Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
lượt xem 1
download
TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
- TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Năm học: 2023 - 2024 MÔN: KHTN 7 MÃ ĐỀ: KHTN 702 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 23/4/2024 I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ, hàm lượng khí carbon dioxide. B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng, hàm lượng khí carbon dioxide. C. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, nhiệt độ, hàm lượng khí oxygen. Câu 2. Vì sao mở nắp mang cá ta có thể biết cá còn tươi hay không? A. Vì khi cá còn tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ hồng. Ngược lại, mang cá có màu đỏ sẫm. B. Vì khi cá còn tươi, mang cá khép lại. Ngược lại, mang cá mở ra. C. Vì khi cá còn tươi, mang cá vẫn đóng mở bình thường. Ngược lại mang cá khép kín. D. Vì khi cá con tươi, hệ hô hấp vẫn hoạt động, khi đó mang cá có màu đỏ sẫm. Ngược lại, mang cá có màu đỏ tươi. Câu 3. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình A. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí O2 và CO2 ra ngoài môi trường. B. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường. D. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O2 từ cơ thể ra môi trường. Câu 4. Chất tham gia vào quá trình quang hợp là A. chất hữu cơ và khí carbon dioxide. B. nước và khí oxygen. C. chất hữu cơ và khí oxygen. D. nước và khí carbon dioxide. Câu 5. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật? A. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên. B. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước mạnh, quá trình hút nước và muối khoáng của cây giảm xuống. C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước yếu, quá trình hút nước và muối khoáng của cây giảm xuống. D. Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Khi nhiệt độ tăng, thực vật thoát hơi nước yếu, quá trình hút nước và muối khoáng của cây tăng lên. Câu 6. Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại A. điện trường. B. trọng trường. C. điện từ trường. D. từ trường. Câu 7. Đối với nam châm điện, khi thay đổi cực của nguồn điện, dùng kim nam châm để kiểm tra chiều của từ trường thì thấy A. chiều của từ trường thay đổi một góc 1800. B. chiều của từ trường thay đổi một góc bất kì. C. chiều của từ trường không đổi. D. chiều của từ trường thay đổi một góc 900. Câu 8. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây? A. Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp. B. Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình. C. Mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình. D. Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao. Câu 9. Quá trình thoát hơi nước không có ý nghĩa nào trong việc: A. Giúp khuếch tán khí CO2 vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp. B. Tạo động lực cho sự vận chuyển các chất trong mạch rây. C. Giúp khuếch tán khí O2 từ trong lá ra ngoài môi trường. Mã đề KHTN 702 Trang Seq/4
- D. Điều hòa nhiệt độ bề mặt lá. Câu 10. Khi tế bào khí khổng no nước thì A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. B. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. D. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. Câu 11. Điền vào chỗ trống: phương trình tổng quát của quá trình hô hấp tế bào thể hiện như sau: Oxygen + … → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP) A. Carbon dioxide. B. Glucose. C. Muối khoáng. D. Nước. Câu 12. Điền vào chỗ trống: Quá trình hít vào đưa không khí giàu........đi qua đường dẫn khí vào phổi. A. NO. B. CO2. C. CO. D. O2. Câu 13. Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu? (1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ. (2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. (3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí. (4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. (5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp. (6) Kiểm tra sức khoẻ định kì. A. (1), (2), (3), (5), (6). B. (1), (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (5), (6). D. (1), (2), (4). Câu 14. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá. 2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây. 3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. 4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là: A. 3, 1, 2, 4. B. 4, 2, 3, 1. C. 3, 2, 1, 4. D. 1,2,3,4. Câu 15. Trong quá trình quang hợp, cây xanh chuyển hoá năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng năng lượng nào sau đây? A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Hoá năng. D. Cơ năng. Câu 16. Chuyển hóa năng lượng là A. quá trình biến đổi năng lượng hóa học thành nhiệt năng. B. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. C. quá trình biến đổi năng lượng để hoạt động hàng ngày. D. quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Câu 17. Đối với bò nuôi để lấy sữa, nếu mỗi ngày chỉ cung cấp lượng nước cho bò lấy sữa như bò nuôi lấy thịt thì điều gì sẽ xảy ra? A. Lượng sữa thu được ở bò sữa không thay đổi. B. Lượng sữa thu được ở bò sữa sẽ nhiều lên. C. Lượng sữa thu được ở bò sữa sẽ ít đi. D. Lượng thịt thu được ở bò sữa sẽ nhiều lên. Câu 18. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp? A. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau. B. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau. C. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau. D. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau. Câu 19. Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật? Mã đề KHTN 702 Trang Seq/4
- A. Sáo học nói tiếng người. B. Nhện giăng tơ. C. Khỉ tập đi xe đạp. D. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng. Câu 20. Trong các chất dinh dưỡng, nhóm chất không cung cấp năng lượng bao gồm A. carbohydrate, protein và lipid. B. vitamin, lipid và nước. C. carbohydrate, chất khoáng và nước. D. vitamin, chất khoáng và nước. Câu 21. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng? A. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào. B. Nguyên liệu cho quá trình hô hấp là chất hữu cơ và oxygen. C. Đó là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành carbon dioxide, nước và giải phóng năng lượng ATP. D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào. Câu 22. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. B. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài. C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền. D. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. Câu 23. Vai trò nào không phải là vai trò của nước đối với sinh vật? A. Góp phần điều hoà thân nhiệt cơ thể. B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống. C. Thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào và cơ thể. D. Góp phần vận chuyển các chất trong cơ thể. Câu 24. Khi thực hiện thí nghiệm chế tạo nam châm điện, nếu ta giữ nguyên số vòng dây quấn và thay đổi số nguồn điện (tăng số pin) thì lực từ của nam châm điện thay đổi như thế nào? A. Lúc tăng, lúc giảm. B. Giảm đi. C. Không đổi. D. Tăng lên. Câu 25. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là A. gió, hàm lượng dinh dưỡng, nồng độ nitrogen, nồng độ carbondioxide. B. nhiệt độ, hàm lượng dinh dưỡng, nồng độ oxygen, carbon dioxide. C. ánh sáng, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide. D. nhiệt độ, hàm lượng nước, nồng độ oxygen, nồng độ carbon dioxide. Câu 26. Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ là A. những đường thẳng đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. B. những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam của nam châm. C. những đường thẳng đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. D. những đường cong đi ra từ cực Nam, đi vào ở cực Bắc của nam châm. Câu 27. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Tập tính là một chuỗi những ……………….. trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển” A. cơ chế B. phản ứng C. hoạt động D. phản xạ Câu 28. Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh? (1) Rửa tay trước khi ăn. (2) Ăn chín, uống sôi. (3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. (4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu. (5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian. (6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ. A. (1), (2), (3), (5), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (5), (6). II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. (1 điểm) a. Nêu khái niệm và vai trò của cảm ứng ở sinh vật. Mã đề KHTN 702 Trang Seq/4
- b. Lấy 2 ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật. Câu 2. (1 điểm) Mô tả con đường vận chuyển các chất ở người. Câu 3. (1 điểm) Sau khi học về quá trình thoát hơi nước ở cây xanh, bạn Hoa băn khoăn muốn biết xem nếu sự thoát hơi nước ở lá không diễn ra thì điểu gì sẽ xảy ra. Em hãy giúp Hoa giải đáp các băn khoăn trên. Chúc các con làm bài tốt! Mã đề KHTN 702 Trang Seq/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn