Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai
lượt xem 3
download
Với mong muốn giúp các bạn học sinh khối 12 đạt kết quả cao trong kì thi học kì 2 sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chia sẻ đến các bạn "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai", mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: LỊCH SỬ – Khối: 12 LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 26/04/2023 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề (Đề kiểm tra gồm 05 trang, 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên học sinh: Lớp: Số báo danh: (Học sinh không được sử dụng tài liệu) Câu 1: Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 – 1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. xây dựng và củng cố vùng giải phóng. C. đòi Mĩ thi hành điều khoản Hiệp định Pari. D. thực hiện triệt để “người cày có ruộng”. Câu 2: Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là A. chiến dịch Đường 14 – Phước Long. B. chiến dịch Tây Nguyên. C. chiến dịch Huế – Đà Nẵng. D. chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 3: Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari năm 1973 là A. phá hoại Hiệp định Pari, tiếp tục chiến tranh. B. biến miền Nam thành quốc gia tự trị. C. chuẩn bị đánh chiếm vùng giải phóng. D. tiếp tục các hoạt động phá hoại ở miền Bắc. Câu 4: Phương châm tác chiến của quân dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975) là A. “cơ động, linh hoạt, chắc thắng”. B. “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. C. “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. D. “tiến ăn chắc, đánh ăn chắc”. Câu 5: Từ phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam, tổ chức nào đã được thành lập? A. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Câu 6: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 – 1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước. B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam. D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Trang 1/5 – Lịch sử 12 - Mã đề 121
- Câu 7: Tinh thần nào được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976? A. Đại đoàn kết dân tộc. B. Đoàn kết quốc tế vô sản. C. Yêu nước, chống các thế lực ngoại xâm. D. Kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ. Câu 8: Âm mưu của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 là A. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới. B. phá hoại các cơ sở kinh tế của ta. C. đưa quân đội Mĩ vào miền Nam. D. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mĩ. Câu 9: Chiến thắng Đường 14 – Phước Long được ví như A. trận nghi binh chiến lược. B. trận "điều địch để đánh địch". C. trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên. D. trận trinh sát chiến lược. Câu 10: Sau thắng lợi nào của ta, Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? A. Vạn Tường (Quảng Ngãi). B. Hai mùa khô (1965 – 1966) và (1966 – 1967). C. Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. D. Ấp Bắc (Mĩ Tho). Câu 11: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, vấn đề thống nhất đất nước về mặt nhà nước trở nên cấp thiết vì A. nhu cầu thống nhất thị trường dân tộc và phát triển xã hội. B. đó là điều khoản phải thi hành của Hiệp định Pari (1973). C. ở mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. D. đây là yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Câu 12: Điểm mới của chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì? A. Có sự tham gia của quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ. B. Có sự tham gia của quân đội Sài Gòn với viện trợ của Mĩ. C. Phạm vi chiến tranh lan rộng khắp Đông Dương. D. Mức độ chiến tranh ngang nhau, chưa ác liệt. Câu 13: Phạm vi thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là A. miền Nam B. cả nước. C. miền Bắc D. Đông Dương. Câu 14: Sau Hiệp định Pari 1973 về Việt Nam, so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng vì A. vùng giải phóng được mở rộng và phát triển về mọi mặt. B. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ rút khỏi miền Nam. C. ở miền nam có hai chính quyền, hai lực lượng quân đội và hai vùng kiểm soát. D. miền Bắc đã chi viện cho miền Nam một khối lượng lớn về nhân lực và vật lực. Câu 15: “Một tấc không đi, một li không rời” là quyết tâm của đồng bào miền Nam trong A. phong trào "Đồng khởi" 1959 – 1960. B. cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ – Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ 1954. Trang 2/5 – Lịch sử 12 - Mã đề 121
- C. cuộc đấu tranh chống và phá "ấp chiến lược" 1961 – 1965. D. cuộc đấu tranh yêu cầu Mĩ thi hành Hiệp định Pari 1973. Câu 16: Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng là A. Bạc Liêu. B. Cà Mau. C. Rạch Giá. D. Châu Đốc. Câu 17: Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta trong năm 1977 là gì? A. Được 94 nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. B. Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. C. Gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ. Câu 18: Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Đồng Xoài. C. Chiến thắng Vạn Tường. D. Chiến thắng Bình Giã. Câu 19: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” là nhận định của Đảng ta sau thắng lợi của chiến dịch nào? A. Chiến dịch Tây Nguyên. B. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long. C. Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 20: Một trong những điểm khác của Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) so với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) là A. buộc các nước đế quốc xâm lược rút quân về nước. B. đưa đến việc thiết lập hòa bình ở miền Bắc Việt Nam. C. kí kết sau khi có thắng lợi quân sự quyết định. D. về vị trí đóng quân của các bên tham chiến. Câu 21: Một trong những nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng miền Bắc từ năm 1960 đến 1975 là A. chi viện cho tiền tuyến miền Nam. B. chống chiến tranh phá hoại. C. thực hiện các kế hoạch nhà nước. D. tiến hành cải cách ruộng đất. Câu 22: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam – Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Miền Nam là tiền tuyến, giữ vai trò quyết định. B. Miền Bắc là hậu phương, giữ vai trò quyết định trực tiếp. C. Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó. D. Cách mạng hai miền có mối quan hệ độc lập. Câu 23: “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965 là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng A. quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ. B. quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. C. quân Mĩ, đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. Câu 24: Nội dung “bình định miền Nam trong 2 năm” là kế hoạch quân sự nào sau đây của Mĩ? A. Kế hoạch Giônxơn Mác-namara. B. Kế hoạch bình định mới của Mĩ. Trang 3/5 – Lịch sử 12 - Mã đề 121
- C. Kế hoạch Xtalây – Taylo. D. Kế hoạch Đờ-Lát Đờ-tát-Xi-nhi. Câu 25: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 – 1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử A. cách mạng ở Miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ. B. cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng. C. cách mạng miền Nam gặp khó, cách mạng miền Bắc thành công. D. cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn. Câu 26: Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. miền Bắc được hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội. B. đất nước tạm thời bị chia cắt với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. C. quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc Việt Nam. D. hai miền không thể tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Câu 27: Đâu là nguyên nhân quyết định dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước? A. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. B. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh. C. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. D. Sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 28: Chiến thắng Bình Giã (2 – 12 – 1964) là thắng lợi của quân dân miền Nam chống chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ? A. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. Chiến lược “chiến tranh cục bộ”. C. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”. D. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Câu 29: Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? A. Chiến dịch Đường 14 – Phước Long. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Chiến dịch Hồ Chí Minh. Câu 30: Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã mở ra kỉ nguyên A. nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước. B. giải phóng dân tộc, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. D. giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội. Câu 31: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9 – 1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là gì? A. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc. B. Tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. Khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh. D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Câu 32: Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. Trang 4/5 – Lịch sử 12 - Mã đề 121
- B. Đập ta hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch. C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng. D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. Câu 33: Trong đông – xuân 1964 – 1965, quân dân miền Nam đã giành được thắng lợi ở A. Ấp Bắc. B. An Lão. C. Núi Thành. D. Vạn Tường. Câu 34: Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì? A. Hàn gắn vết thương chiến tranh. B. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước. C. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tê đối với Lào và Cam-pu-chia. D. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Câu 35: Ý nghĩa nào dưới đây là của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968? 1) Làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ. 2) Chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. 3) Mĩ rút quân về nước. 4) Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. A. 2, 3. B. 1, 2. C. 4, 1. D. 3, 4. Câu 36: Đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 là gì? A. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. B. Một đảng lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau. C. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. D. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị – xã hội khác nhau. Câu 37: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam sau đại thắng mùa Xuân năm 1975? A. Tạo những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế. B. Tạo điều kiện chính trị để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước. C. Tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. Tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 38: Sau Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là A. cùng với miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. tập trung đẩy mạnh khôi phục kinh tế, làm nghĩa vụ quốc tế đối với nước bạn Lào. C. chuẩn bị lực lượng vũ trang để giải phóng miền Nam. D. đấu tranh chống "bình định-lấn chiếm" chuẩn bị giải phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 39: Chỗ dựa của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam là A. “ấp chiến lược” và quân đội tay sai. B. “ấp chiến lược” và “ấp tân sinh”. C. lực lượng quân đội tay sai. D. hệ thống cố vấn Mĩ. Câu 40: Thắng lợi quân sự nào được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ? A. Bình Giã. B. Núi Thành. C. Vạn Tường. D. Đồng Xoài. ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 – Lịch sử 12 - Mã đề 121
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn