intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Bình Chiểu, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NH: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 06 – 05 – 2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 113 (Không tính thời gian phát đề) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu hỏi chỉ chọn 01 phương án) Câu 1. Biển Đông là vùng biển thuộc A. Ấn Độ Dương. B. Đại Tây Dương. C. Thái Bình Dương. D. Địa Trung Hải. Câu 2. Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông được tiến hành trên mọi lĩnh vực nhưng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực A. kinh tế. B. giáo dục. C. hành chính. D. văn hóa. Câu 3. Trong lĩnh vực văn hóa, Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao hệ tư tưởng A. Nho giáo B. Đạo giáo C. Phật giáo D. Thiên chúa giáo Câu 4. Phía tây nam của biển Đông nối với biển An-đa-man của Ấn Độ Dương thông qua eo biển A. La-li-man-tan B. Đài Loan C. Lu-dông D. Ma-lắc-ca Câu 5. Trong cuộc cải cách thế kỉ XV, dưới đạo thừa tuyên, vua Lê Thánh Tông thiết lập hệ thống A. lộ, trấn, phủ, huyện/châu B. tỉnh/thành phố, huyện, xã C. phủ, huyện/châu, xã. D. tỉnh, phủ, huyện, làng. Câu 6. Biển Đông là một trong những biển lớn và là đường vận chuyển huyết mạch của khu vực A. Bắc Mĩ và eo biển Đan Mạch. B. châu Á - Thái Bình Dương. C. châu Âu và mũi Hảo Vọng. D. châu Phi và châu Nam Cực. Câu 7. Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia ở châu Á, trong đó có A. Mi-an-ma B. Mĩ C. Liên bang Nga D. Ma-lai-xi-a Câu 8. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 có tên gọi là A. Hà Nội. B. Phú Xuân. C. Quảng Nam. D. Tây Đô. II. Câu trắc nghiệm đúng sai (Trong mỗi ý a, b, c, d ở câu hỏi, chọn đúng hoặc sai) Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) bao gồm hai nhóm đảo chính: nhóm phía tây (nhóm Lưỡi Liềm hay Trăng Khuyết) gồm một số đảo như Hoàng Sa, Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng, …; nhóm phía đông (nhóm An Vĩnh) gồm các đảo tương đối lớn như Phú Lâm, Đa Cây, Linh Côn và các bãi ngầm, trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm. Quần đảo Trường Sa (trực thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được chia thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên. (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều, tr.81) a) Nhóm đảo Loại Ta là 1 trong 8 cụm thuộc quần đảo Trường Sa. b) Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt trực thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. c) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển du lịch của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. d) Đảo Phú Lâm là một trong những đảo lớn nhất thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa. PHẦN B. TỰ LUẬN Câu 1. (4,0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau đây:
  2. “Trong thì Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngũ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”. (Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435) a) Lời dụ của vua Minh Mạng phản ánh tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến ở cấp nào? b) Tóm tắt những nét chính về cải cách của vua Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền ở cấp đó. Câu 2. (3,0 điểm) a) Phân tích tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: giao thông hàng hải và khai thác tài nguyên sinh vật biển. b) Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc? - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ......................................................................... Số báo danh: ..............................
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NH: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 06 – 05 – 2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 114 (Không tính thời gian phát đề) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu hỏi chỉ chọn 01 phương án) Câu 1. Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia ở châu Á, trong đó có A. Lào B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Nhật Bản Câu 2. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? A. Nền kinh tế sa sút, nạn đói diễn ra thường xuyên B. Nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn, biến động C. Đất nước đứng trước nguy cơ bị nhà Minh xâm lược D. Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng trầm trọng Câu 3. Về vị trí địa lý, biển Đông được coi là cầu nối giữa Thái Bình Dương và A. Bắc Băng Dương. B. Địa Trung Hải. C. Đại Tây Dương D. Ấn Độ Dương. Câu 4. Để quản lý đất nước, vua Lê Thánh Tông đã cho ban hành bộ luật nào sau đây? A. Hình thư B. Hình luật C. Quốc triều hình luật D. Hoàng Việt luật lệ Câu 5. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới chỉ sau biển A. Địa Trung Hải B. Hoa Đông C. Caribê D. Gia-va Câu 6. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ thống quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua A. dòng dõi tôn thất B. tiến cử C. giáo dục – khoa cử D. đề cử Câu 7. Eo biển Ma-lắc-ca là điểm điều tiết giao thông quan trọng bậc nhất ở châu lục nào sau đây? A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Phi D. Châu Mĩ Câu 8. Ban cấp ruộng đất ruộng đất cho quý tộc, quan lại cao cấp từ nhất phẩm đến tứ phẩm là nội dung chủ yếu của chính sách cải cách nào sau đây của vua Lê Thánh Tông? A. Lộc điền B. Hạn điền C. Hạn nô D. Quân điền II. Câu trắc nghiệm đúng sai (Trong mỗi ý a, b, c, d ở câu hỏi, chọn đúng hoặc sai) Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Biển Đông là nơi cư trú của 12 nghìn loài sinh vật, trong đó có khoảng 2040 loài cá, 350 loài san hô, 662 loài rong biển, 12 loài có vú… Trong khu vực này, tập trung 221 loài cây nước mặn tạo nên diện tích rừng ngập mặn tương đối lớn. Khu vực thềm lục địa của biển Đông có tiềm năng dầu khí cao như bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa,…” (Nguyễn Văn Âu, Địa lí tự nhiên Biển Đông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002, tr.33, 71 – 72) a) Nguồn tài nguyên sinh vật ở Biển Đông rất phong phú đa dạng nhưng chỉ có động vật mà không có thực vật. b) Đoạn trích cung cấp thông tin về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ở Biển Đông. c) Nguồn dầu khí ở Biển Đông chỉ có thể được khai thác ở 3 địa điểm: bồn trũng Bru-nây, Nam Côn Sơn, Hoàng Sa. d) Dầu khí là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt quan trọng ở Biển Đông. PHẦN B. TỰ LUẬN
  4. Câu 1. (4,0 điểm) Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Trong những năm 1831 – 1832, Minh Mạng lần lượt xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành cùng chức Tổng trấn, đồng thời đổi đặt các trân trên cả nước thành 30 tỉnh, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của triều đình trung ương”. (Trích: Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều, tr.74) a) Đoạn trích phản ánh bộ máy chính quyền dưới thời vua Minh Mạng ở cấp nào? b) Tóm tắt những nét chính về cải cách của vua Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền ở cấp đó. Câu 2. (3,0 điểm) a) Phân tích tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh. b) Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc? - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ......................................................................... Số báo danh: ..............................
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NH: 2023 – 2024 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 11 TRƯỜNG THPT BÌNH CHIỂU Ngày kiểm tra: 06 – 05 – 2024 Thời gian: 45 phút MÃ ĐỀ: 116 - HN (Không tính thời gian phát đề) PHẦN A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (Mỗi câu hỏi chỉ chọn 01 phương án) Câu 1. Trong cải cách của vua Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX), đứng đầu tỉnh là A. Tổng đốc, Tuần phủ. B. Lục bộ, Lục khoa. C. Lục khoa, Lục tự. D. Đô ty, Thừa ty, Hiến ty. Câu 2. Phía tây nam của biển Đông nối với biển An-đa-man của Ấn Độ Dương thông qua eo biển A. La-li-man-tan B. Đài Loan C. Lu-dông D. Ma-lắc-ca Câu 3. Trong bộ máy chính quyền trung ương thời Minh Mạng, Cơ mật viện có vai trò tư vấn cho nhà vua về A. văn hóa. B. giáo dục. C. quân sự. D. luật pháp. Câu 4. Biển Đông là vùng biển thuộc A. Ấn Độ Dương. B. Thái Bình Dương. C. Đại Tây Dương. D. Địa Trung Hải. Câu 5. Ở địa phương, trong công cuộc cải cách hành chính nửa đầu thế kỉ XIX, vua Minh Mạng đã chia cả nước thành A. 13 đạo thừa tuyên và các phủ. B. Bắc Thành, Gia Định thành. C. 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. D. các lộ, trấn, phủ, huyện/châu. Câu 6. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới chỉ sau biển A. Địa Trung Hải. B. Hoa Đông. C. Caribê. D. Gia-va. Câu 7. Cuộc cải cách hành chính lớn nhất của vương triều Nguyễn được tiến hành dưới thời vua A. Minh Mạng. B. Gia Long. C. Tự Đức. D. Thiệu Trị. Câu 8. Biển Đông là vùng biển chung của 9 quốc gia ở châu Á, trong đó có A. Nhật Bản B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Lào II. Câu trắc nghiệm đúng sai (Trong mỗi ý a, b, c, d ở câu hỏi, chọn đúng hoặc sai) Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Quần đảo Hoàng Sa (trực thuộc huyện đảo Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng) bao gồm hai nhóm đảo chính: nhóm phía tây (nhóm Lưỡi Liềm hay Trăng Khuyết) gồm một số đảo như Hoàng Sa, Tri Tôn, Hữu Nhật, Duy Mộng, …; nhóm phía đông (nhóm An Vĩnh) gồm các đảo tương đối lớn như Phú Lâm, Đa Cây, Linh Côn và các bãi ngầm, trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm. Quần đảo Trường Sa (trực thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) được chia thành 8 cụm là Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (An Bang) và Bình Nguyên. (Trích: Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh Diều, tr.81) a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển du lịch của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. b) Đảo Phú Lâm là một trong những đảo lớn nhất thuộc nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa. c) Nhóm đảo Loại Ta là 1 trong 8 cụm thuộc quần đảo Trường Sa.
  6. d) Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa lần lượt trực thuộc thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. PHẦN B. TỰ LUẬN Câu 1. (4,0 điểm) Trình bày nội dung cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa – giáo dục. Câu 2. (3,0 điểm) Kể tên các ngành kinh tế biển trọng điểm của Việt Nam? Trình bày các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành khai thác tài nguyên sinh vật biển ở nước ta. - HẾT - (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ......................................................................... Số báo danh: ..............................
  7. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÃ ĐỀ: 113 A. TRẮC NGHIỆM I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A D C B D C II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI: Câu a) b) c) d) Đáp án Đ Đ S Đ B. TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM a. Lời dụ của vua Minh Mạng phản ánh tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến ở 1.0 cấp Trung ương. điểm b. Tóm tắt những nét chính về cải cách của vua Minh Mạng đối với bộ máy chính 3.0 quyền ở cấp Trung ương. điểm + Giữ nguyên bộ máy như thời Lê sơ, nhà vua là người đứng đầu thiết chế quân chủ 0,75 1 tập quyền, trực tiếp điều hành bộ máy và mọi hoạt động quản lí đất nước. + Giúp việc cho vua có một số cơ quan: Nội các, Đô sát viện, Cơ mật viện. 0,5 + Bên dưới là 6 bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước. 0,5 + Công tác kiểm tra, giám sát được đặc biệt coi trọng. 0,5 + Tuyển chọn quan lại thông qua khoa cử; trọng dụng những người có năng lực và 0,75 phẩm chất tốt. a. Phân tích tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát 2.0 triển các ngành kinh tế trọng điểm: giao thông hàng hải và khai thác tài nguyên điểm sinh vật biển. - Về giao thông hàng hải: + Hệ thống các cảng biển nước sâu và cảng trung bình được xây dựng dọc bờ Biển 0,5 Đông là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam phát triển thương mại hàng hải. + Ở Việt Nam có những cảng lớn giữ vai trò đầu mối vận chuyển hàng hoá trong 0,5 nước và quốc tế, như: cảng Hải Phòng, cảng Đà Nẵng, cảng Sài Gòn,... - Về khai thác tài nguyên sinh vật biển: Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh 2 học, riêng trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 1,0 triệu tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn. b. Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của 1.0 Tổ quốc điểm - HS nêu được 2 việc làm, mỗi ý đúng 0,5 điểm. Ví dụ: + Tích cực học tập, tìm hiểu, tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững chủ quyền biển đảo. + Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển, bảo vệ môi trường biển; + Lên án các hành vi phá hoại thiên nhiên; không xả rác bừa bãi,… - HẾT -
  8. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÃ ĐỀ: 114 A. TRẮC NGHIỆM I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B B D C A C B A II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI Câu a) b) c) d) Đáp án S Đ S Đ B. TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM a. Lời dụ của vua Minh Mạng phản ánh tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến ở 1.0 cấp địa phương. điểm b. Tóm tắt những nét chính về cải cách của vua Minh Mạng đối với bộ máy chính 3.0 quyền ở cấp địa phương: điểm + 1831 - 1832, vua Minh Mạng triển khai cải cách hành chính địa phương quy mô lớn trên cả nước. Theo đó, Bắc thành và Gia Định thành bị bãi bỏ; đổi các dinh, trấn 1,0 thành tỉnh. Cả nước được chia làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên (Kinh sư). Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã. 1 + Hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống, gồm: tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng, xã. Cơ quan quản lí cấp tỉnh gồm hai ty là Bố chánh sứ ty và Án 0,5 sát sứ ty. + Ở khu vực miền núi, các vùng dân tộc ít người: nhà Nguyễn thiết lập cấp tổng, xóa bỏ chế độ thổ quan. Lựa chọn những thổ hào thanh liêm ở địa phương, tài năng, cần 1,0 cán được dân tin phục làm Thổ tri các châu, huyện và đặt thêm quan lại người Việt (lưu quan) để quản lí. + Ban nhiều lệnh, dụ quy định về chế độ “hồi tỵ” để ngăn chặn tình trạng quan lại 0,5 cấu kết bè phái ở địa phương. a. Phân tích tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc 2.0 phòng, an ninh. điểm + Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía: đông, nam và tây nam, có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ nằm gần bờ và xa bờ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hợp thành hệ thống đảo để bảo vệ vùng 1,0 trời, vùng biển và đất liền. Các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông còn là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa. + Nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch và là địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Biển Đông giữ vai trò bảo vệ an ninh hàng hải, chủ 0,5 quyền lãnh thổ của Việt Nam. 2 + Biển Đông là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. Biển Đông cũng là con đường giúp Việt Nam 0,5 giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá khác. b. Là một học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của 1.0 Tổ quốc điểm - HS nêu được 2 việc làm, mỗi ý đúng 0,5 điểm. Ví dụ: + Tích cực học tập, tìm hiểu, tuyên truyền chủ trương của Đảng, Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững chủ quyền biển đảo. + Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển, bảo vệ môi trường biển; + Lên án các hành vi phá hoại thiên nhiên; không xả rác bừa bãi,… - HẾT -
  9. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÃ ĐỀ: 116 (HÒA NHẬP) A. TRẮC NGHIỆM I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D C B C A A B II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI Câu a) b) c) d) Đáp án S Đ Đ Đ B. TỰ LUẬN CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Trình bày nội dung cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực kinh tế - văn hóa: 4.0 ❖ Về kinh tế: - Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. Với 0,5 chế độ quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy. - Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà 0,5 nước quy định theo hạng. - Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông 1,0 1 nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích. ❖ Về văn hoá - giáo dục: 0,5 - Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống. - Giáo dục, khoa cử được chú trọng. + Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống 1,0 trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ. + Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học 0,5 và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa. a. Kể tên các ngành kinh tế biển của Việt Nam 1.0 - Giao thông hàng hải: hệ thống cảng biển. 0,25 - Công nghiệp khai khoáng: dầu khí, các mỏ quặng,… 0,25 - Khai thác tài nguyên sinh vật biển 0,25 2 - Du lịch. 0,25 b. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác tài nguyên sinh vật biển 2.0 + Biển Đông là vùng biển đa dạng về sinh học. 1,0 + Trữ lượng cá biển trên các vùng biển của Việt Nam ước tính khoảng 3 - 4 triệu 1,0 tấn, khả năng khai thác 1,4 - 1,6 triệu tấn. - HẾT -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2