TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ LỚP 11
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
Môn thi: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 01 trang) Mã đề thi: 001
Họ, tên thí sinh: ……………………. Lớp: …………..Số báo danh:……………..............
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ
này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận
hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha
thiết. Nhưng sự sống muôn hình thức trong những hình thức nhỏ nhặt thường lại ẩn náu
một nguồn sống dồi dào. Không cần phải con hổ ngự trị trên rừng xanh, không cần phải
con chim đại bàng bay một làn chín vạn dặm mới là sống. Sự bồng bột Xuân Diệu có lẽ đã phát
biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi. Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ
tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực Xuân
Diệu. “
(Trích Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, NXB Văn học, 2000)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhận định điều gì về thơ Xuân Diệu.
Câu 3. Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: Sau khi đọc đi đọc lại nhà thơ có
tâm hồn phức tạp này, sau khi đã tìm kiếm Xuân Diệu hoài, tôi thấy đây mới thực là Xuân
Diệu.
Câu 4. Nhận xét về ngôn ngữ biểu đạt trong đoạn trích.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thái độ sống
tích cực.
Câu 2(5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong đoạn thơ
sau:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
(TríchgTừ ấy– Tố Hữu – Theo Sách Ngữ văn 11- tập hai –gNXB Giáo dục, 2008)
............Hết................
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023
Môn: Ngữ văn, lớp 11
(Đáp án và Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận
Hướng dẫn chấm: Học sinh xác định phương thức biểu đạt của đoạn
văn: nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời không đúng: 0 điểm
0,75
2Trong đoạn trích, tác giả đã nhận định về thơ Xuân Diệu: Thơ Xuân
Diệu còn là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non
lặng lẽ này.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,75 điểm
- Trả lời được 1/2 yêu cầu trong Đáp án: 0,5 điểm
0,75
3Nghĩa sviệc: Xuân Diệu nhà thơ tâm hồn phức tạp, nhưng đó
mới thực sự là Xuân Diệu
- Nghĩa tình thái: khẳng định tính chân thực sự việc (đây mới thực là)
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời được 1 ý trong Đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời được 1 phần của ý 1 hoặc ý 2 trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh trả lời các ý trong Đáp án bằng các cách diễn đạt
tương đương vẫn cho điểm tối đa.
1,0
4Từ ngữ phong phú, chính xác; vừa thể hiện được sự sắc sảo trong tư
duy khoa học vừa thể hiện được sự tinh tế trong cảm thụ văn học.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như Đáp án: 0,5 điểm.
- Trả lời được ½ yêu cầu trong Đáp án: 0,25 điểm
Lưu ý: Học sinh nhận thức về trách nhiệm của bản thân bằng các
cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa.
0,5
II LÀM VĂN 7,0
1Hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/
chị về thái độ sống tích cực.
2,0
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-
phân- hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực.
0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh thể vận dụng các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
1,0
vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể trình bày theo hướng sau:
1. Giải thích thái độ sống tích cực là gì?
- Thái độ sống tích cực: Thái độ chủ động trước cuộc sống, được biểu
hiện thông qua cách nhìn, cách nghĩ, cách hành động.
2. Bàn luận về thái độ sống tích cực
a. Biểu hiện của thái độ sống tích cực
- Có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về mối liên hệ giữa cá nhân với
cuộc đời, về trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội.
- Luôn chủ động trước cuộc sống
- Thái độ sống tích cực phẩm chất đáng quý của con người, lối
sống đẹp.
b. Những giá trị mà thái độ sống tích cực mang lại
* Với cá nhân:
- Người có thái độ sống tích cực cơ hội thành công trong cuộc sống sẽ
cao hơn đồng nghĩa với việc tạo dựng được những thành quả từ chính
sức lực, trí tuệ, lối sống của mình.
* Với xã hội:
- Thái độ sống tích cực của nhân góp phần thúc đẩy hội phát
triển, tiến bộ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của thái độ sống tích cực
nhất là trong xu thế hội nhập của đất nước.
Tích cực phấn đấu rèn luyện trong học tập, trong cuộc sống, bồi
dưỡng lòng tự tin, ý thức tự chủ.
4. Khái quát vấn đề
Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Thái độ sống tích cực chính là
tài sản có giá trị nhất mà mỗi người đang có.
Liên hệ bản thân, rút ra bài học kinh nghiệm
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lẽ xác đáng nhưng
không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lẽ không xác đáng,
không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không dẫn chứng
hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).
Lưu ý: Học sinh thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm quá nhiều lỗi chính tả, ngữ
pháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức trải nghiệm của bản
thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; sáng tạo
0,25
trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn giọng điệu, hình ảnh,
đoạn văn giàu sức thuyết phục.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.
- Đáp ứng dược 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
2Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể
hiện trong đoạn thơ.
5,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề.
0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể
hiện trong đoạn thơ.
0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lẽ dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Gii thiu khái quát v tác giTố Hữu, i thơ TẤy và đon trích.
Hướng dẫn chấm: Phần giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu tác
phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm.
0,5
*Về nội dung
Đó giây phút giác ngộ tưởng cộng sản giây phút thiêng liêng
nhất trong cuộc đời nhà thơ đã đem đến cho người thanh niên trẻ
tuổi niềm vui lớn, niềm hạnh phúc lớn.
Tâm trạng bừng ngộ quyết tâm của người thanh niên yêu nước
khi tìm ra lẽ sống của cuộc đời mình: giác ngộ lập trường giai cấp, tự
nguyện gắn nhân mình với cái ta chung, gắn cuộc đời mình với
quần chúng lao khổ trong ý thức đoàn kết giai cấp để tạo nên sức
mạnh đấu tranh.. . Lẽ sống cao đẹp ấy làm nên sức mạnh tinh thần to
lớn cho người thanh niên cộng sản.
*Về nghệ thuật:
–g Hình ảnh thơ tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống, các biện pháp tu
từ như ẩn dụ, so sánh, điệp từ, … (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa
lá, hương thơm, tiếng chim, khối đời…); các động từ, tính từ với sắc
thái mức độ mạnh (bừng, chói, đậm, rộn, buộc, trang trải); gtừ ngữ
giàu sức gợi cảm (tôi- mọi người, hồn tôi bao hồn khổ); lối vắt
dòng (Hồn tôi một vườn hoa Rất đậm hương…) gthơ sảng
khoái, nhịp điệu sôi nổi, đầy hăm hở…
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - 2,75 điểm.
- Phân tích đầy đủ nhưng ý chưa sâu hoặc phân tích sâu nhưng
chưa thật đầy đủ: 1,0 điểm – 2,0 điểm.
- Phân ch chưa đầy đủ hoặc chung chung, i: 0,25 điểm 1,0
điểm.
2,75
* Đánh giá:
Đánh giá
Những câu thơ lời ca háttưởng của người thanh niên yêu nước
0,5
với lẽ sống cao đẹp..
–gĐoạn trích thể hiện nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu thơ
trữ tình – chính trị.
Hướng dẫn chấm:
- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.
- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hưng dn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều li chính
t, ngpháp.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; cách diễn đạt mới
mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng luận văn học trong quá
trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác, với
thực tiễn đời sống để làm nổi bật vấn đề nghị luận; văn viết giàu hình
ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 1 hoặc 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
- Không đáp ứng được yêu cầu nào: 0 điểm.
0,25
Tổng điểm 10,0