intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ - LỚP 8 (ĐỀ CHÍNH THỨC) CẤP ĐỘ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO Cộng CHỦ ĐỀ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1. CUỘC KHÁNG - Tính chất của xã hội Việt Đặc điểm nổi bật của cuộc Nguyên nhân thất CHIẾN CHỐNG Nam sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt. kháng chiến của nhân dân bại của cuộc kháng PHÁP TỪ NĂM - Trong cuộc chiến đấu chống Việt Nam chống thực dân chiến chống Pháp Pháp xâm lược (1858-1884), Pháp xâm lược (1858-1884). xâm lược của quân 1858-1884. Nguyễn Tri Phương không dân ta từ năm 1858 chỉ huy mặt trận nào. đến năm 1884. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 0.66 0.33 2.0 3.0 2. PHONG TRÀO - Điểm giống nhau và khác CHỐNG PHÁP nhau giữa phong trào Cần CUỐI THẾ KỈ XIX vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Số câu: 2 2 Số điểm: 0.66 0.66 3. TRÀO LƯU CẢI - Nội dung đề nghị cải cách - Ý nghĩa các đề nghị cải CÁCH DUY TÂN Ở của Nguyễn Trường Tộ và cách duy tân ở Việt Nam VIỆT NAM NỬA Nguyễn Lộ Trạch. cuối thế kỉ XIX? CUỐI THẾ KỈ XIX - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các đề nghị cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam Số câu: 3 1 4 Số điểm: 1.0 0.33 1.33 4. Những chuyển - Hoàn cảnh thực dân Pháp tiến - Vì sao trong cuộc khai thác Bài học kinh biến kinh tế xã hội ở hành khai thác thuộc địa lần thứ thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nghiệm từ sự thất Việt Nam và phong nhất ở Việt Nam. Nam, thực dân Pháp hạn chế bại của phong trào
  2. trào yêu nước chống - Vì sao trong cuộc khai thác sự phát triển của công Đông du (1905- Pháp từ đầu thế kỉ thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nghiệp nặng. 1909) XX đến năm 1918 Nam, thực dân Pháp hạn chế - Nét chính về phong trào sự phát triển của công nghiệp Đông du (1905-1909) nặng. - Chính sách Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. - Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã hội VN. - Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp thiết gì. Số câu 5 1 1/2 1/2 7 Số điểm 1.66 0.33 2.0 1.0 5.0 Tổng số câu: 12 3+1/2 1 1/2 17 Tổng số điểm: 4.0 3.0 2.0 1.0 10 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  3. PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO BẮC TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút NỘI DUNG MỨC ĐỘ MÔ TẢ - Tính chất của xã hội Việt Nam sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhận biết - Biết về công lao của Nguyễn Tri Phương. 1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG Đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân PHÁP TỪ NĂM 1858-1884. Thông hiểu Pháp xâm lược (1858-1884). Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm Vận dụng 1858 đến năm 1884. 2. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP - Điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Nhận biết CUỐI THẾ KỈ XIX Yên Thế. 3. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN - Nội dung đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ và Nguyễn Lộ Trạch. Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ Nhận biết - Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các đề nghị cải cách duy tân nửa XIX cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam. - Hoàn cảnh thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam. - Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng. - Chính sách Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành cuộc khai thác 4. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH Nhận biết thuộc địa lần thứ nhất. TẾ-XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ - Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với xã PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG hội VN. PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN - Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ NĂM 1918. XX đặt ra yêu cầu cấp thiết gì. - Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp Thông hiểu hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng. - Nét chính về phong trào Đông du (1905-1909). Vận dụng - Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của phong trào Đông du (1905-1909). cao
  4. PHÒNG GD-ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5.0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884) có đặc điểm gì nổi bật? A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, ngoại giao. B. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng. C. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp. D. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu lãnh đạo. Câu 2. Với việc triều Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), tính chất của xã hội Việt Nam là A. nửa thuộc địa, nửa phong kiến. B. nửa thuộc địa, phong kiến. C. thuộc địa, nửa phong kiến. D. thuộc địa, phong kiến. Câu 3. Trong cuộc chiến đấu chống Pháp xâm lược (1858-1884), Nguyễn Tri Phương không chỉ huy mặt trận nào? A. An Giang. B. Đà Nẵng. C. Gia Định. D. Hà Nội. Câu 4. Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức đề nghị vấn đề gì? A. Mở cửa biển Trà Lí (Nam Định). B. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. C. Mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài. D. Đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán. Câu 5. Trong trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, ai đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục? A. Đinh Văn Điền. B. Trần Đình Túc. C. Nguyễn Huy Tế. D. Nguyễn Trường Tộ. Câu 6. Đâu không phải là ý nghĩa các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam. B. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, đang cản trở bước tiến của dân tộc. C. Thể hiện trình độ nhận thức, thức thời của người Việt Nam lúc bấy giờ. D. Chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của các đề nghị cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam? A. Các đề nghị cải cách duy tân còn nhiều hạn chế. B. Triều Nguyễn bảo thủ, không chịu thay đổi. C. Các đề nghị cải cách còn lẻ tẻ, rời rạc. D. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. Câu 8. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong hoàn cảnh nào? A. Đã hoàn thành xong việc xâm lược Việt Nam. B. Đang tiến hành xâm lược Việt Nam. C. Đã đàn áp xong phong trào Cần vương. D. Đã hoàn thành xong việc đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.
  5. Câu 9. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng? A. Thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng được yêu cầu. B. Muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp. C. Muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ. D. Nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu. Câu 10. Hai xu hướng mới trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đến năm 1918 là A. theo phương Tây và theo Pháp. B. dựa vào Nhật và dựa vào Pháp. C. bạo động và cải cách. D. đánh Pháp và hòa Pháp. Câu 11. Điểm giống nhau giữa phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế là về A. thời gian tồn tại. B. lực lượng lãnh đạo. C. phạm vi hoạt động. D. đối tượng đấu tranh. Câu 12. Điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương là về A. phương pháp đấu tranh. B. đối tượng đấu tranh. C. lực lượng lãnh đạo. D. kết quả đấu tranh. Câu 13. Chính sách Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. "Chia để trị" và cai trị trực tiếp. B. "Dùng người Việt trị người Việt". C. "Đồng hóa" dân tộc ta. D. "Khai hóa văn minh" cho người Việt Nam. Câu 14. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào? A. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng. B. Hình thành các giai cấp mới là công nhân, tư sản và tiểu tư sản. C. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng và giác ngộ cách mạng. D. Hình thành giai cấp công nhân và hai tầng lớp tư sản, tiểu tư sản. Câu 15. Từ sự thất bại của phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam là gì? A. Phải tìm ra con đường cứu nước mới. B. Phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. C. Phải tăng cường khối liên minh công nhân và nông dân. D. Phải kiên trì đấu tranh bằng phương pháp vũ trang. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại? Câu 2. (3.0 điểm) a) Trình bày nét chính về phong trào Đông du (1905-1909)? b) Sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học kinh nghiệm gì?
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM (Đề chính thức) KIỂM TRA CUỐI HK 2 – NĂM HỌC 2022-2023 – LỊCH SỬ 8 I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Mỗi câu đúng 0.33 điểm (đúng 3 câu được 1.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B C A B D A B C B C D C A D A II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu Hướng dẫn đáp án Điểm Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp (1858-1884) 2.0 - Các cuộc chiến đấu của nhân dân thiếu sự liên kết. Chưa phát triển thành một 0.5 phong trào toàn quốc. - Chống Pháp với vũ khí thô sơ, tổ chức theo lối phong kiến, đây là một bất lợi 0.5 Câu 1 lớn khiến cuộc chiến đấu của nhân dân ta không thể thành công. - Pháp hơn hẳn Việt Nam về trình độ kinh tế và quân sự. 0.25 - Sai lầm của triều Nguyễn trong cách thức đối phó với thực dân Pháp, không 0.5 huy động toàn dân đánh giặc mà chủ trương đàm phán, thương lượng với Pháp. - Nhiều cơ hội đánh bại thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi nước ta đã bị triều 0.25 Nguyễn bỏ lỡ. Trình bày nét chính về phong trào Đông du (1905-1909) 2.0 - Lãnh đạo phong trào Đông du: Phan Bội Châu. 0.25 - Chủ trương của Phan Bội Châu: Bạo động vũ trang, dựa vào sự giúp đỡ của 0.25 Nhật Bản để đánh đuổi Pháp. - Biện pháp: Lập ra hội Duy tân (1904) với mục đích lập ra một nước Việt 0.5 Nam độc lập, đưa học sinh sang Nhật du học để sau này về cứu nước (1905). - Kết quả: Thực dân Pháp câu kết với Chính phủ Nhật Bản, trục xuất những 0.5 người Việt Nam khỏi đất Nhật, phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động (1909). Câu 2 - Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc 0.5 với vấn đề thời đại. Bài học kinh nghiệm từ thất bại của phong trào Đông du. 1.0 - Chủ trương bạo động vũ trang chống Pháp để giành độc lập là đúng đắn 0.5 nhưng chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp là sai lầm, vì Nhật và Pháp là hai nước đế quốc nên bản chất giống nhau, chúng sẵn sàng câu kết với nhau để chia sẻ quyền lợi. - Phải xác định đúng bạn và kẻ thù của cách mạng. 0.25 - Cần xây dựng thực lực trong nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ quốc tế 0.25 chân chính. Ngày …../…../2023 Ngày 21/4/2023 Người duyệt đề Người ra đề Võ Văn Hiếu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2