intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KHỐI 6 MÃ ĐỀ KHTN 601 Thời gian: 90 phút Ngày kiểm tra: 23/04/2024 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Thực vật là A. sinh vật đa bào nhân thực, sống tự dưỡng. B. sinh vật đa bào nhân thực, sống dị dưỡng. C. sinh vật đơn bào nhân thực, sống dị dưỡng. D. sinh vật đơn bào nhân thực, sống tự dưỡng. Câu 2. Giới Động vật được chia thành hai nhóm lớn là A. động vật bậc thấp và động vật bậc cao. B. động vật đơn bào và động vật đa bào. C. động vật tự dưỡng và động vật dị dưỡng. D. động vật không xương sống và động vật có xương sống. Câu 3. Đặc điểm nào không có ở lớp Cá? A. Hình dạng khác nhau, phổ biến hình thoi. B. Hô hấp bằng phổi. C. Thích nghi với môi trường nước. D. Di chuyển bằng vây. Câu 4. Có 5 loại thực vật sau: cây thuốc lá, cây rau cải, cây bằng lăng, cây thuốc phiện, cây trúc đào. Số loại thực vật có độc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 5. Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh? A. Ruồi, muỗi, chuột. B. Rắn, cá heo, hổ. C. Ruồi, chim bồ câu, ếch. D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi. Câu 6. Loài động vật nào khác với các động vật còn lại về đặc điểm xương sống? A. Cá chép. B. Hươu sao. C. Bạch tuộc. D. Ếch đồng. Câu 7. Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về lực? A. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc. B. Có thể dùng lực kế để đo độ lớn của lực. C. Lực là tác dụng đẩy hoặc kéo của vật này lên vật khác. D. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động. Câu 8. Khi một quả bóng cao su đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. C. Chỉ làm biến dạng quả bóng. D. Vừa làm biến dạng và vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 9. Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố là A. phương và chiều của lực. B. điểm đặt, phương, chiều của lực. C. điểm đặt, phương, độ lớn của lực. D. điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực. Câu 10. Phát biểu nào đúng khi nói về biến dạng của lò xo? A. Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo. B. Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với kích thước vật treo. C. Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với chiều dài vật treo. D. Độ giãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng tỉ lệ với thể tích vật treo. Câu 11. Trong các phát biểu về lực hút của Trái Đất sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. KHTN 601 Trang 3/4
  2. B. Lực hút của Trái Đất có phương ngang, chiều từ phải sang trái. C. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. D. Lực hút của Trái Đất có phương ngang, chiều từ trái sang phải. Câu 12. Chọn phát biểu đúng về lực ma sát? A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác. C. Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động. D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc. Câu 13. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao. B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung. C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành. D. Quả táo rơi từ trên cây xuống. Câu 14. Một lực được biểu diễn như hình vẽ. Câu nào dưới đây mô tả đúng đặc điểm của lực này? A. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N. B. Lực có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 5 N. C. Lực có phương xiên, chiều từ trái sang phải, độ lớn 5 N. D. Lực có phương xiên, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15 N. Câu 15. Đặt một quả bóng từ đỉnh một con dốc ta thấy quả bóng lăn được xuống chân dốc. Chuyển động của nó là nhờ tác dụng của A. phản lực của mặt dốc tác dụng lên quả bóng. B. lực hút của Trái Đất. C. lực ma sát giữa quả bóng với mặt dốc. D. sức đẩy của gió. Câu 16. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt? A. Một vận động viên đang trượt tuyết. B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân. C. Em bé đang chạy trên sân. D. Một vật đang rơi từ một độ cao. Câu 17. Một vật có trọng lượng 30 N, khối lượng của vật là A. 30 kg. B. 300 kg. C. 0,3 kg. D. 3 kg. Câu 18. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới gắn một quả cân 100 g thì lò xo có độ dài là 11 cm, nếu thay bằng quả cân 200 g thì lò xo có độ dài là 11,5 cm. Hỏi nếu treo quả cân 500 g thì lò xo có độ dài là bao nhiêu? A. 13,5 cm. B. 13 cm. C. 12,5 cm. D. 12 cm. Câu 19. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi treo vật có khối lượng 50 g thì lò xo có chiều dài là 22 cm. Nếu treo vật có khối lượng 150 g thì độ biến dạng của lò xo là bao nhiêu? A. 2 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D. 4 cm. Câu 20. Các vận động viên đua xe đạp thường cúi khom thân người xuống gần như song song với mặt đường là để A. giảm lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường. B. tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường. C. giảm lực cản của không khí.
  3. D. tăng lực cản của không khí. Câu 21. Chọn phát biểu sai khi nói về năng lượng? A. Mọi biến đổi trong tự nhiên đều cần đến năng lượng. B. Chỉ có con người cần năng lượng để hoạt động còn thực vật thì không cần. C. Khi năng lượng càng nhiều thì khả năng tác dụng lực có thể càng mạnh. D. Khi năng lượng càng nhiều thì thời gian tác dụng lực có thể càng nhiều. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng về sự truyền năng lượng? A. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, không thể truyền từ nơi này đến nơi khác. B. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác. C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác nhưng không tác dụng lực lên vật. D. Năng lượng không thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này đến nơi khác. Câu 23. Động năng là dạng năng lượng có được khi A. vật chuyển động. B. vật phát sáng. C. vật tạo ra dòng điện. D. vật nóng lên. Câu 24. Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước? A. Năng lượng ánh sáng. B. Năng lượng âm thanh. C. Năng lượng hóa học. D. Năng lượng nhiệt. Câu 25. Quả táo ở trên cây có năng lượng thuộc dạng nào? A. Động năng. B. Thế năng hấp dẫn. C. Năng lượng ánh sáng. D. Năng lượng âm thanh. Câu 26. Năng lượng trong trường hợp nào dưới đây là lớn nhất? A. Gió thổi làm chong chóng quay. B. Gió thổi đưa con diều bay cao. C. Gió bão làm tốc mái nhà, đổ cây. D. Gió thổi làm cành lá rung rinh. Câu 27. Một học sinh xách một chiếc cặp có trọng lượng 80 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu (J)? A. 1120 J. B. 280 J. C. 560 J. D. 80 J. Câu 28. Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động thể thao: Hoạt động Năng lượng dành cho hoạt động Đạp xe 700 cal/giờ Nhảy dây 10 cal/phút Chạy bộ 600 cal/giờ Bơi lội 800 cal/giờ Một người muốn tiêu hao ít nhất 2000 cal trong một ngày qua các hoạt động thể thao thì có thể lựa chọn cách tập luyện nào dưới đây là phù hợp nhất? A. Bơi lội trong 3 giờ. B. Đạp xe trong 1 giờ, nhảy dây trong 1 giờ, bơi lội trong 1 giờ. C. Chạy bộ trong 3 giờ, bơi lội trong 2 giờ. D. Nhảy dây trong 2 giờ, đạp xe trong 1 giờ, chạy bộ trong 1 giờ. II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) a) Trình bày các đặc điểm cơ bản để phân biệt 2 nhóm thực vật: Rêu và Hạt kín. b) Nêu 2 vai trò của thực vật đối với môi trường. Câu 2: (1 điểm) Một bao xi măng có khối lượng 20 kg. KHTN 601 Trang 3/4
  4. a) Tính trọng lượng của bao xi măng. b) Người thợ xây kéo bao xi măng từ tầng 1 lên tầng 2 theo phương thẳng đứng bằng một lực có độ lớn bằng trọng lượng của bao xi măng. Hãy biểu diễn lực kéo trên. Cho tỉ xích: 1 cm ứng với 100 N. Câu 3: (1 điểm) a) Tại sao những ngày thời tiết nồm ẩm, sàn nhà thường trơn ướt đi dễ bị ngã? b) Để tránh bị trượt ngã khi đi trên nền nhà trơn ướt thì phải làm như thế nào? Tại sao? ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2