intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Hóa học – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính kim loại giảm dần? A. Rb,Na, Mg, Al, K. B. Mg, K, Al, N, Rb. C. Al, K, Na, Rb, Mg . D.. Rb, K, Na, Mg, Al. Câu 2. Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là A. đất sét, thạch anh, fenpat. B. đất sét, đá vôi, cát. C. cát thạch anh, đá vôi, sođa. D. đất sét, thạch anh, đá vôi. Câu 3. Hợp chất nào sau đây thuộc loại hidrocacbon? A. C3H6. B. C2H4O2. C. CH3Cl. D. C2H6O. Câu 4. Trong các chất sau, chất nào có thể làm mất màu dung dịch brom? A. CH4. B. CH2 = CH2. C. CH3 – CH3. D. CH3 – CH2 – CH3. Câu 5. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp etilen là A. PP (polipropylen). B. PVC (poli(vinyl clorua)). C. PE (polietilen). D. TNT (trinitrotoluen). Câu 6. Phản ứng hóa học đặc trưng của các hidrocacbon có liên kết kém bền là phản ứng A. cộng. B. cháy. C. thế. D. thủy phân. Câu 7. Phân tử axetilen có bao nhiêu liên kết đơn? A. 4. B. 8. C. 6. D. 2. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn dễ tham gia phản ứng cộng. B. Ở điều kiện thường, etilen là chất khí, không màu, ít tan trong nước. C. Axtilen cháy trong oxi dư cho ngọn lửa có nhiệt độ tương đối thấp. D. Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích etilen là hỗn hợp nổ mạnh. Câu 9. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với axit axetic? A. Fe, KCl, C2H5OH. B. KOH, HCl, Mg. C. CaCO3, CuO, NaOH. D. Na2CO3, Cu, NaOH. Câu 10. Rượu etylic không có tính chất nào sau đây? A. Sôi ở 78,30C. B. Tan vô hạn trong nước. C. Nhẹ hơn nước. D. Màu trắng, vị nồng. Câu 11. Công thức cấu tạo của rượu etylic là A. CH3 – CH2 – OH2. B. CH3 – CH2 – OH. C. CH2 – CH3 – OH. D. CH3 – O – CH3.
  2. Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic? A. Pha giấm ăn. B. Sản xuất phẩm nhuộm. C. Sản xuất cồn. D. Sản xuất tơ nhân tạo. Câu 13. Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường kiềm thì thu được A. este và nước. B. glyxerol và muối của axit béo. C. glyxerol và các axit béo. D. hỗn hợp chỉ chứa các axit béo. Câu 14. Khi đốt axetilen, tỉ lệ số mol axetilen và oxi lần lượt là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 5. D. 2 : 1 Câu 15. Nhiên liệu khí dễ cháy hoàn toàn hơn nhiên liệu rắn và lỏng vì A. chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng. B. chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng. C. diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn. D. chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện ,nếu có). a/ Điều chế axetilen từ canxi cacbua(CaC2). b/ Khí etylen tác dụng với dung dịch Br2. c/ Axit axetic tác dụng với đá vôi. d/ Phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit. Câu 2. (3,0 điểm) Cho 50 ml dung dịch rượu etylic 460 phản ứng hoàn toàn với lượng dư kim loại natri (Na). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng rượu etylic nguyên chất đã tham gia phản ứng. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. c. Tính thể tích khí hidro sinh ra (ở đktc). Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml. d. Tính khối lượng glucozo cần dùng để điều chế lượng rượu trên. Biết hiệu suất quá trình lên men là 75% ( Cho C: 12; H: 1; O: 16; Na: 23) HS được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  3. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: Hóa học – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A,B,C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần? A. K, Na, Mg, Al. B. Na, Mg, Al, K. C. Al, K, Na, Mg. D. Al, Mg, Na, K. Câu 2: Thành phần chính của xi măng là A. canxi silicat và natri silicat. B. nhôm silicat và kali silicat. C. nhôm silicat và canxi silicat. D. canxi silicat và canxi aluminat. Câu 3. Hợp chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất hidrocacbon? A. CO2. B. C2H4. C. CH3Cl. D. C2H2. Câu 4. Để loại bỏ C2H4 trong hỗn hợp với CH4, có thể dùng A. dung dịch nước vôi trong dư. B. dung dịch brom dư. C. nước cất và quì tím. D. dung dịch phenolphtalein. Câu 5. Etilen không tham gia phản ứng nào sau đây?   A. Cộng với dung dịch brom.  B. Cháy với khí oxi. C. Cộng với khí hiđro.  D. Thế với clo ngoài ánh sáng. Câu 6. Metan và etilen đều tham gia phản ứng A. cháy. B. thế clo. C. cộng brom. D. trùng hợp. Câu 7. Phân tử etilen có bao nhiêu liên kết đơn? A. 2. B. 8. C. 4. D. 6. Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn dễ tham gia phản ứng cộng. B. Trùng hợp etilen thì thu được polime có tên là poliaxetilen. C. Khi axetilen cháy trong oxi, nhiệt độ ngọn lửa có thể lên tới 3000oC. D. Hỗn hợp gồm một thể tích metan và hai thể tích etilen là hỗn hợp nổ mạnh. Câu 9. Dãy nào sau đây gồm các chất đều tác dụng với axit axetic? A. Cu, KCl, C2H5OH. B. CaCO3, FeO, NaOH. C. KOH, HCl, Mg. D. Na2CO3, Cu, NaOH. Câu 10. Rượu etylic không có tính chất nào sau đây? A. Chất lỏng, không màu. B. Hòa tan được iot, benzen. C. Nặng hơn nước. D. Sôi ở 78,30C. Câu 11. Axit axetic được dùng để A. sản xuất nước giải khát. B. tổng hợp cao su. C. pha vecni. D. sản xuất chất dẻo.
  4. Câu 12. Rượu etylic và axit axetic đều tác dụng được với A. CaCO3. B. Na. C. MgO. D. K2SO4 Câu 13. Thủy phân hoàn toàn chất béo trong môi trường axit thì thu được A. este và nước. B. glyxerol và muối của axit béo. C. glyxerol và các axit béo. D. hỗn hợp chỉ chứa các axit béo. Câu 14. Khi đốt etilen, tỉ lệ số mol etilen và oxi lần lượt là A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 1 : 1 .Câu 15. Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp   A. phun nước vào ngọn lửa. B. phủ cát vào ngọn lửa.   C. thổi oxi vào ngọn lửa. D. phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa. B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết các phương trình hóa học sau: (ghi rõ điều kiện ,nếu có). a/ Axit axetic tác dụng với rượu etylic. b/ Khí axetilen tác dụng với dung dịch Br2 dư. c/ Phản ứng của metan với khí clo. d/ Phản ứng của chất béo với dung dịch NaOH. Câu 2: (3,0 điểm) Cho 40 ml dung dịch rượu etylic 460 phản ứng hoàn toàn với lượng dư kim loại kali (K). a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng rượu etylic nguyên chất đã tham gia phản ứng. Biết rượu etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml c. Tính thể tích khí hidro sinh ra (ở đktc). Biết khối lượng riêng của nước là 1,0 g/ml. d. Tính khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế lượng rượu trên. Biết hiệu suất của quá trình là 80% ( Cho C: 12; H: 1; O: 16; K: 39) HS được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. TỔ CHUYÊN MÔN PHÊ DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG Võ Thị Ánh Nguyệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2