
Trang 1/4 - Mã đề 1111
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2024-2025
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Sinh học - Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
Họ và tên học sinh:………………….……………..……………. Lớp:…………………………
PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến
câu 16. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án đúng.
Câu 1. Biện pháp nào sau đây không đúng với sinh đẻ có kế hoạch?
A. Điều chỉnh khoảng cách sinh con. B. Điều chỉnh thời điểm sinh con.
C. Điều chỉnh về số con. D. Điều chỉnh sinh con trai hay con gái.
Câu 2. Sinh sản là quá trình duy trì sự tồn tại của loài trên cơ sở truyền đạt
A. giao tử qua các thế hệ. B. vật chất di truyền qua các thế hệ.
C. năng lượng qua các thế hệ. D. nguồn dinh dưỡng qua các thế hệ.
Câu 3. Để tạo ra được giống hoa giấy ngũ sắc (có 5 màu khác nhau trên cùng 1 cây) phục vụ cho
nhu cầu trang trí của người dân. Người ta đã áp dụng phương pháp nhân giống vô tính nào sau đây?
A. Giâm cành. B. Chiết cành.
C. Ghép cành. D. Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 4. Cho các loại tập tính sau đây của động vật:
1. Tập tính săn đuổi mồi của hổ.
2. Tập tính làm tổ của ong.
3. Tập tính sinh sản của chim.
4. Tập tính cá biết bơi khi rời khỏi trứng.
Loại tập tính nào mang tính bẩm sinh.
A. 1,2 B. 2,3,4 C. 1,2,3 D. 2,3
Câu 5. Hình bên mô tả quá trình thụ tinh ở một loài thực vật. Cấu trúc X trong hình bên là
A. hợp tử. B. noãn. C. tế bào trứng. D. nhuỵ hoa.
Câu 6. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con thường vật chất di truyền giống
nhau và giống mẹ.
B. không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con thường có vật chất di truyền
giống nhau và giống mẹ.
C. không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con thường có vật chất di
truyền khác nhau và khác mẹ.
D. có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con thường vật chất di truyền khác
nhau và khác mẹ.
Câu 7. Hành động nào sau đây là kết quả của học khôn?
A. Thỏ ăn trúng lá cây bị say, về sau chúng không bao giờ ăn loại lá đó nữa.
B. Cóc đớp phải ong lập tức nhả ra.
C. Tinh tinh tuốt lá ở một cành cây tạo que chọc vào tổ mối để bắt mối.
D. Chim sâu không ăn các con sâu có màu sắc sặc sỡ.
Đề KT chính thức
(Đề có 4 trang)
Mã đề: 1111