Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
lượt xem 2
download
Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Trân, Bình Định
- SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 12 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút Mức độ nhận thức % Vận dụng Tổng Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao điểm TT Kĩ năng Tỉ Thời Thời Thời Thời Thời Số lệ gian Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian Tỉ lệ gian gian câu (% (phút (%) (phút (%) (phút (%) (phút (phút hỏi ) ) ) ) ) ) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 4 20 30 2 Viết 5 5 5 5 5 5 5 5 1 20 20 đoạn văn nghị luận xã hội 3 Viết bài 20 10 15 10 10 20 5 10 1 50 50 văn nghị luận văn học Tổng 40 25 30 20 20 30 10 15 6 90 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách cho điểm mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án - Hướng dẫn chấm. 1
- BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 12; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 phút TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng Kĩ năng cao 1 ĐỌC Thơ Việt Nhận biết: 2 1 1 0 4 HIỂU Nam từ - Xác định được thể thơ sau Cách (Câu 1), phương thức biểu mạng đạt, biện pháp tu từ,... của tháng Tám bài thơ/đoạn thơ. năm 1945 - Xác định được đề tài, đến hết thế hình tượng nhân vật trữ kỉ XX tình trong bài thơ/đoạn thơ. (Ngữ liệu - Chỉ ra các chi tiết (Câu 2), ngoài sách hình ảnh, từ ngữ,... trong bài giáo khoa) thơ/đoạn thơ. Thông hiểu: - Hiểu được đề tài, khuynh hướng tư tưởng, cảm hứng thẩm mĩ, giọng điệu, tình cảm của nhân vật trữ tình (Câu 3), những sáng tạo về ngôn ngữ, hình ảnh của bài thơ/đoạn thơ. - Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX được thể hiện trong bài thơ/đoạn thơ. Vận dụng: - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ; bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong bài thơ/đoạn thơ. - Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.(Câu 4) 2 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* ĐOẠN về tư - Xác định được tư tưởng VĂN tưởng, đạo lí cần bàn luận. NGHỊ đạo lí - Xác định được cách thức LUẬN (Câu 1 trình bày đoạn văn. XÃ phần II) Thông hiểu: 2
- TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng Kĩ năng cao HỘI - Diễn giải về nội dung, ý (khoảng nghĩa của tư tưởng đạo lí. 150 Vận dụng: chữ) - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về tư tưởng đạo lí. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đạo lí. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; đoạn văn giàu sức thuyết phục. 3 VIẾT Nghị luận Nhận biết: 1* BÀI về một tác - Xác định kiểu bài nghị VĂN phẩm, một luận, vấn đề cần nghị luận. NGHỊ đoạn trích - Giới thiệu tác giả, tác LUẬN văn xuôi: phẩm. VĂN - Vợ nhặt - Nhớ được cốt truyện, HỌC của Kim nhân vật; xác định được Lân chi tiết, sự việc tiêu biểu,... (Câu 2 Thông hiểu: phần II) - Diễn giải về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện hiện đại: vấn đề số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước; nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, bút pháp trần thuật mới mẻ. - Lí giải một số đặc điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam, truyện nước ngoài được thể hiện trong văn bản/đoạn trích. Vận dụng: 3
- TT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ Tổng dung kiến kĩ năng cần kiểm tra, nhận thức kiến thức/Kĩ đánh giá Vận Nhận Thông Vận thức/ năng dụng biết hiểu dụng Kĩ năng cao - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của truyện hiện đại Việt Nam, truyện hiện đại nước ngoài. - Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích; vị trí và đóng góp của tác giả. Vận dụng cao: - So sánh với các tác phẩm khác, liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh; bài văn giàu sức thuyết phục. Tổng 6 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 4
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề chính thức Họ và tên: ……………………………….. Số BD: ………….. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: “Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm Ừ, thế đó mà một đời xa cách mẹ Ba mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm!” (Canh cá tràu - Chế Lan Viên – In “Hoa trên đá” – Nxb. Văn học – 1984) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Anh chỉ hãy tưởng tượng và chỉ ra những màu sắc có trong bát canh cá tràu của người mẹ qua hai câu thơ sau: “Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế Khế trong vườn, thêm một tí rau thơm” Câu 3. Anh/Chị hãy nêu ý nghĩa những giọt “nước mắt xuống mâm cơm” của nhân vật trữ tình Câu 4. Anh/chị hãy rút ra bài học từ văn bản trên? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5 điểm) Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau: “…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…” 5
- (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30) SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 12 Đề chính thức Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ tự do 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75.điểm - Không chấp nhận câu trả lời khác. 2 - Màu vàng của khế, màu xanh của rau thơm, màu trắng của lát 0,75 cá, màu đỏ của trái ớt chín. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời 3 ý trở lên như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời chỉ 2 ý có trong đáp án: 0,5 điểm 3 - Ý nghĩa của những giọt nước mắt: Nhớ thương, đau xót, tiếc 1,0 nuối và day dứt của người con khi nghĩ về mẹ Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm - Học sinh trả lời được ½ yêu cầu trong đáp án: 0,5 điểm Lưu ý: Học sinh trả lời đúng ý là được điểm. 4 Đáp án mở. Học sinh có thể rút ra bài học theo cách riêng của 0,5 mình, chỉ cần hợp lý. - Gợi ý: Hãy kính yêu, quan tâm đến mẹ nhiều hơn. Hãy trân quý khoảng thời gian bên gia đình, vì đó chính là những phút giây mà con người được sống chân thành, yêu thương và hạnh phúc nhất. … Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Chấp nhận cách diễn đạt khác nhưng đảm bảo được ý hoặc rút ra bài học khác nhưng hợp lý. II LÀM VĂN 7,0 1 Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy 2,0 nghĩ về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội ngày nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 6
- b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: về lòng hiếu thảo của 0,25 con người trong xã hội ngày nay. c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghi luận theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ…. Có thể triển khai theo hướng sau: - Hiếu thảo là sự chăm sóc tốt cho ông bà, cha mẹ; yêu thương, ân cần, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ,… - Ý nghĩa của lòng hiếu thảo: Người có lòng hiếu thảo luôn cung kính, vâng lời, làm cho cha mẹ, ông bà được vui vẻ, tinh thần ổn định, và luôn tự hào về con cháu…Người có lòng hiếu thảo sống đúng truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người Việt. - Trong xã hội ngày nay: + Lòng hiếu thảo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta vẫn được duy trì và phát huy mạnh mẽ trong xã hội hiện đại (dẫn chứng). + Bên cạnh những người có lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, trong xã hội hiện nay, vẫn còn có một số người sống bất hiếu, vô đạo, đánh đập cha mẹ, bỏ rơi cha mẹ, ông bà,... Họ thể hiện một lối sống vô ơn, kém cỏi về nhân cách cần chê trách lên án, nghiêm trị, răn đe,…. - Liên hệ thực tế, hướng hành động. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm) - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm) Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luât. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 - Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: 7
- Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về về tư tưởng đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. 2 Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích sau: “…Sáng 5,0 hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy…. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…” (Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.30) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai đươc vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật 0,5 Tràng trong đoạn trích sau: “…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy…. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…” Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm nhân vật Tràng 0,5 trong đoạn văn (0,25 điểm) * Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích - diễn biến tâm 2,5 trạng của nhân vật: - Niềm hạnh phúc của Tràng vào buổi sáng hôm sau, khi đã có vợ: + Tràng đã cảm thấy “êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”, “còn ngỡ ngàng”. Hạnh phúc lớn quá, đến nhanh quá khiến Tràng chưa thể tin được, như một giấc mơ. - Sự ngạc nhiên, xúc động của Tràng khi chứng kiến sự thay đổi của cảnh sân vườn, sự thay đổi của vợ và mẹ: + Chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ: Nhà cửa sân vườn đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, 8
- gọn gàng. Vợ dậy sớm quét tước dọn dẹp, bà cụ Tứ phụ con dâu nhổ cỏ… - Khi chứng kiến cảnh tượng rất đơn giản, bình thường, Tràng đã có sự hồi sinh trong tâm hồn, trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ: + Tràng thấy hắn yêu thương gắn bó với cái nhà của mình lạ lùng + Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. + Bây giờ Tràng thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. + Hành động: “Xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.” -> Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, những trang viết thật chân thực và vô cùng xúc động, Kim Lân cho người đọc cảm nhận Tràng đã thực sự thay đổi trong tâm hồn: một tâm hồn rất nhạy cảm, biết rung động từ những điều giản dị, bình thường. Biết yêu thương, gắn bó với gia đình nhiều hơn. Suy nghĩ chín chắn, trưởng thành trong nhận thức về trách nhiệm của một người con, người chồng, một trụ cột trong gia đình. -> Nguyên nhân làm thay đổi một anh Tràng vô tư, vô lo trở thành một anh Tràng sâu sắc, chín chắn chính là tình yêu thương, niềm hạnh phúc đã giúp con người ta nên người hơn. => Tư tưởng nhân văn rất sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm – 2,25 điểm - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm – 1,5 điểm - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 0,75 điểm * Đánh giá: 0,5 - Nghệ thuật: Đoạn văn đặc sắc về nghệ thuật: cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; ngôn ngữ bình dị, gần gũi; miêu tả diễn biến tâm trạng của Tràng chân thực, tinh tế. Từ đó, góp phần làm nổi bật tư tưởng chủ đề của truyện: Trong cái đói, cái chết cận kề con người ta vẫn yêu thương cưu mang, đùm bọc nhau, vẫn hướng tới sự sống, khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình => Tạo nên giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm - Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm 9
- d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình
5 p | 36 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
3 p | 29 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Phong
4 p | 44 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn