intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Môn: SINH HỌC – Khối: 12 LƯƠNG THẾ VINH Ngày kiểm tra: 26/4/2023 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề MÃ ĐỀ 125 (Đề kiểm tra gồm 04 trang, 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:…………………………………………………………. Số báo danh:…………………………………………………………….. Câu 1: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật? A. Tập hợp các cây lúa trong 1 ruộng lúa. B. Tập hợp các con sâu đục thân trong 1 vườn ngô. C. Tập hợp các con ốc bươu vàng trong ao. D. Tập hợp các sinh vật trong rừng thông. Câu 2: Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể là do tác động của A. giao phối không ngẫu nhiên. B. chọn lọc tự nhiên. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. đột biến. Câu 3: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực) (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau. Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1)  (2)  (4)  (3). B. (1) (2) (3) (4). C. (1)(4)  (3) (2). D. (1)  (3)  (4) ( 2). Câu 4: Có 4 quần thể gà rừng sống ở 4 môi trường có khu phân bố ổn định với diện tích phân bố và kích thước của 4 quần thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích môi trường (ha) 112 322 213 276 Kích thước (cá thể) 36288 60214 49629 49956 Quần thể nào có mật độ cá thể cao nhất? A. Quần thể A. B. Quần thể B. C. Quần thể D. D. Quần thể C. Câu 5: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp sinh khối. B. Tháp số lượng. C. Tháp tuổi. D. Tháp năng lượng. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử? A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. B. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên không thụ phấn được cho nhau. C. Một số loài chim sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh và bị bất thụ. D. Cừu giao phối với dê, hợp tử bị chết ngay sau khi hình thành. Câu 7: Ví dụ nào sau đây thể hiện sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì? A. Cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng. B. Số lượng thỏ bị giảm mạnh do dịch bệnh u nhầy. C. Ve sầu có số lượng nhiều vào mùa hè. D. Ếch, nhái giảm mạnh khi nhiệt độ xuống dưới 8oC. Câu 8: Phân bố cá thể theo nhóm của quần thể là kiểu phân bố A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều. C. phổ biến nhất, thường gặp ở những loài có tập tính sống bầy đàn. D. giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. Câu 9: Tiêu chuẩn nào sau đây thường được dùng để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc? Trang 1/4 - Mã đề thi 125 – Sinh 12
  2. A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. B. Tiêu chuẩn hình thái và hoá sinh. C. Tiêu chuẩn hình thái. D. Tiêu chuẩn hoá sinh. Câu 10: Hãy sắp xếp lại thứ tự theo kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) lớn dần của các loài sau đây: sơn dương, thỏ, nhái bén, sư tử, kiến lửa, châu chấu. A. Sư tử, thỏ, sơn dương, nhái bén, châu chấu, kiến lửa. B. Kiến lửa, châu chấu, nhái bén, thỏ, sư tử, sơn dương. C. Sư tử, sơn dương, thỏ, nhái bén, châu chấu, kiến lửa. D. Kiến lửa, châu chấu, nhái bén, sơn dương, thỏ, sư tử. Câu 11: Hiện nay, nhiều người trồng thanh long thực hiện trồng xen canh một số loại cây trồng ngắn ngày trong vườn thanh long như rau gia vị, cải và một số loại rau màu khác. Với mục đích là nhằm tận dụng khoảng đất trống của vườn thanh long ở giai đoạn đầu khi thanh long còn nhỏ chưa khép tàn nhằm tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Cách làm này chỉ mang lại hiệu quả khi chúng ta chọn lựa loại cây trồng xen canh phù hợp, và ngược lại nếu chọn cây trồng không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vườn thanh long và các yếu tố khác trong đó có sức khỏe con người. Dựa vào thông tin trên và những kiến thức đã học, nhận định nào sau đây đúng khi nói về trồng xen canh? A. Nên trồng các loại cây họ đậu có thời gian sinh trưởng ngắn. B. Các loại cây có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều càng hiệu quả. C. Nên trồng những loại cây có chiều cao cao hơn trụ trông thanh long. D. Nên trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dài hơn cây thanh long. Câu 12: Cho 4 lưới thức ăn tương ứng với các hình từ 1 đến 4; trong đó, loài A là sinh vật sản xuất. Nếu loài B bị diệt vong thì lưới thức ăn ở hình nào sau đây bị thay đổi nhiều nhất? A. Hình 1. B. Hình 3. C. Hình 2. D. Hình 4. Câu 13: Trong một ao nuôi cá trắm cỏ, người ta tính được trung bình có 3 con/m2 nước. Số liệu trên cho biết về đặc1 trưng nào của quần thể? A. Sự phân bố cá thể. B. Mật độ cá thể. C. Tỷ lệ đực/cái. D. Thành phần nhóm tuổi. Câu 14: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu nào sau đây? A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. B. Thành phần động vật, thành phần thực vật, thành phần vi sinh vật. C. Thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. Thành phần vô sinh, thành phần hữu cơ, thành phần vô cơ. Câu 15: Trong vườn sầu riêng xét mối quan hệ của các loài sinh vật sau: kiến hôi chuyên đưa những con rệp cây lên chồi non, nhờ vậy rệp lấy được nhiều nhựa cây và thải ra nhiều đường cho kiến hôi ăn; kiến đỏ đuổi được loài kiến hôi đồng thời tiêu diệt được sâu và rệp. Xét các mối quan hệ sau: 1. Quan hệ giữa rệp và cây sầu riêng. 2. Quan hệ giữa rệp cây và kiến hôi. 3. Quan hệ giữa kiến đỏ và kiến hôi. 4. Quan hệ giữa kiến đỏ và sâu. Đáp án đúng là: A. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. Hội sinh; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt con mồi. B. 1. Quan hệ hỗ trợ; 2. Hợp tác; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt con mồi. C. 1. Quan hệ kí sinh; 2. Hợp tác; 3. Cạnh tranh; 4. Động vật ăn thịt con mồi. D. 1. Quan hệ kí sinh; 2. Hội sinh; 3. Động vật ăn thịt con mồi; 4. Cạnh tranh. Câu 16: Ví dụ nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng khống chế sinh học? A. Nuôi cá để diệt bọ gậy. B. Nuôi giun để câu cá. C. Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa. D. Nuôi mèo để diệt chuột. Trang 2/4 - Mã đề thi 125 – Sinh 12
  3. Câu 17: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có thành phần loài đa dạng và tính ổn định cao? A. Hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái đô thị. C. Hệ sinh thái nhân tạo. D. Hệ sinh thái nhà kính. Câu 18: Cho chuỗi thức ăn: Cà rốt  Thỏ  Cáo  Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, cáo thuộc bậc dinh dưỡng cấp A. 4. B. 3. C. 1. D. 2 . Câu 19: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở nhóm sinh vật nào? A. Động vật ít di động. B. Động vật. C. Động vật kí sinh. D. Thực vật. Câu 20: Quần thể không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Tỷ lệ giới tính. B. Độ đa dạng. C. Sự tăng trưởng. D. Nhóm tuổi. Câu 21: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là A. Biến dị di truyền B. Thường biến. C. Biến dị cá thể. D. Biến dị tổ hợp Câu 22: Sáo thường đậu trên lưng trâu để bắt ve, bét, rận. Mối quan hệ giữa sáo và trâu là A. hợp tác. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh – vật chủ. Câu 23: Trong một chuỗi thức ăn mối quan hệ giữa các loài sinh vật ở các bậc dinh dưỡng liền kề là A. quan hệ sinh sinh vật này ăn sinh vật khác. B. quan hệ hợp tác. C. quan hệ ức chế - cảm nhiễm. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 24: Bèo hoa dâu có vi khuẩn lam (Anabaena azollae) sống cộng sinh, có khả năng hấp thụ nitơ từ không khí và biến chúng thành amoni. Amoni sẽ được cây trồng hấp thụ, cung cấp đạm cho cây trồng, còn vi khuẩn lam sẽ được hưởng lợi từ việc tiết đường của bèo hoa dâu. Môi trường sống của vi khuẩn lam (Anabaena azollae) là A. môi trường đất. B. môi trường nước. C. môi trường sinh vật. D. môi trường trên cạn. Câu 25: Con người sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa, đây là ứng dụng của hiện tượng A. cạnh tranh. B. đấu tranh sinh tồn. C. ức chế - cảm nhiễm. D. khống chế sinh học. Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể giữa các quần thể cùng loài được gọi là A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 27: Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Hoang mạc. B. Thảo nguyên. C. Rừng mưa nhiệt đới. D. Savan Câu 28: Quan sát một tháp sinh khối, chúng ta có thể biết được những thông tin nào sau đây? A. Quan hệ giữa các loài trong quần xã. B. Năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng. C. Mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và toàn bộ quần xã. D. Các loài trong chuỗi và lưới thức ăn. Câu 29: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là A. hình thành chi mới. B. hình thành loài mới. C. hình thành họ mới. D. hình thành bộ mới. Câu 30: Khoảng giá trị của một sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng thuận lợi. C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu. Câu 31: Khi nói về cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, phát biểu nào sau đây sai? A. Cạnh tranh cùng loài thường dẫn tới sự suy thoái của loài. B. Khi môi trường khan hiếm nguồn sống và mật độ cá thể quá cao thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt. C. Cạnh tranh cùng loài chính là đặc điểm thích nghi của quần thể. D. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp với sức chứa môi trường. Câu 32: Cặp nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? A. Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen. B. Đột biến và CLTN. C. CLTN và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và di - nhập gen. Câu 33: Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng cỏ được mô tả như hình bên. Phát biểu nào sau đây đúng khi nhận xét về lưới thức ăn này? A. Ở hệ sinh thái này có tối đa 10 chuỗi thức ăn. B. Chim sâu và chuột có quan hệ cạnh tranh. C. Châu chấu, chuột, thỏ đều là sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Nếu số lượng thỏ tăng thì số lượng cáo giảm. Trang 3/4 - Mã đề thi 125 – Sinh 12
  4. Câu 34: Khi nghiên cứu các đảo và hệ thực vật của đảo, nhà sinh thái học người Anh A.G. Tansley (1935) đã ghi nhận rằng, trên những tảng đá trần, do bị phong hóa, được phủ bởi lớp bụi của nó. Bụi và độ ẩm tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nấm. Hoạt động sống của nấm mốc sản sinh ra những sản phẩm sinh học mới làm biến đổi khoáng ở đó và khi chúng chết đi góp nên sự hình thành mùn, môi trường thích hợp đối với sự nảy mầm và phát triển của bào tử rêu. Khi rêu tàn lụi, đất được thành tạo và trên đó là sự phát triển kế tiếp của các loài cỏ, cây bụi, rồi nhiều loại cây gỗ khép tán thành rừng. Dựa vào thông tin trên và kiến thức về sinh thái học, nội dung nào sau đây đúng về diễn thế sinh thái trên các đảo? A. Sự cạnh tranh giữa các loài là nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái. B. Quá trình hình thành rừng trên các đảo trên là kết quả của quá trình diễn thế thứ sinh. C. Quá trình biến đổi quần xã không liên quan đến quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. D. Trong quá trình diễn thế trên độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm. Câu 35: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? I. Bổ sung thêm vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái nông nghiệp. II. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ để đạt năng suất cao nhất. III. Xây dựng các hệ sinh thái vườn - ao - chuồng một cách hợp lí. IV. Bảo vệ các loài thiên địch vốn có trong tự nhiên. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 36: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tất cả vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. B. Nhiệt độ được xếp vào thành phần hữu sinh hệ sinh thái. C. Tất cả sinh vật sản xuất đều thuộc giới thực vật. D. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết và các chất hữu cơ. Câu 37: Ví dụ nào sau đây thể hiện sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Các con khỉ đầu chó đực đánh nhau giành con cái. B. Cỏ dại và cây trồng cạnh tranh nhau nguồn ánh sáng, chất dinh dưỡng. C. Hiện tượng liền rễ của các cây thông mọc gần nhau. D. Vi khuẩn nốt sần Rhizobium sống cộng sinh với cây họ đậu. Câu 38: Khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng? A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. B. Thường xảy ra khi môi trường khan hiếm nguồn sống. C. Quan hệ hỗ trợ ở thực vật sẽ dẫn đến hiện tượng tự tỉa. D. Những con cá mập con ăn thịt lẫn nhau là biểu hiện quan hệ hỗ trợ. Câu 39: Hoạt động khai thác tài nguyên của con người bất hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,... có thể gây ra nhiều hậu quả xấu đôi với môi trường và con người. Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của việc khai thác tài nguyên bất hợp lí đó? A. Làm biến đổi môi trường sống của nhiều loài sinh vật và làm tăng đa dạng sinh học. B. Thảm thực vật bị mất dần sẽ dẫn tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu.... gây nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán, đất nhiễm mặn…. C. Gây ô nhiễm môi trường gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,... D. Săn bắt các loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác, voi... có thể dẫn đến sự tuyệt chủng những loài này. Câu 40: Nấm ký sinh côn trùng được phát hiện cách đây hơn 150 năm và hiện nay có khoảng hơn 700 loài đã được xác định và mô tả (Kunimi, 2004). Một trong những loài nấm ký sinh tiêu diệt côn trùng quan trọng trong tự nhiên là loài nấm với tên khoa học Metarhizium anisopliae, thường được gọi là nấm Xanh, đang được sử dụng rộng rãi với phổ ký sinh rộng và có khả năng tiêu diệt trên 70 loài côn trùng gây hại. Ở nước ta, các loại nấm ký sinh côn trùng đã được ứng dụng rộng rãi. Khi một côn trùng bị nhiễm nấm, các bào tử tiếp tục sinh sôi và phát tán đến hàng loạt côn trùng khác trong quần thể làm chúng bị nhiễm nấm và chết. Căn cứ vào thông tin trên và hiểu biết về sinh thái, nội dung nào sau đây sai khi nói về ưu điểm của phương pháp dùng nấm ký sinh diệt côn trùng? A. Không ảnh hưởng đến sinh vật có lợi. B. Không gây ô nhiễm môi trường. C. Không gây độc hại cho người. D. Hiệu quả nhanh hơnd dùng thuốc trừ sâu hóa học. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 125 – Sinh 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2