intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 12 Thời gian làm bài : 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề: Câu 1. Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ đã có hành động gì ở miền Nam? A. Đưa quân viễn chinh Mĩ vào miền Nam. B. Dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. C. Đưa quân các nước đồng minh của Mĩ vào miền Nam. D. Xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược”, đẩy mạnh bình định miền Nam. Câu 2. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau là đặc điểm nổi bật của tình hình nước ta sau khi kí hiệp định nào? A. Hiệp định Pari. B. Hiệp định Sơ bộ. C. Hiệp định Giơnevơ. D. Hiệp định Viêng Chăn. Câu 3. Từ năm 1961-1965 Mĩ thực hiện chiến lược Chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Chiến tranh đơn phương. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 4. Mĩ buộc phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam sau thất bại của A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Câu 5. Chiến thắng Vạn Tường (1965) là sự kiện mở đầu cao trào A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”. B. “Tìm ngụy mà đánh, lùng Mĩ mà diệt”. C. “Lùng Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” . D. “Thi đua Vạn Tường, giết giặc lập công”. Câu 6. Sau thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược? A. Chiến tranh đơn phương. B. Chiến tranh đặc biệt. C. Chiến tranh tổng lực. D. Việt Nam hóa chiến tranh. Câu 7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 – 1973) đã nhận định kẻ thù của cách mạng miền Nam là A. chính quyền Sài Gòn. B. Mĩ và đồng minh của Mĩ. C. đồng minh của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. D. đế quốc Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Câu 8. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của chiến thắng Phước Long (6/1/1975)? A. Chứng minh sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta. B. Chứng tỏ sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn. C. Làm thất bại hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”. D. Củng cố quyết tâm của Đảng ta trong việc đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.
  2. Câu 9. Sự kiện lịch sử diễn ra lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 – 04 – 1975 là A. quân ta nổ súng bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh. B. tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. C. xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập. D. lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Câu 10. Năm 1975, quân dân Việt Nam giành thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây? A. Chiến dịch Việt Bắc. B. Chiến dịch An Lão. C. Chiến dịch Đồng Xoài. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 11. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam là A. ổn định phát triển kinh tế, xã hội. B. khắc phục hậu quả chiến tranh. C. thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. D. mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của quốc hội khóa VI (1976) A. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam. B. quyết định lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. quyết định Thủ đô là Hà Nội, quyết định quốc kì, quốc ca. D. chủ trương biện pháp, thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Câu 13. Hội nghị lần thứ 24, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt A. văn hóa. B. kinh tế. C. y tế. D. nhà nước. Câu 14. Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) là A. kinh tế, xã hội. B. chính trị, xã hội. C. văn hóa, kinh tế. D. toàn diện và đồng bộ. Câu 15. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là đổi mới A. kinh tế. B. văn hóa. C. giáo dục. D. chính trị. Câu 16. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phải làm gì? A. Làm cho mục tiêu đã đề ra được thực hiện. B. Làm cho chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn. C. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả. D. Làm cho mục tiêu ấy phù hợp với sự phát triển. Câu 17. Những thắng lợi quân sự nào dưới đây làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ? A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão. B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. C. Bình Giã, An Lão, Đồng Xoài. D. Vạn Tường, Núi Thành, An Lão.
  3. Câu 18. Biện pháp được coi như “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là A. tăng cường viện trợ quân sự. B. tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. C. tiến hành dồn dân, lập “Ấp chiến lược”. D. sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”. Câu 19. Hoàn cảnh lịch sử tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam kể từ đầu năm 1973 là A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom đánh phá hoàn toàn miền bắc. B. Mĩ kí Hiệp định Pari và rút quân đội ra khỏi nước ta. C. Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào. D. vùng giải phóng của ta được mở rộng và lớn mạnh. Câu 20. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người…”. Đó là thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam? A. Thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). C. Thắng lợi trong Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. D. Thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). Câu 21. Ý nghĩa lớn nhất của thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên là A. từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên, ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh. B. giải phóng được Tây Nguyên, phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. C. đẩy quân đội Sài Gòn vào thế tuyệt vọng, phát triển thành Tổng tiến công trên toàn miền Nam. D. từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên, phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Câu 22. Quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pa-ri năm 1973 là A. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. B. độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 23. Ý nghĩa lớn nhất trong cuộc tổng tiến công công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là A. buộc Mĩ phải ký hiệp định Pa ri. B. Mĩ phải đến hội nghị Pari để đàm phán với ta. C. Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược. D. buộc Mĩ phải ngừng ném bom chiến tranh phá hoại miền Bắc. Câu 24. “Phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” là ý nghĩa của sự kiện nào? A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. B. Lấy tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. C. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc. Câu 25. Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối đổi mới về chính trị của Đảng? A. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. B. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. D. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 26. Nội dung nào không thuộc đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng ta? A. Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. B. Tiến hành công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. C. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  4. D. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Câu 27. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới ở nước ta là gì? A. Nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức, đưa đất nước tiến lên. B. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học - kĩ thuật là quốc sách hàng đầu. C. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Tình thần đoàn kết của toàn dân tộc. Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước sau khi giải phóng miền Nam? A. Là cơ sở để hoàn thành thống nhất trên các lĩnh vực chính trị và tư tưởng, kinh tế, văn hoá - xã hội. B. Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Là cơ sở để hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. D. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Câu 29. Nhận định nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam? A. Diễn ra trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh đang leo thang trên phạm vi thế giới. B. Đấu tranh chính trị là phương thức chủ yếu, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang. C. Là cao trào đấu tranh của quần chúng nhân dân bao gồm những cuộc khởi nghĩa từng phần. D. Đưa cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam đồng loạt tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 30. So với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm mới là mở rộng chiến tranh A. xâm lược Lào. B. phá hoại miền Bắc. C. xâm lược Campuchia. D. xâm lược Đông Dương. [] Câu 31. Các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ,“Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh” đều có điểm giống nhau A. quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn. B. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc và Đông Dương. C. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ. D. có cố vấn Mĩ chỉ huy, với sự viện trợ cho quân đội Sài Gòn. Câu 32. Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. B. Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ. C. Có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mĩ. D. Dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. Câu 33. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (tháng 1-1959) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 (tháng 7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam có điểm chung nào sau đây? A. Dẫn đến những thắng lợi quân sự góp phần làm xoay chuyển cục diện cách mạng miền Nam. B. Góp phần củng cố và mở rộng chính quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam. C. Diễn ra trong bối cảnh cách mạng miền Nam đang đặt ra những yêu cầu mới. D. Xác định lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh giải phóng. Câu 34. Điểm giống nhau về vai trò của quân Mĩ trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1975 là A. Giữ vai trò cố vấn chỉ huy. B. Vừa cố vấn chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu.
  5. C. Vừa cố vấn chỉ huy vừa phối hợp chiến đấu. D. Trực tiếp chiến đấu. Câu 35. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam? A. Là trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến. B. Thực hiện phương châm lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều. C. Là trận quyết chiến chiến lược huy động cao nhất sức mạnh nội lực. D. Tấn công trực diện vào cơ quan đầu nào của đối phương. Câu 36. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là A. đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong giặc ngoài. B. tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế. C. được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. D. được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của dân tộc. Câu 37. Nét độc đáo về nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là A. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. B. kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao. C. kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy. D. kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao. Câu 38. Nhận định nào sau đây là đúng về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) của quân dân Việt Nam? A. Là nỗ lực cao nhất, cuối cùng của đế quốc Mĩ và quân đội Sài Gòn trong chiến tranh ở Việt Nam. B. Là thắng lợi quân sự quyết định tạo thời cơ chiến lược tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. C. Tạo thế và lực để Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao của Hội nghị Pari. D. Là thắng lợi quân sự quyết định góp phần bảo vệ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. Câu 39. Một trong những bài học chủ yếu cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9-1960) là A. mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh chỉ đạo cách mạng. B. chỉ đạo cách mạng cho cả hai miền. C. chỉ đạo sâu sát quyết liệt cho cách mạng miền Nam. D. tập trung xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Câu 40. Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong thời kì đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là A. Chính sách hòa bình, hữu nghị và hợp tác. B. Chỉ quan hệ với các nước ở Châu Á. C. Chỉ quan hệ với các nước ở Đông Nam Á. D. Chỉ quan hệ với các nước ở Châu Âu. ----------------- HẾT ----------
  6. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn : Lịch sử 12 Thời gian làm bài : 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề: Câu 1. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là A. tiến hành hoàn thành cải cách ruộng đất. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. [] Câu 2. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân miền Nam những ngày đầu sau hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương là A. đấu tranh vũ trang. B. đấu tranh chính trị. C. bạo lực cách mạng. D. khởi nghĩa giành chính quyền. [] Câu 3. Trong những năm 1957-1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn vì A. lực lượng cách mạng miền Nam lớn mạnh. B. miền Bắc chưa kịp chi viện cho miền Nam. C. Mĩ tăng cường đưa quân Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam. D. Mĩ-Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật. [] Câu 4. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được tiến hành bằng lực lượng A. quân đội Sài Gòn, quân đồng minh do cố vấn Mĩ chỉ huy. B. quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. C. quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. quân viễn chinh, quân một số nước đồng minh của Mĩ. [] Câu 5. Chiến thắng nào của ta mở ra khả năng đánh thắng quân Mĩ trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965- 1968)? A. Mùa khô 1965-1966. B. Mùa khô 1966-1967. C. Vạn Tường (1965). D. Mậu Thân (1968). [] Câu 6. Thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược ? A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. C. Trận “Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. [] Câu 7. Hành động phá hoại Hiệp định Pari năm 1973 của chính quyền Sài Gòn là A. mở các cuộc hành quân “bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng. B. tổ chức những cuộc hành quân tìm diệt, đánh vào căn cứ của ta.
  7. C. đàn áp, khủng bố những hoạt động yêu nước của nhân dân miền Nam. D. không tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt. [] Câu 8. Cuối 1974 đầu 1975 ta mở hoạt động quân sự ở Nam Bộ với trọng tâm là ở A. Xuân Lộc và Long Khánh. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. C. Tây Ninh và Đồng bằng sông Cửu Long. D. Phan Rang và Ninh Thuận. [] Câu 9. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn theo thứ tự là A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng. B. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh C. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. [] Câu 10. Nguyên nhân chủ quan cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước là A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. B. truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân nhân ta. C. có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh. D. tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân hai miền Nam – Bắc. [] Câu 11. Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, tổ chức bộ máy Nhà nước Việt Nam có đặc điểm gì? A. Tổ chức Hội nghị hiệp thương chính trị. B. Chính quyền cách mạng tuyên bố thành lập. C. Đất nước được thống nhất về mặt Nhà nước. D. Mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. [] Câu 12. Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ gì? A. Cả nước tiến hành công cuộc đổi mới đất nước. B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. C. Hoàn thành khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh. D. Nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại. [] Câu 13. Nội dung nào là một trong những quyết định của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI? A. Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. B. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Mở ra những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. D. Tuyên bố với quốc dân và thế giới Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập. [] Câu 14. Cuộc khủng hoảng trầm trọng ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đặt ra yêu cầu gì đối với Đảng và Nhà nước ta? A. Sự phát triển của khoa học-kĩ thuật tiên tiến. B. Điều chỉnh chính sách đối ngoại cho phù hợp. C.Thay đổi theo xu thế chung của thế giới. D. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. [] Câu 15. Đường lối đổi mới năm 1986 đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nước ta như thế nào? A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội.
  8. B. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-văn hóa. C. Tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. D. Cuộc khủng hoảng trầm trọng của liên Xô và các nước Đông Âu. [] Câu 16. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra lần đầu tiên tại Đại hội nào? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII [] Câu 17. Chỗ dựa trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam là gì? A. Quân đội Sài Gòn. B. Ấp chiến lược và cố vấn Mĩ. C. Cố vấn Mĩ và quân đội Sài Gòn. D. Ấp chiến lược và quân đội tay sai. [] Câu 18. Chiến thắng quân sự nào của ta làm phá sản cơ bản “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ? A. Chiến thắng Ấp Bắc. B. Chiến thắng Bình Giã. C. Chiến thắng An Lão. D. Chiến thắng Đồng Xoài. [] Câu 19. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Đó là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. B. Đó là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân hai miền Nam-Bắc. C. Là văn bản pháp lí quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương. D. Là thắng lợi quan trọng, tạo ra thế và lực thuận lợi để tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. [] Câu 20. Ý nghĩa nào dưới đây không phản ánh đúng thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972? A. Mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ. B. Giáng một đòn nặng nề vào “Việt Nam hoá chiến tranh”. C. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh Việt Nam. D. Buộc Mĩ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc 12 ngày đêm. [] Câu 21. Hoàn cảnh lịch sử tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam kể từ đầu năm 1973 là A. Mĩ tuyên bố ngừng ném bom đánh phá hoàn toàn miền bắc. B. Mĩ kí Hiệp định Pari và rút quân đội ra khỏi nước ta. C. Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào. D. vùng giải phóng của ta được mở rộng và lớn mạnh. [] Câu 22. Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong điều kiện lịch sử nào? A. Quân Mĩ và quân đội Sài Gòn bắt đầu suy yếu. B. Chính quyền và quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng và suy yếu. C. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam phần nào có lợi cho cách mạng nước ta. D. Tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, ta mạnh hơn địch cả về thế và lực.
  9. [] Câu 23. Vì sao Đảng chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975? A. Tây Nguyên là địa bàn quan trọng, lực lượng địch quá mỏng, lực lượng ta mạnh. B. Tây Nguyên là địa bàn xa chiến trường chính, lực lượng địch ở đây mỏng và bố phòng sơ hở. C. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. D. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng, bố phòng kiên cố. [] Câu 24. Việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa A. để miền Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. để thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ. C. xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. D. phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. [] Câu 25. Thành tựu ngoại giao quan trọng của nước ta năm 1977 là gì? A. Gia nhập tổ chức Liên hợp quốc. B. Bình thường hóa quan hệ với Mĩ. C. Gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. được 94 nước đặt quan hệ ngoại giao. [] Câu 26. Một trong những chủ trương của Đảng ta về đường lối đổi mới kinh tế là A. ưu tiên phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. B. phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. C. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. [] Câu 27. Đường lối đổi mới của Đảng (12-1986) được hiểu như thế nào là đúng? A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội. B. Đổi mới là thay đổi về nội dung của chủ nghĩa xã hội. C. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội. D. Đổi mới là thay đổi sang chế độ tư bản chủ nghĩa. [] Câu 28. Nội dung nào không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử khi Đảng ta tiến hành đổi mới đất nước? A. Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương, những di hại của xã hội cũ vẫn tồn tại. B. Đất nước lâm vào khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. C. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới. D. Cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác. [] Câu 29. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và phong trào Đồng khởi (1959-1960) A. đều nổ ra trong bối cảnh kẻ thù đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu. B. lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu, lực lượng vũ trang đóng vai trò hỗ trợ. C. đều nằm trong tiến trình chiến tranh giải phóng dân tộc. D. đi từ các cuộc khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. []
  10. Câu 30. Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” là A. sử dụng quân đội Sài Gòn. B. lực lượng quân Mĩ giữ vai trò quan trọng. C. hình thức chiến tranh thực dân mới. D. sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại. [] Câu 31. So với chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” có điểm mới là mở rộng chiến tranh A. xâm lược Lào. B. phá hoại miền Bắc . C. xâm lược Campuchia. D. ra toàn Đông Dương. [] Câu 32. Điểm khác nhau giữa “Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì? A. Hình thức chiến tranh thực dân mới của Mĩ. B. Sử dụng lực lượng chủ yếu là quân nguỵ. C. Có sự phối hợp đáng kể cuả lực lượng chiến đấu Mĩ. D. Dưới sự chỉ huy cuả hệ thống cố vấn quân sự Mĩ. [] Câu 33. Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là A. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang. B. đập tan hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch. C. cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng. D. những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến. [] Câu 34. Điểm giống nhau về âm mưu trong các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam từ năm 1961 đến năm 1975 là A. nhằm thực hiện chính sách bình định, nhằm chiếm đất, giành dân. B. nhằm thí điểm chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mĩ. C. chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của Mĩ. D. biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. [] Câu 35. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (tháng 1-1959) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 21 (tháng 7-1973) của Đảng Lao động Việt Nam có điểm chung nào sau đây? A. Dẫn đến những thắng lợi quân sự góp phần làm xoay chuyển cục diện cách mạng miền Nam. B. Góp phần củng cố và mở rộng chính quyền cách mạng ở miền Nam Việt Nam. C. Diễn ra trong bối cảnh cách mạng miền Nam đang đặt ra những yêu cầu mới. D. Xác định lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh giải phóng. [] Câu 36. Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976 là A. đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong giặc ngoài. B. tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế. C. được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. D. được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của dân tộc. []
  11. Câu 37. Một trong những bài học được rút ra từ việc thực hiện cải cách ruộng đất (1954-1957) cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là gì? A. Dựa vào giai cấp công nhân. B. Dựa vào địa chủ kháng chiến. C. Dựa vào sức mạnh của toàn dân. D. Dựa vào sức mạnh giai cấp nông dân. [] Câu 38. Từ kết quả của cuộc đấu tranh ngoại giao buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari, hãy rút ra bài học kinh nghiệm gì cho vấn đề ngoại giao hiện nay? A. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. B. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, kinh tế và ngoại giao. C. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh văn hóa, chính trị và ngoại giao. D. Bài học về sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, binh vận và ngoại giao. [] Câu 39. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật giải quyết vấn đề thời cơ của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975? A. Nhanh chóng mở cuộc tổng tiến công chiến lược ngay khi xác định cả năm 1975 là thời cơ. B. Linh hoạt thay đổi kế hoạch tiến công trước những tác động trực tiếp của tình hình thế giới. C. Tranh thủ thời cơ chiến lược để liên tiếp mở nhiều chiến dịch tiến tới giành thắng lợi cuối cùng. D. Lập tức quyết định tổng tiến công chiến lược khi thấy khả năng can thiệp của Mĩ là rất hạn chế. [] Câu 40. Nội dung nào không phản ánh đúng đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng? A. Xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. B. Xây dựng nền kinh tế với cơ cấu nhiều ngành, nghề; nhiều qui mô, trình độ công nghệ. C. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. D. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. [] ----------------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2