Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
lượt xem 1
download
Với “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp
- SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN MÔN: SINH HỌC LỚP 12CB Ngày kiểm tra: 19/04/2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 06 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 454 A. PHẦN CHUNG: Gồm 28 câu Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu (A, B, C,D) sau đây: Câu 1: Khoảng giá trị xác định của tập hợp các nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. Môi trường. B. Ổ sinh thái. C. Giới hạn sinh thái. D. Sinh cảnh. Câu 2: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là A. tế bào độc. B. tế bào hoại tử. C. ung thư. D. bướu độc. Câu 3: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá sinh học C. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học- tiến hoá tiền sinh học D. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học Câu 4: Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường: A. hô hấp của động vật, thực vật B. sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải C. lắng đọng vật chất D. sử dụng nhiên liệu hóa thạch Câu 5: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là: A. tính ổn định của hệ sinh thái B. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc C. điều kiện môi trường vô sinh D. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái Câu 6: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn một loài không có lợi hoặc không có hại: A. Quan hệ hợp tác B. Quan hệ cộng sinh C. Quan hệ hội sinh D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. Câu 7: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li địa lí. B. cách li sinh sản C. cách li tập tính D. cách li sinh thái Câu 8: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. giảm dần đều. B. tăng dần đều. C. đường cong chữ J. D. đường cong chữ S. Câu 9: Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp Câu 10: Một số loài cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau. Hiện tượng này thể hiện ở mối quan hệ: A. cộng sinh. B. hỗ trợ khác loài. C. hỗ trợ cùng loài. D. cạnh tranh cùng loài. Trang 1/6 - Mã đề 454
- Câu 11: Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật sản xuất C. Sinhvật tiêu thụ bậc 1 D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 Câu 12: Tiến hoá lớn là quá trình A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. hình thành loài mới. D. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. Câu 13: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở quần thể nào? A. Quần thể ngẫu phối. B. Quần thể tự phối và ngẫu phối. C. Quần thể giao phối có lựa chọn. D. Quần thể tự phối. Câu 14: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n, có thể xem quần thể cây 4n là một loài mới vì quần thể cây 4n: A. có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số NST B. có đặc điểm hình thái: kích thứơc các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn cây của quần thể 2n. C. giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai bất thụ. D. không thể giao phấn với cây của quần thể 2n. Câu 15: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội. Câu 16: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. các yếu tố ngẫu nhiên B. đột biến. C. di nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 17: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình A. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật; phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. đào thải những biến dị bất lợi. C. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật; phân hóa khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể. D. tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. Câu 18: Chuyển nhân của tế bào sinh dưỡng có kiểu gen AABBdd vào trứng đã bị mất nhân có kiểu gen aabbDD, tạo ra tế bào chuyển nhân. Tế bào nhân này sẽ được nuôi cấy tạo nên cơ thể hoàn chỉnh và có kiểu gen: A. AaBbDd B. aabbDD C. AABBDD D. AABBdd Câu 19: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. động vật B. thực vật C. có khả năng phát tán mạnh D. động vật bậc cao Câu 20: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là A. diễn thế phân huỷ B. diễn thế thứ sinh C. diễn thế nhân tạo D. diễn thế nguyên sinh Câu 21: Bể cá cảnh được gọi là A. hệ sinh thái tự nhiên B. hệ sinh thái nhân tạo C. hệ sinh thái vi mô D. hệ sinh thái “khép kín” Câu 22: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về A. giới nấm B. giới động vật C. giới nhân sơ (vi khuẩn) D. giới thực vật Câu 23: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm: A. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. B. làm tăng mức độ sinh sản. Trang 2/6 - Mã đề 454
- C. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. Câu 24: Ý nghĩa của hoá thạch là A. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. B. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. Câu 25: Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật: A. sinh vật sản xuất B. động vật ăn động vật C. sinh vật phân giải D. động vật ăn thực vật Câu 26: Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm: A. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã B. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã C. mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã D. mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể Câu 27: Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? A. 50% B. 10% C. 90% D. 70% Câu 28: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen? A. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. B. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện. C. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. B. PHẦN RIÊNG: I. DÀNH CHO BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN: từ câu 29 đến câu 40 Câu 29: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,49 AA + 0, 42Aa + 0,09 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,49; 0,09 B. 0,42 ; 0,09 C. 0,21 ; 0,03 D. 0,7 ; 0,3 Câu 30: ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, gen A quy định da bình thường. Một cặp vợ chồng đều không bị bệnh này, nhưng có em của chồng và mẹ của vợ bị bệnh, những người còn lại đều không bị bệnh này. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh: A. 1/6 B. 3/4 C. 1/4 D. 2/3 Câu 31: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất. A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2. B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2. C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2. D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2. Câu 32: Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3) Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. (4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 33: Cho các cặp cơ quan: (1) Xương cùn của người và xương đuôi của cọp. (2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp. (3) Chi sau của mèo và chi sau của cá voi. (4) Cánh chim và cánh bướm. Những cặp cơ quan không phải cơ quan tương tự là A. (1), (2). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Trang 3/6 - Mã đề 454
- Câu 34: So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường. A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4). Câu 35: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. C. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. Câu 36: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể là. A. 8,16%. B. 10%. C. 10,16%. D. 8%. Câu 37: Sơ đồ dưới đây minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A,B, C, D, E, F, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này: (1) Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn. (2) Loài D tham gia vào 2 chuỗi thức ăn khác nhau. (3) Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F. (4) Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi. (5) Có 2 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5. Có bao nhiêu phương án trả lời đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 38: Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106 kcal, loài C có 2.106 kcal, loài D có 3.107 kcal, loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra A. D→C→A→E. B. C→B→E. C. D→B→A. D. B→A→E. Câu 39: Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, những sinh vật được xếp vào bậc dinh dưỡng 3 và sinh vật tiêu thụ bậc 3: A. Sâu ăn lá ngô, nhái. B. Sâu ăn lá ngô, rắn hổ mang. C. Nhái, rắn hổ mang. D. Rắn hổ mang, diều hâu. Câu 40: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. B. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. C. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. D. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. II. DÀNH CHO BAN KHOA HỌC XÃ HỘI: từ câu 41 đến câu 52 Trang 4/6 - Mã đề 454
- Câu 41: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,3 AA + 0, 3Aa + 0,4 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,45 ; 0,55 B. 0,4 ; 0, 6 C. 0,3 ; 0,7 D. 0,6; 0,4 Câu 42: ở người, xét các bệnh và hội chứng nào sau đây: (1). bệnh ung thư máu. (2). bệnh máu khó đông. (3). hội chứng Đao. (4). hội chứng Claiphentơ. (5). bệnh bạch tạng. (6). bệnh mù màu. Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện ở nam giới và ở nữ giới? A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 43: Tập hợp những sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. B. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên. C. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. D. Những con cá sống trong Hồ Tây. Câu 44: Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỷ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên. A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản. B. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi sinh sản và trước sinh sản. C. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con. D. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản. Câu 45: Trên đồng cỏ, các con trâu đang ăn cỏ. Trâu tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da trâu. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. B. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh. C. Quan hệ giữa rận và trâu là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Quan hệ giữa trâu và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. Câu 46: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. chim sâu, mèo rừng, báo. C. cào cào, thỏ, nai. D. cào cào, chim sâu, báo. Câu 47: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái: (1) Động vật ăn động vật; (2) Động vật ăn thực vật; (3) Sinh vật sản xuất. Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là: A. (1)→(3) →(2). B. (3) →(2) →(1). C. (1) →(2) →(3). D. (2) →(3) →(1). Câu 48: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng, chứng tỏ những cặp cơ quan thoái hóa ở sinh vật? A. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. B. Cánh chim và cánh bướm. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chân trước của mèo và cánh dơi. Câu 49: Có 4 quần thể của cùng một loài với số lượng cá thể và diện tích môi trường sống tương ứng như sau: Quần Số lượng cá thể Diện tích môi thể trường sống (ha) I 250 35 II 325 28 III 198 38 IV 228 25 Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ giảm dần là A. II, I, IV, III B. I, III, IV, II Trang 5/6 - Mã đề 454
- C. II, IV, I, III D. III, I, II, IV Câu 50: Cho các hoạt động của con người: (1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý. (5) Bảo vệ các loài thiên địch. (6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 51: Có 1000 cá thể chim. Điều kiện để 1000 cá thể này trở thành 1 quần thể là: 1- các cá thể chim này thuộc cùng một loài 2- cùng sống trong một môi trường ở cùng thời điểm 3- có khả năng giao phối để sinh con 4- cùng sống với nhau trong một thời gian dài Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 1, 2, 3 D. 1, 2 Câu 52: Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái có loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng. II. Lưới thức ăn có tổng số 12 chuỗi thức ăn. III. Nếu con người tăng cường khai thác loài A thì tất cả các loài còn lại đều tăng số lượng cá thể. IV. Nếu loài A bị nhiễm thủy ngân ở nồng độ thấp thì loài D sẽ bị nhiễm độc thủy ngân ở nồng độ cao hơn so với loài G. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. ------ HẾT ------ Trang 6/6 - Mã đề 454
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 119 | 8
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 184 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 51 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 82 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 49 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn