intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 Cấp Vận dụng Cộng độ Nhận biết Thông hiểu Lĩnh vực Cấp độ thấp Cấp độ cao I. Đọc hiểu -Phương -Nội dung Trình bày văn bản thức biểu đạt chính của quan điểm, Tiêu chí ngữ -Trường từ đoạn trích. suy nghĩ của liệu: Đoạn vựng bản thân từ văn bản - Kiểu câu. vấn đề được ngoài sách -Mục đích nêu trong giáo khoa nói đoạn trích. Ngữ văn 8. -BPTT, tác dụng của BPTT 4 1 1 Số câu: 6 3.0 1.0 1.0 Số điểm: 5.0 30 % 10% 10 % Tỉ lệ %: 50% Viết bài văn II. Viết nghị luận Số câu: 1* 1* 1* 1 1 Số điểm: 1 2 1 1 5.0 Tỉ lệ %: 10% 20% 10% 10% 50% Tổng số câu 4* 1* 1* 1 7 Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. PHÒNG GD VÀ ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS PHÙ ĐỔNG Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 01 trang) I. Đọc hiểu văn bản (5.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.” (Tuyên ngôn độc lập – Chủ tịch Hồ Chí Minh) Câu 1(0,5điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2(0,5điểm): Ghi lại các từ cùng trường từ vựng có trong câu: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu” Câu 3 (1.0điểm): Câu: “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.” thuộc kiểu câu gì? Nêu mục đích nói của câu ấy. Câu 4 (1.0 điểm): Trong đoạn trích có sử dụng phép tu từ gì? Phân tích tác dụng của phép tu từ ấy. Câu 5(1.0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 6(1.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn từ 10-20 dòng về chủ đề: Giá trị của độc lập và tự do. II. Tạo lập văn bản (5.0 điểm)
  3. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” ……………….hết……………… HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022- 2023 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. Hướng dẫn chung: - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng. Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó làm tròn số đúng theo quy định. B. Hướng dẫn cụ thể: I. Đọc hiểu văn bản. (5.0 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Phương thức biểu đạt: nghị 0.5đ luận Câu 2 -Các từ cùng trường từ 0.5đ vựng: tắm, bể Câu 3 -Câu trần thuật 0,5đ -Mục đích nói: Lên án tội ác 0,5đ của Thực dân Pháp Câu 4 -Phép tu từ: Điệp ngữ: 0,5đ chúng/ Hoặc phép liệt kê. 0,5đ -Phân tích được tác dụng Câu 5 -Lên án tội ác của bọn thực 1.0 dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam trong thời kì nước
  4. ta là thuộc địa của chúng. -Nói lên nỗi lòng đau xót của Bác trước đau khổ của nhân dân ta, nỗi căm giận trước sự tàn độc của kẻ thù xâm lược. Tùy theo khả năng của học sinh mà gv ghi điểm, miễm 1.0 sao hs viết đúng chủ đề Câu 6 II. Tạo lập văn bản: (5.0 điểm) Nội dung Biểu điểm Giới thiệu về trường em. * Yêu cầu chung: - Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận. - Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh. *Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. 0.5 b. Xác định đúng nội dung: Thấy được tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: đi đây đi đó nhiều sẽ mở rộng tầm hiểu biết, từ đó 0.5 có được nhiều kĩ năng sống. c. Viết bài: Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau: - Mở bài: Khẳng được tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”: đi đây đi đó nhiều sẽ mở rộng tầm hiểu biết, từ đó có được nhiều kĩ 0.5 năng sống. - Thân bài: 2.0 + Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ. + Nếu đi đây đi đó nhiều sẽ mở rộng tầm hiểu biết, từ đó có được nhiều kĩ năng sống. +Nếu chỉ ru rú trong nhà, không dám đến nơi xa lạ sẽ có tầm hiểu biết hạn hẹp, nhận xét đánh giá sai lầm về bản thân, về thế giới bên ngoài từ đó thiếu kĩ năng sống. + Để có thể bước ra thế giới an toàn, học được nhiều điều thì phải chuẩn bị tốt hành trang: kiến thức, kĩ năng, phẩm chất… 0.5 + Có nhiều người chọn cách sống dẫm chân tại chỗ, e ngại đi ra, từ chối tiếp xúc
  5. cái mới, … sẽ có cuộc sống nhàm chán, vô nghĩa; có đôi khi đối diện với điều bất ngờ, nguy hiểm thiếu kĩ năng ứng phó, rơi vào cảnh đau thương… - Kết bài: Khẳng định đi nhiều là điều có ích. Đặc biệt đối với học sinh lại càng hiệu quả. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng cần 0.5 thuyết minh. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 Lưu ý: GV cần linh hoạt trong việc đánh giá và ghi điểm cho từng đối tượng học sinh . ------------------------ Hết ------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2