intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Huệ, Kon Tum

  1. PHÒNG GD & ĐT TP KON TUM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 Họ và tên HS:.................................. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Lớp :......... (Đề có 29 câu, 03 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ I Điểm Lời phê của thầy (cô) giáo --------------------------------------------------------------------------------------- I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là: A. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân. B. Những nhà thầu khoán, đại lý. C. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán. D. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp. Câu 2. Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì? A. Tạo điều kiện để Pháp tiếp tục xâm chiếm Việt Nam. B. Kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế tư bản. C. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến. D. Mâu thuẫn xã hội không thể giải quyết. Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân sĩ phu. B. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. D. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân. Câu 4. Vì sao phong trào Cần vương thất bại? A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. B. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. D. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. Câu 5. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế nào? A. Nông dân đều lâm vào hoàn cảnh nghèo khổ. B. Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát. C. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất, cơ cực trăm bề. D. Một bộ phận nông dân trở thành địa chủ. Câu 6. Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực? A. Rập khuân hoặc mô phỏng nước ngoài. B. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi. C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt. D. Chưa hợp thời thế. Câu 7. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do? A. Khí hậu khắc nghiệt. B. Quân dân ta chiến đấu anh dũng. C. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương D. Quân Pháp thiếu lương thực. Câu 8. Mục đích của Hội Duy Tân là gì? A. Nâng cao dân trí. B. Bạo động vũ trang chống Pháp. C. Nâng cao dân trí, dân quyền. D. Lập ra một nước Việt Nam độc lập. Câu 9. Từ nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong tình trạng như thế nào? A. Đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. B. Một lực lượng sản xuất mới – tư bản chủ nghĩa đang hình trong lòng xã hội phong kiến.. C. Hình thành và hoàn thiện mô hình bước đầu. Trang 1/4
  2. D. Được củng cố vững chắc và phát triển hưng thịnh. Câu 10. Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Chính sách “dùng người Pháp để trị người Việt”. B. Chính sách “Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. C. Chính sách “chia để trị”. D. Chính sách “Đồng hóa” dân tộc Việt Nam. Câu 11. Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp (1897-1914) đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào? A. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc. B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ. C. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt. D. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng. Câu 12. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Cải cách duy tân. B. Cải cách kinh tế, xã hội. C. Chính sách ngoại giao mở cửa. D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. Câu 13. Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như ra sao? A. Trở thành tầng lớp quý tộc mới ở nông thôn Việt Nam. B. Trở thành giai cấp tư sản. C. Đa số đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. D. Trở thành tầng lớp thượng lưu ở nông thôn Việt Nam. Câu 14. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào Cần vương. B. Phong trào công nhân. C. Phong trào nông dân Yên Thế. D. Phong trào nông dân. Câu 15. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là gì? A. Phản ánh yêu cầu của tầng lớp quan lại. B. Đạt được những thắng lợi nhất định. C. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội. D. Đã gây được tiếng vang lớn. Câu 16. Nét nổi bật của phong trào nông dân Yên Thế trong giai đoạn 1884 -1892 là A. Liên tiếp phải chống lại các cuộc càn quét lớn của thực dân Pháp. B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. C. Các toán quân hoạt động riêng rẽ, thủ lĩnh có uy tín nhất là Đề Nắm. D. Giảng hòa để chuẩn bị lực lượng đấu tranh. Câu 17. Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng không xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Có cảng nước sâu, tàu chiến dễ ra vào. B. Có giáo dân và gián điệp hoạt động mạnh. C. Gần Huế, dễ dàng thực hiện ý đồ “đánh nhanh thắng nhanh”. D. Cắt đứt đường tiếp tế lương thực cho triều đình. Câu 18. Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như ra sao? A. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. B. Vơ vét tiền của nhân dân. C. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị. Câu 19. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương? A. Cửa biển Hải Phòng. B. Cửa biển Thuận An (Huế). Trang 2/4
  3. C. Cửa biển Trà Lý (Nam Định). D. Cửa biển Đà Nẵng. Câu 20. Thực dân Pháp lập Liên bang Đông Dương gồm những nước A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Thái Lan. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. C. Việt Nam, Lào. D. Lào, Cam-pu-chia. Câu 21. Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực trăm bề khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất? A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Giai cấp công nhân làm thuê. C. Giai cấp nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản. Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu đẩy nước ta rơi vào tình trạng nước thuộc địa là do A. thực dân Pháp liên kết với các nước đế quốc khác cùng đánh chiếm Việt Nam. B. nhân dân ta không kiên quyết đánh đuổi thực dân Pháp. C. đất nước Việt Nam ta nhỏ, nhân dân sức yếu không đánh nổi Pháp. D. triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, chủ trương thương lượng, không kiên quyết đánh Pháp. Câu 23. Lãnh đạo phong trào Đông Du là ai? A. Hội Duy Tân. B. Phan Châu Trinh. C. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. D. Phan Bội Châu. Câu 24. Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học để làm gì? A. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. B. Phát triển nền giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. D. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. Câu 25. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị cải cách vấn đề gì? A. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục. B. Phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. C. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. D. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ. Câu 26. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì? A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói. B. Chế biến gỗ và xay xát gạo. C. Khai thác điện, nước. D. Khai thác than và kim loại. Câu 27. “Bộ máy chính quyền từ Trung Ương đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt.” Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XIX. C. Giữa thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XIX. Câu 28. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào? A. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. D. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 29 (3,0 điểm): Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tạo nên những chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam. Bằng những kiến thức lịch sử, em hãy: a/ (2,0 điểm):Trình bày ngắn gọn nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam về lĩnh vực kinh tế. b/ (1,0 điểm):Em có nhận xét gì về những tác động tích cực và tiêu cực của chính sách khai thác thuộc địa đối với nền kinh tế Việt Nam? Trang 3/4
  4. Trang 4/4
  5. Trang 5/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2