fe3O4, Al2O3. Số chất trong dãy bị khử bởi khí CO ở nhiệt độ cao là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 8: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố A. photpho. B. lưu huỳnh. C. cacbon. D. silic. Câu 9: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO (dư) theo sơ đồ hình vẽ sau: Oxit X là A. CuO. B. MgO. C. Al2O3. D. CaO. Trang 1/2 - Mã đề 301
  2. Câu 10: Công thức chung của chất béo là A. RCOOH. B. (RCOO)3C3H5. C. RCOONa. D. C3H5(OH)3. Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn 10 gam CaCO3, thu được khối lượng CaO là A. 8,4 gam. B. 4,4 gam. C. 5,6 gam. D. 7,2 gam. Câu 12: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí? A. Canxi. B. Cacbon. C. Magie. D. Silic. Câu 13: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là A. O2. B. N2. C. H2O. D. CO2. Câu 14: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần của A. nguyên tử khối. B. điện tích hạt nhân nguyên tử. C. tính phi kim. D. tính kim loại. Câu 15: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là A. Na2SO4, MgCO3. B. Na2SO3, KNO3. C. K2SO4, Na2CO3. D. Na2CO3, CaCO3. Câu 16: Trong dung dịch, số mol NaOH tối đa tác dụng được với 1 mol chất béo X là A. 3 mol. B. 1 mol. C. 2 mol. D. 4 mol. Câu 17: Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần là A. N; O; F. B. F; N; O. C. O; N; F. D. O; F; N. Câu 18: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? A. C2H6, C4H10, C2H4. B. C2H6O, C3H8, C2H2. C. C2H4, CH4, C2H5Cl. D. CH4, C2H2, C3H7Cl. Câu 19: Phản ứng đặc trưng của etilen là A. phản ứng thế. B. phản ứng cháy. C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy. Câu 20: Axit axetic có công thức cấu tạo là A. CH3COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. C2H5OH. B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Bài 1 (2,5 điểm): Viết phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau: a) CH4 + Cl2  ¸nhs¸ng b) CH2=CH2 + Br2 (dung dịch)   c) C2H5OH + O2  men giÊm  d) CH3COOH + NaOH   e) CH3COOH + NaHCO3   Bài 2 (2,5 điểm): Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ X cần dùng vừa đủ 4,48 lít khí O2, thu được 4,48 lít khí CO2 và 3,6 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với khí metan bằng 3,75. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy ở trên vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 (dư), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được p gam kết tủa. Tính giá trị của p. c) Xác định công thức cấu tạo của X. Biết rằng khi cho 3 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, rồi cô cạn sản phẩm thu được 3,4 gam chất rắn khan. ----------------- Hết ----------------- (Học sinh không được sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học) Trang 2/2 - Mã đề 301
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HDC ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II BẮC GIANG NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: HÓA HỌC LỚP 9 A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). - Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu Mã đề 301 Mã đề 302 Mã đề 303 Mã đề 304 1 D A D B 2 B D C D 3 D A D A 4 C D C C 5 B C A B 6 D C B B 7 C B D A 8 C D A A 9 A D C D 10 B B D C 11 C B A C 12 B D A D 13 D C B C 14 B A B D 15 D A D B 16 A A C B 17 A C B A 18 A B B C 19 C B C A 20 A C A D B. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm). Bài Nội dung Điểm Bài 1 a) CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl ¸nhs¸ng 0,5đ (2,5 điểm) Lưu ý: Học sinh viết theo tỉ lệ mol khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa. b) CH2=CH2 + Br2 (dung dịch)   BrCH2-CH2Br 0,5đ Lưu ý: Nếu học sinh viết sản phẩm ở dạng CTPT thì cho nửa số điểm của phần này. c) C2H5OH + O2  men giÊm  CH3COOH + H2O 0,5đ d) CH3COOH + NaOH   CH3COONa + H2O 0,5đ e) CH3COOH + NaHCO3   CH3COONa + CO2 + H2O 0,5đ Bài 2 a) Sơ đồ: X + O2  t  CO2 + H2O o 0,75đ (2,5 4, 48 4, 48 điểm) nO2   0, 2 mol ; nCO2   0, 2 mol  nC  0, 2 mol 22, 4 22, 4 3, 6 nH 2O   0, 2 mol  nH  0, 2.2  0, 4 mol 18 Trang 1/2
  4. - Bảo toàn nguyên tố oxi: nO(X)= 0,2.2 + 0,2 – 0,2.2 = 0,2 mol. - Có nC : nH : nO = 0,2 : 0,4 : 0,2 = 1 : 2 : 1  CTĐGN là CH2O 0,25đ - CTPT có dạng (CH2O)n. 0,25đ - Mặt khác: MY = 3,75 .16 = 60.  30n = 60  n=2  CTPT của X là C2H4O2. b) PTHH: CO2 + Ba(OH)2   BaCO3 + H2O (1) 0,5đ Theo (1): n BaCO3 = n CO2 = 0,2 mol 0,25đ  p = mBaCO3 = 0,2.197 = 39,4 gam c) - Vì X tác dụng với NaOH nên CTCT của X có thể là: 0,5đ CH3COOH hoặc HCOOCH3. 3  n X  = 0, 05 mol 60 * Nếu X là CH3COOH: PTHH: CH3COOH + NaOH  CH3COONa + H2O (2) Theo (2): nCH3COONa  nCH3COOH  0, 05 mol  mCH3COONa  0,05.82  4,1( g )  3, 4( g )  Loại. * Nếu X là HCOOCH3: PTHH: HCOOCH3. + NaOH   HCOONa + CH3OH (3) o t Theo (3): nHCOONa  nHCOOCH3  0, 05 mol  mHCOONa  0,05.68  3, 4 gam (thỏa mãn) Vậy công thức cấu tạo của Y là HCOOCH3. * Lưu ý : + Có nhiều cách làm khác nhau, nếu học sinh làm đúng vẫn cho điểm tối đa theo từng phần. + PTHH không cân bằng trừ nửa số điểm của PTHH đó, viết sai một công thức trong PTHH thì không cho điểm. ----------------- Hết ------------------ Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2