intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh" để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRACUỐIKÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Mã đề: 001 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích Nền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự   tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát   tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính   tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc   đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự  tự  chủ. Người giữ  được điềm tĩnh   luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng   suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị  ai đó đổ  lỗi, khi mọi lời chỉ   trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…ấy là những lúc   bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ  được sự  điềm tĩnh,   bạn sẽ có được bình yên cũng như  sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả  của đời   mình. Hãy cố  gắng giữ  được vẻ  bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình   huống, bạn nhé! (Trích Không gì là không thể ­ George Matthew Adams, NXBTổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo tác giả, những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh là lúc nào? Câu 3.Anh/ chị  hiểu như thế  nào về  câu nói:Người giữ  được điềm tĩnh luôn  ẩn chứa   trong mình nguồn sức mạnh to lớn? Câu 4.Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì?  II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trich  ́ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150  chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Tnú được nhà văn Nguyễn Trung Thành thể  hiện trong   đoạn trích sau: Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó   gí cây lửa lại sát mặt anh: – Coi kĩ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào! Số kiếp chúng mày   không phải số kiếp cầm giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không! Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu.   Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa   cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi   anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú   không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời  ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết  ơi!   Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ  già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng   kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
  2. Tnú thét lên một tiếng. Chỉ  một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội   thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết!”.  (Trích Rừng xà nu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 47) ...................Hết.................. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRACUỔIKÌ II NĂM HỌC 2021 - 20221 TRƯỜNG THPT GIO LINH Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không tính thời gian phát đề Đề 002 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn trích Hãy nghĩ về một hạt giống. Nó giống như một điểm sáng – bé nhỏ nhưng chứa đựng   tiềm năng của sự sống. Suy nghĩ cũng giống như thế. Mỗi suy nghĩ là một hạt giống chờ đợi   được nảy mầm. Mỗi “hạt giống suy nghĩ” có thể mang đến cả sự tích cực lẫn tiêu cực, phụ   thuộc vào trạng thái, quan điểm và tính cách của người gieo trồng hay của bản thân chúng   ta. Suy nghĩ tạo nên những cung bậc cảm xúc và thái độ (…). Bạn có bao giờ  dừng lại để quan sát những suy nghĩ của mình? Bạn có bao giờ  nghĩ   tới việc đặt dấu chấm hết cho suy nghĩ của mình? Hầu hết chúng ta đều để cho chúng chạy   lung tung, lang thang khắp các ngõ ngách trong tâm trí. Những suy nghĩ miên man, không   được kiểm soát như một chiếc xe đang phóng nhanh, nếu không kịp đạp thắng, tai nạn có thể   xẩy ra. Một tâm trí không được kiểm soát thì đầy căng thẳng, lo lắng. Điều này có thể gây ra   nhiều tổn hại cho tinh thần lẫn thể chất của chúng ta (…). Nghĩ quá nhiều cũng giống như ăn quá nhiều. Sự nặng nề khiến cơ thể cũng như tâm   trí không duy trì được sự  nhẹ  nhàng và linh động. Chúng ta dễ  bị  mắc kẹt vào những điều   vụn vặt, và dần dà, những điều vụn vặt này trở  thành những điều to tát mà chúng ta không   thể rũ bỏ được. (Trích “Tư duy tích cực – Bạn chính là những gì bạn nghĩ” ­ Trish Summerfield,  Anthony Strano, NXB Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Theo đoạn trích, hình ảnh nào được tác giả sử dụng để so sánh với suy nghĩ? Câu 3.Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến:Mỗi suy nghĩ là một hạt giống chờ đợi được nảy   mầm? Câu 4. Bài học tâm đắc nhất mà anh/chị rút ra sau khi đọc đoạn trích là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng  150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát suy nghĩ bản thân. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích hình tượng nhân vật Tnú được nhà văn Nguyễn Trung Thành thể  hiện trong   đoạn trích sau: Tnú không kêu lên một tiếng nào. Anh trợn mắt nhìn thằng Dục. Nó cười sằng sặc. Nó   gí cây lửa lại sát mặt anh: – Coi kĩ cái mặt thằng cộng sản muốn cầm vũ khí này xem sao nào! Số kiếp chúng mày   không phải số kiếp cầm giáo mác. Bỏ cái mộng cầm giáo mác đi, nghe không! Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu.   Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, trừng trừng.
  3. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa   cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi   anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói: “Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú   không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời  ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết  ơi!   Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ  già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng   kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế? Tnú thét lên một tiếng. Chỉ  một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội   thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết!”.  (Trích Rừng xà nu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2020, tr. 47) ...................Hết.................. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRACUỐIKÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn - Lớp 12 Đề 001 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. -Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 2 Theo tác giả, những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh là: Khi bị 0,75 ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng. Hướng dẫn chấm: - Trả lời 3 - 4ý: 0,75 điểm. - Trả lời 2 ý: 0,5 điểm - Trả lời 1 ý: 0,25 điểm 3 Câu nói “Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức 1,0 mạnh to lớn” có thể hiểu: - Giữ được điềm tĩnh giúp con người có đủ tự tin và bản lĩnh để đương đầu với khó khăn, sáng suốt trong mọi tình huống. - Điềm tĩnh cũng giúp con người dám dấn thân, nắm bắt cơ hội để phát triển năng lực. Đó là yếu tố quan trọng giúp con người thành công. - Câu nói khẳng định tầm quan trọng của sự điềm tĩnh đối với mỗi người trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 2 - 3 ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 trong 3 ý: 0,5 điểm. 4 HS có thể nêu những thông điệp sau: nên điềm tĩnh trong mọi tình huống/ 0,5 luôn làm chủ bản thân/ kiềm chế cảm xúc/ tự chủ trong cuộc sống…và lí giải thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được thông điệp: 0,25 điểm. - Học sinh giải thích thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ về ý nghĩa của sự tự chủ.
  4. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của sự tự chủ trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau: - Tự chủ là khả năng bản thântựlàm chủ mọi tình huống,tự chế ngự và kiểm soát cảm xúc đểđưa ra quyết định sáng suốt. - Tự chủ giúp con ngườicó thái độ bình tĩnh, tự tin trong mọi hoàn cảnh; mạnh mẽ vượt qua khó khăn, cám dỗ; mang lại cho con người nhiều cơ hội cao, dám ước mơ, dám thể hiện khả năng bản thân ở mọi lĩnh vực để đi đến thành công… - Phê phán những ai thiếu tự chủ, dựa dẫm trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 - 1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: -Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. Đề 002: Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt 0,75 chính: nghị luận. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. -Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 2 Hình ảnh được tác giả 0,75 sử dụng để so sánh với suy nghĩ là: hạt giống Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. -Học sinh trả lời sai: 0 điểm. 3 Ý kiến: Mỗi suy nghĩ là 1,0 một hạt giống chờ đợi được nảy mầmđược hiểu: - Suy nghĩ là tiền đề
  5. cho hàng động, thái độ của chúng ta. Suy nghĩ được nhen nhóm, ấp ủ, nuôi dưỡng (như hạt giống) và khi có đủ điều kiện, nó sẽ hiện thực hoá thành hành động. - Ý kiến cho thấy sự chi phối của suy nghĩ đến thái độ, hành động của con người. Suy nghĩ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thái độ, hành động. Hướng dẫn chấm: - Trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Trả lời được 1 ý: 0,75 điểm. 4 HS có thể nêu những 0,5 thông điệp sau: hãy suy nghĩ tích cực/ phải biết kiểm soát suy nghĩ bản thân… và giải thích thuyết phục. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được thông điệp: 0,25 điểm. - Học sinh giải thích thuyết phục: 0,25 điểm. II LÀM VĂN 7,0 1 Trình bày suy nghĩ về 2,0 ý nghĩa của việc kiểm soát suy nghĩ bản thân. a. Đảm bảo yêu cầu về 0,25 hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn 0,25 đề cần nghị luận Suy nghĩ về ý nghĩa của việc kiểm soát suy nghĩ bản thân c. Triển khai vấn đề 1,0 nghị luận Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc kiểm soát suy nghĩ
  6. bản thân. Có thể triển khai theo hướng sau: - Kiểm soát suy nghĩ là làm chủ được những suy nghĩ bề bộn của bản thân trước mọi vấn đề của cuộc sống. - Kiểm soát suy nghĩ giúp con người làm chủ mọi tình thế, chủ động trong mọi trường hợp; có những suy nghĩ tích cực để hành động tích cực, hướng thiện; hiệu quả công việc cao, dễ dàng đến thành công; được mọi người yêu quý, kính nể... Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75- 1,0 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: -Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm:
  7. Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Phân tích hình tượng 5,0 nhân vật Tnú được nhà văn Nguyễn Trung Thành thể hiện trong đoạn trích. a. Đảm bảo cấu trúc 0,25 bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn 0,5 đề cần nghị luận Hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật Tnú thể hiện trong đoạn truyện. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả 0,5 Nguyễn Trung Thành (0,25 điểm), tác phẩm “Rừng xà nu”, nhân vật Tnú và đoạn truyện (0,25 điểm) * Phân tích hình tượng 2,5 nhân vật Tnú trong đoạn trích - Khái quát về Tnú trước đoạn trích: Mồ côi, được dân làng
  8. nuôi lớn, sớm tham gia Cách mạng, bị bắt, đi tù, vượt ngục trở về, thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí chiến đấu. Bọn giặc bắt mẹ con Mai tra tấn để dụ bắt Tnú, chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn, Tnú xông ra cứu mẹ con Mai mà không thành, Tnú - người con ưu tú của dân làng Xô Man bị bọn giặc bắt giam và tra tấn dã man. - Phẩm chất Tnú trong đoạn trích: + Kiên cường, bất khuất: Bị đốt cháy 10 đầu ngón tay, Tnú không kêu một tiếng nào, Trợn mắt nhìn thằng Dục, nhắm mắt lại rồi mở ra, trừng trừng, Người cộng sản không thèm kêu van…, cảm giác cháy ở lồng ngực, cháy ở bụng… + Căm thù giặc sục sôi, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù:thét lên một tiếng…, tiếng thét dữ dội…, Giết! - Hình tượng nhân vật Tnú trong đoạn trích được xây dựng bằng lối trần thuật sinh động, di chuyển điểm nhìn, bút pháp sử thi, chi tiết chọn lọc đặc sắc, câu văn cảm thán, giọng điệu dồn dập… Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm. - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 - 2,25 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0- 1,5 điểm. - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5
  9. - Tnúhội tụ những phẩm chất cách mạng đẹp đẽ của người cán bộ, người dân Tây Nguyên, người dân Việt Nam trong chiến tranh. Đó là kiểu nhân vật sử thi được tác giả xây dựng bằng tất cả sự cảm phục, tự hào, ngợi ca, góp phần thể hiện nội dung yêu nước và tư tưởng của tác phẩm. - Hình tượng Tnúphần nào thể hiện rõ phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành. Hướng dẫn chấm: -Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm. -Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Trung Thành; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 ..........................Hết............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2