intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Môn: LỊCH SỬ – Lớp 9 NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ……/…./2024 (Đề gồm có 02 trang) Họ và tên học sinh:..............................................Lớp......................SBD..................Phòng thi.............. PHÂN MÔN LỊCH SỬ I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn? A. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (18/6/1919). B. Gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920). C. Tiếp cận luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920). D. Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa (1921) ở Pari. Câu 2. Tháng 6/1925, trong phong trào cách mạng Việt Nam đã diễn ra sự kiện nổi bật gì? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. B. Tân Việt Cách mạng Đảng được thành lập. C. Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lập. D. Phong trào vô sản hoá. Câu 3. Ở Việt Nam, đinh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930. B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. C. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh. D. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy. Câu 4. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936 - 1939 là do A. chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa. B. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. C. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt. D. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Câu 5. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bắc Sơn. B. Khởi nghĩa Nam Kì. C. Binh biến Đô Lương. D. Khởi nghĩa từng phần. Câu 6. Tháng 8/1945, điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là sự A. đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. B. thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. C. thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức. D. nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu. Câu 7. Đại hội Đại biểu lần thứ 2 của Đảng (2/1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là A. Đảng Cộng Sản Đông Dương. B. Đảng Lao động Việt Nam. Trang 1/2
  2. C. Đảng Lao động Đông Dương. D. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Câu 8. Âm mưu của Pháp-Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va là A. lấy lại thế chủ động chính trên chiến trường Bắc Bộ. B. giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn. C. giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến trong vòng 18 tháng. D. xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Câu 9. Ngày 7/5/1954, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại gì? A. Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu B. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. C. Kí hiệp định Giơ-ne-vơ D. Kí hiệp định Pa-ri Câu 10. Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của quân dân miền Nam đã dấy lên phong trào A. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” C. “Đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”. D. “Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược” Câu 11. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam được thực hiện bằng lực lượng nào? A. Quân đội Mĩ và quân đội đồng minh B. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn. C. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. D. Quân đội Sài Gòn và quân đồng minh. Câu 12. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là gì? A. Rút dần quân Mĩ về nước. B. Dùng người Mĩ đánh người Việt. C. Tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực. D. Dùng người Việt đánh người Việt. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1. (3.0 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? Câu 2. (1.0 điểm) Phong trào nào ở miền Nam làm thất bại âm mưa của Mĩ trong việc thực hiện chiến tranh điển hình? Ý nghĩa của phong trào đó đối với cách mạng miền Nam? Câu 3. (2.0 điểm) Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? --------HẾT-------- 2
  3. Trang 3/2
  4. UBND TP HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: LỊCH SỬ 9. (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: ( 4.0 điểm): 0,33 điểm cho 1 đáp án đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A C D B A B D B A C D II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm * Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954): -Ý nghĩa lịch sử: + Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta 0,5đ trong gần một thế kỉ. + Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN, tạo điều kiện 0,5đ Câu 1 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 3,0 + Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp 0,5đ điểm phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Nguyên nhân thắng lợi: + Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo… 0,5đ + Có chính quyền dân chủ nhân dân, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân không ngừng được mở rộng, có hậu phương vững chắc. 0,5đ + Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt – Miên – Lào; sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN, cùng các lực lượng tiến bộ khác. 0,5đ Câu 2 * Phong trào nào ở miền Nam làm thất bại âm mưa của Mĩ trong việc thực hiện chiến 1.0 tranh điển hình? Ý nghĩa của phong trào đó đối với cách mạng miền Nam? điểm - Phong trào “Đồng Khởi 1959-1960” . 0,5đ - Ý nghĩa: + Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam. 0,25đ + Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 20/12/1960). 0,25đ Câu 3: * Chiến lược “Chiến tranh đặt biệt” (1961-1965) và chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” 2.0 (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm gì giống và khác nhau? điểm - Giống nhau: + Đều là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu của Mĩ, do cố vấn Mĩ chỉ huy, dựa 0,5đ 4
  5. vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ. + Đều chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân miền Nam, âm mưu chia cắt đất nước 0,5đ Việt Nam nhưng đều bị thất bại. - Khác nhau: +Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”lực lượng tiến hành chủ yếu là quân đội tay sai. 0,5đ +Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành chủ yếu bằng quân đội Mĩ, quân đồng 0,5đ minh và quân đội Sài Gòn. Trang 5/2
  6. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0