intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai" là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: SINH HỌC – Khối: 11 LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 26/04/2023 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 114 (Đề kiểm tra gồm 04 trang, 28 câu trắc nghiệm, 6 câu tự luận) Họ, tên thí sinh: …………………………………………………………. Số báo danh: …………………………………………………………….. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (28 câu, 7 điểm) Câu 1: Hình bên minh họa 1 giai đoạn trong quá trình nuôi cấy mô thực vật. Trong giai đoạn này, môi trường nuôi cấy không thể thiếu loại hoocmôn nào sau đây? A. Xitôkinin. B. Gibêrelin. C. Axit abxixic. D. Êtilen. Câu 2: Nhóm sinh vật nào sau đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn? A. Ruồi, gián, châu chấu. B. Bướm, muỗi, ve sầu. C. Ruồi, muỗi, ếch nhái. D. Cào cào, châu chấu, gián. Câu 3: Hình sau minh họa vòng đời của muỗi. Theo đó, có thể xếp phát triển của muỗi thuộc hình thức A. biến thái không hoàn toàn. B. không qua biến thái. C. biến thái hoàn toàn. D. biến thái trong giai đoạn phôi. Câu 4: Trong hồ sen Lương Thế Vinh có một số con nòng nọc có kích thước lớn bất thường mà không biến thái thành ếch. Nguyên nhân có thể là do A. khối u tuyến yên gây tăng tiết GH. B. tuyến giáp tiết quá ít tiroxin. C. tuyến giáp hoạt động quá mức. D. lượng testosteron giảm nghiêm trọng. Câu 5: Vai trò của quả là A. tạo ra hạt phấn cho cây. B. bảo vệ và giúp phát tán hạt. C. cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. D. thu hút côn trùng, sâu bọ đến thụ phấn. Câu 6: Hình bên mô tả phương thức sinh sản tạo cây con của cây thuốc bỏng. Tổ hợp phát biểu nào dưới đây đúng? I. Các cây con sinh ra có kiểu gen khác nhau tạo nên sự đa dạng di truyền. II. Phương thức sinh sản này không cần hợp nhất giao tử đực và cái. III. Đây là kiểu sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên của cây thuốc bỏng. IV. Các cây con sinh ra có khả năng thích nghi với môi trường sống như cây mẹ. A. I, II, IV. B. I, II, III. C. I, III, IV. D. II, III, IV. Câu 7: Về sự sinh trưởng ở thực vật, ý nào sau đây đúng? A. Chỉ có cây một lá mầm mới xảy ra sinh trưởng sơ cấp. B. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh lóng. C. Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên. D. Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở cây một lá mầm và phần thân non của cây 2 lá mầm. Câu 8: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm ức chế sinh trưởng gồm A. auxin, gibêrelin, xitôkinin. B. êtilen, axit abxixic. C. gibêrelin, axit abxixic. D. auxin, êtilen. Trang 1/4 - Mã đề thi 114- Sinh học 11
  2. Câu 9: Sự sinh trưởng của cây xoài được thực hiện nhờ A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng. B. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. C. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. D. tầng sinh mạch và mô phân sinh lóng. Câu 10: Hình ảnh dưới đây thể hiện các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây hướng dương. Tổ hợp phát biểu nào dưới đây đúng? I. Giai đoạn (1) cây chỉ sinh trưởng mà không phát triển II. Giai đoạn (2) thể hiện sự phát triển vượt bậc của cây hướng dương. III. Các yếu tố môi trường bên ngoài chỉ ảnh hưởng đến giai đoạn (1) mà không ảnh hưởng đến giai đoạn (2). IV. Cả hai giai đoạn đều cần sự điều chỉnh hợp lý các loại hoocmôn trong cây. A. II và IV. B. III và IV. C. II và III. D. I và III. Câu 11: Phát triển ở thực vật là quá trình bao gồm A. tăng lên về kích thước, khối lượng và phát sinh hình thái cơ quan. B. tăng lên về khối lượng của cơ thể và phát sinh hình thái cơ quan. C. sinh trưởng, phân hoá tế bào, phát sinh hình thái tạo cơ quan. D. tăng kích thước, khối lượng của cơ thể thực vật và phân hoá tế bào. Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây là đúng với tập tính bẩm sinh? I. Có thể thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể. II. Kém bền vững và không di truyền được. III. Là chuỗi các phản xạ không điều kiện. IV. Do kiểu gen quy định. A. I, II và III. B. I, III và IV. C. I và II. D. III và IV. Câu 13: Khi thực vật trưởng thành, gặp điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thích hợp, tại lá sẽ sản xuất ra hoocmôn …(X)… vận chuyển theo mô mạch đến các đỉnh sinh trưởng của thân kích thích ra hoa. X là A. florigen. B. diệp lục tố. C. phitôcrôm. D. êtilen. Câu 14: Sự vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy của cùng một hoa gọi là A. giao phấn. B. thụ tinh. C. thụ phấn chéo. D. tự thụ phấn. Câu 15: Dưới đây là hình ảnh các giai đoạn phát triển của ếch. Thứ tự các giai đoạn đúng là A. (3) - (4) - (1) - (2). B. (4) - (1) - (2) - (3). C. (1) - (4) - (2) - (3). D. (1) - (2) - (4) - (3). Câu 16: Khi nói về quá trình phát triển của bướm, những phát biểu nào sau đây đúng? I. Ấu trùng và con trưởng thành có hình thái, cấu tạo và sinh lý tương tự nhau. II. Sâu bướm ăn nhiều lá cây nên phá hoại mùa màng ghê gớm; trong khi bướm hút mật hoa và giúp cây thụ phấn. III. Vòng đời bướm trải qua các giai đoạn: trứng → lăng quăng → nhộng→ bướm. IV. Sâu bướm phải lớn lên lột xác nhiều lần rồi mới biến đổi thành nhộng và bướm. A. I, II và III. B. I, II và IV. C. II và IV. D. III và IV. Câu 17: Ở thực vật, sinh sản sinh dưỡng là hình thức mà A. cây con được tạo ra từ bào tử của cây mẹ B. cây con được tạo ra từ giao tử của cây mẹ. C. cây con được tạo ra từ cơ quan sinh dưỡng ở cây mẹ. D. cây con được tạo ra từ hạt của cây mẹ. Trang 2/4 - Mã đề thi 114- Sinh học 11
  3. Câu 18: Một đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ cho xem phim hoạt hình bằng tiếng anh trên Youtube. Khi đi học, trẻ này có khả năng phát âm, nghe hiểu và nói tiếng anh tốt hơn các bạn cùng độ tuổi. Khả năng này của đứa trẻ thuộc hình thức học tập nào dưới đây? A. In vết tiếng anh vào não bộ trẻ. B. Điều kiện hóa hành động. C. Học khôn. D. Học ngầm. Câu 19: Ở thực vật, thụ tinh là quá trình A. hợp nhất hạt phấn và túi phôi hình thành hợp tử. B. hình thành giao tử đực và giao tử cái. C. hợp nhất giao tử đực và giao tử cái hình thành hợp tử. D. hình thành hạt phấn và túi phôi. Câu 20: Ở giai đoạn dậy thì, sự xuất hiện các đặc tính sinh dục phụ là hiệu quả tác động của …(1)… do …(2)… sản xuất. Theo em (1) và (2) lần lượt là A. testosteron; tinh hoàn. B. estrogen; tuyến yên. C. tiroxin; tuyến giáp. D. insulin; tuyến tụy. Câu 21: Một trong những nguyên nhân gây bệnh thiếu máu ở người là do nguồn thức ăn cung cấp cho cơ thể bị thiếu A. iot. B. vitamin C. C. canxi. D. sắt. Câu 22: Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm được gọi là A. quang hướng động. B. quang gián đoạn. C. quang chu kỳ. D. sự xuân hóa. Câu 23: Tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn được gọi là A. tập tính kiếm ăn. B. tập tính thứ bậc. C. tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. tập tính vị tha. Câu 24: Đặc điểm nào là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật? A. Cá thể sống độc lập, riêng lẻ vẫn tạo được thế hệ con. B. Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. C. Tạo nhiều cá thể mới giống nhau và giống mẹ về đặc điểm di truyền. D. Tạo được nhiều cá thể mới trong thời gian ngắn. Câu 25: Nhân tố bên trong quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là A. yếu tố di truyền. B. nhiệt độ. C. thức ăn. D. ánh sáng. Câu 26: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì những đặc điểm nào sau đây? I. Rút ngắn thời gian sinh trưởng. II. Duy trì được các đặc tính mong muốn. III. Giúp tránh được tất cả các loại sâu bệnh gây hại. IV. Cây con có năng suất vượt trội so với cây mẹ. A. II và IV. B. I và II. C. I, II, và IV. D. II, III và IV. Câu 27: Hình vẽ bên mô tả quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Noãn sau thụ tinh phát triển thành hạt. B. Cấu trúc (3), (4) tham gia vào quá trình thụ tinh kép. C. Quá trình (1), (2) lần lượt là giảm phân và nguyên phân. D. Tế bào trứng và tế bào kèm đều có khả năng thụ tinh. Câu 28: Ghép chọn các rối loạn tương ứng với biểu hiện của cơ thể động vật Rối loạn Biểu hiện I. Tuyến giáp hoạt động quá mức (1). Mất bản năng sinh dục II. Có khối u tuyến yên gây tăng cường hoạt động (2). Bướu cổ, trao đổi chất kém. III. Gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn (3). Thân nhiệt cao, sụt cân IV. Thiếu iod trong khẩu phần ăn (4). Cơ thể phát triển chiều cao quá mức A. I-(2), II- (4), III- (1), IV- (3). B. I-(3), II- (4), III- (1), IV- (2). C. I-(3), II- (4), III- (2), IV- (1). D. I-(2), II- (3), III- (4), IV- (1). Trang 3/4 - Mã đề thi 114- Sinh học 11
  4. PHẦN 2: TỰ LUẬN (6 câu, 3 điểm) Câu 29: Ở cây cà phê, khi cây sinh trưởng đạt chiều cao khoảng 130-140cm thì người nông dân sẽ bấm ngọn thân chính. Cây này sẽ ngừng sinh trưởng chiều cao của thân chính và tăng phát triển cành nhánh. a. Hoocmôn nào tham gia điều tiết trạng thái sinh trưởng này của cây cà phê? b. Vì sao biện pháp này có thể làm tăng năng suất cây cà phê? Câu 30: Người ta có thể dựa trên các vân gỗ để xác định tuổi của cây. Phương pháp này được áp dụng để tính tuổi của cây một lá mầm hay hai lá mầm? Vì sao? Câu 31: Vy mang một cây đào miền Bắc về trồng trong vườn nhà tại Biên Hòa. Cây này sinh trưởng dinh dưỡng mạnh, có bộ lá rất khỏe và xanh mướt nhưng đã mấy năm mà không thấy cây này ra hoa. Nêu 2 nguyên nhân cây đào không ra hoa. Câu 32: Một phụ nữ 30 tuổi không may bị suy buồng trứng sớm. Theo em, các nhận định về tình trạng của người phụ nữ này dưới đây là đúng hay sai? (1) Lượng hormone estrogen của người này bị suy giảm nghiêm trọng. (2) Tình trạng này có thể khiến người phụ nữ bị hiếm muộn. (3) Các chức năng sinh dục khác không bị ảnh hưởng. (4) Có thể giảm bớt ảnh hưởng của bệnh này bằng liệu pháp hormone thay thế. Câu 33: Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn. Xử lý nhiệt độ đã rút ngắn đáng kể thời gian phát triển của ấu trùng ở 28℃, 30℃ và 32℃ (cần 44–46 ngày để phân biệt giới tính) trong khi cần 52–63 ngày ở 24℃, 26℃ và 34℃. Xử lý nhiệt độ cũng làm thay đổi tỷ lệ giới tính của các cá thể tôm sú trong thí nghiệm. Tỷ lệ tôm đực cao hơn đáng thu được ở nhiệt độ thấp hơn (24℃ và 26℃) trong khi tỷ lệ tôm cái lớn hơn thu được ở các mức nhiệt độ cao hơn (30℃, 32℃ và 34℃). https://tepbac.com/tin-tuc/full/anh-huong-cua-nhiet-do-len-ti-le-gioi-tinh-au-trung-tom-su-32713.html a. Tại sao nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm sú? b. Để tăng năng suất tôm sú nên bố trí nhiệt độ môi trường nuôi trong khoảng nào? Câu 34: a. Vì sao khi ghép cành, người ta cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? b. Nêu tên một phương pháp nhân giống có thể tạo ra số lượng lớn cây con sạch bệnh trong thời gian ngắn. ----------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 114- Sinh học 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2