intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Phan Châu Trinh, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Phan Châu Trinh, Thăng Bình’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Phan Châu Trinh, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU Môn: Lịch sử - Lớp 9 TRINH Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: ( 5.0 điểm) (Chọn chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau và ghi vào giấy làm bài. Ví dụ: 1-A). Mỗi câu đúng đạt 0.33 điểm. Câu 1: Vì sao Mĩ buộc phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"? A. Do thắng lợi của ta trên bàn đàm phán ở Pari. B. Do thắng lợi của nhân dân ta trong phong trào “ Đồng khởi” ở miền Nam. C. Do thắng lợi liên tiếp của ta trên các mặt trận quân sự trong ba năm 1969, 1970, và 1971. D. Đòn tấn công bất ngờ, gây choáng váng của ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. Câu 2: Trong thời kỳ 1945-1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp? A. Cuộc chiến đấu của các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc- thu đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới- Thu Đông năm 1950. D. Chiến dịch Thượng Lào xuân- hè năm 1953. Câu 3: Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chiến chống thực dân Pháp của ta là gì? A. Thần tốc, táo bạo,táo bạo hơn nữa. B. Toàn dân, toàn diện, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. C. Táo bạo, chớp thời cơ nhanh chóng, tự lực cánh sinh. D. Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 4: Hình thức và phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kỳ 1936 – 1939 là: A. Đấu tranh vũ trang. B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai D. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khai đối mặt với kẻ thù Câu 5: Bài học kinh nghiệm nào của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được vận dụng trong xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay? A. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. B. Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. D. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Câu 6: Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp? A. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. B. Chiến dịch Trung Lào năm 1953. C. Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954. D. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954. Câu 7: Thắng lợi quân sự nào của ta quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương? A. Điện Biên Phủ năm 1954. B. Việt Bắc thu - đông năm 1947. C. Biên giới thu - đông năm 1950. D. Cuộc chiến đấu 60 ngày ở các đô thị. Câu 8: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 -1941) quyết định tạm gác khẩu hiệu: A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. B. “ Người cày có ruộng”. C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng đất”. D. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc”.
  2. Câu 9: Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì: A. Chính quyền đầu tiên của công nông . B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo. C. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới. D. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga). Câu 10: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam vì: A. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên lãnh đạo cách mạng. B. Chấm dứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam. C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. D. Kết thúc thời kỳ phát triển theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản. Câu 11: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam là đúng đắn sáng tạo vì: A. Khẳng định cách mạng Việt Nam là bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. B. Cương lĩnh đã vạch ra vấn đề cơ bản về đường lối của cách mạng Việt Nam. C. Cương lĩnh thể hiện rõ tư tưởng cốt lõi của dân tộc Việt Nam độc lập và tự do dân chủ. D. Cương lĩnh kêu gọi các dân tộc trên thế giới đoàn kết chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không phản ảnh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới. B. Đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành nước độc lập . C. Phá tan hai xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật. D. Lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Câu 13: Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là: A. Hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt. B. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. C. Tình đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương. D. Sự lãnh sáng suốt của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 14: Từ việc kí kết Hiệp định Pa-ri (1973), bài học kinh nghiệm nào được Đảng ta vận dụng trong chính sách đối ngoại hiện nay? A. Lợi dụng sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế. B. Mềm dẻo về nguyên tắc, cứng rắn về sách lược. C. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc. D. Sự đồng thuận trong việc giải quyết tranh chấp. Câu 15: Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học rút ra cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay là: A. Nhân nhượng, hòa hoãn với kẻ thù. B. Luôn mềm dẻo trong đấu tranh với kẻ thù. C. Cương quyết trong đấu tranh chống kẻ thù. D. Linh hoạt, mềm dẻo, kiên quyết giữ vững độc lập dân tộc. II. TỰ LUẬN: ( 5.0 điểm) Câu 1 ( 1 điểm ). Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950? Câu 2 ( 2 điểm ). Trình bày nội dung của kế hoạch Na – va? Câu 3 ( 2 điểm ). So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. ____Hết____ Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ……Phòng thi……... SBD:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2