intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng" được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. ĐỀ MINH HỌA SỞ GD&ĐT LÀO CAI KIỂM TRA CUỐI KỲ II THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN Sinh học– Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ....................................................... Câu 1. Ý nghĩa của hoá thạch là A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 2. Có các loại nhân tố sinh thái nào: A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 3. Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: A.tuổi sinh thái. B.tuổi sinh lí. C.tuổi trung bình. D.tuổi quần thể. Câu 4. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp Câu 5.Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng: A. tăng dần đều. B. đường cong chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. Câu 6. Quần xã sinh vật là A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 7. Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở: A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh Câu 8. Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây? A. quan hệ hỗ trợ B. quan hệ đối kháng C. quan hệ hợp tác D. quan hệ hội sinh Câu 9. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm: A.sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
  2. Câu 10. Lưới thức ăn gồm: A. nhiều chuỗi thức ăn B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau C. nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung D. nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải Câu 11. Có những dạng tháp sinh thái nào? A. Tháp số lượng và tháp sinh khối B. Tháp sinh khối và tháp năng lượng C. Tháp năng lượng và tháp số lượng D. Tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng Câu 12. Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là A.muối amôn và nitrát B.nitrat và muối nitrit C.muối amôn và muối nitrit D.nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ Câu 13. Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được? A.cacbon B.photpho C.nitơ D.oxi Câu 14. Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: A.năng lượng gió B.năng lượng điện C.năng lượng nhiệt D.năng lượng mặt trời Câu 15. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: A.càng giảm B.càng tăng C.không thay đổi D.tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng Câu 16. Tài nguyên nào dưới đây là tái nguyên sinh? A. sinh vật biển B. năng lượng mặt trời C. than đá D. kim loại Câu 17. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa sáng? A. Chịu được ánh sáng mạnh. B. Có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu. C. Lá xếp nghiêng. D. Mọc ở nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng Câu 18. Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,6 0C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 42 0C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 20 0C đến 350C. Khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là: A. giới hạn chịu đựng . B. khoảng thuận lợi. C. điểm gây chết giới hạn trên. D. giới hạn sinh thái về nhiệt độ Câu 19. Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Tập hợp cỏ sống trong vườn trường. B. Tập hợp cá rô phi đơn tính trong một cái ao. C. Tập hợp chim trên lũy tre làng D. một tổ ong mật trên cây Câu 20.Côaxecva được hình thành từ: A. Pôlisaccarit và prôtêin B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống Câu 21. Một quần xã ổn định thường có A. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao D. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp Câu 22. Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của: A. cộng sinh B. hội sinh C.hợp tác D. kí sinh Câu 23. Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là: A.có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
  3. C.điều kiện môi trường vô sinh D.tính ổn định của hệ sinh thái Câu 24. Phát biểu sau đây là không đúng đối với một hệ sinh thái? A. Trong hệ sinh thái, sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. B. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. C. Trong hệ sinh thái, càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. D. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình Câu 25. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Tảo → chim bói cá → cá → giáp xác B. Giáp xác → tảo → chim bói cá → cá C. Tảo → giáp xác → cá → chim bói cá D. Tảo → giáp xác → chim bói cá → cá Câu 26. Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: A.làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ B.tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái C.kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất D.làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai Câu 27. Trong một hệ sinh thái A. năng lượng và vật chất đều đuoẹc truyền theo một chiều, không được tái sử dụng B. năng lượng được truyền theo 1 chiều, còn vật chất theo chu trình sinh địa hóa C. năng lượng được tái sử dụng, còn vật chất thì không được tái sử dụng D. cả vật chất và năng lượng đều được truyền theo chu trình tuần hoàn khép kín Câu 28. Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn. B. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn. C. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. D. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp. Câu 29.Các ví dụ sau đây: (1) Ong thợ cùng nhau chiến đấu bảo vệ kẻ thù (2) Hiện tượng tự tỉa thưa của thực vật (3) Chim sáo sống trên lưng trâu rừng (4) Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần cây họ đậu (5) Cây thông nhựa sống gần nhau có hiện tượng liền rễ (6) Cây phong lan sống bám trên thân gỗ lớn Có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 30. Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 15 con/ha. Nếu vùng phân bố của quần thê này rộng 500 ha thì số lượng cá thể của quân thể là A. 9000 B. 400 C. 885 D. 7500 Câu 31. Trong cùng một thủy vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhu B. tân dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao C. thỏa mãn nhu cầu, thi hiếu khác nhau của con người D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao Câu 32. Quan sát lưới thức ăn sau đây và cho biết kết luận nào là không đúng:
  4. A. Cào cào là mắt xích chung của 2 chuỗi thức ăn B. Lưới thức ăn này chỉ có 1 loại chuỗi thức ăn C. Nếu cào cào bị tiêu diệt thì ếch và cá rô có nguy cơ bị chết D. Ếch và cá rô thuộc hai ổ sinh thái hoàn toàn khác nhau. Câu 33.Tưởng tượng lại các bể cá cảnh mà em đã từng quan sát, nhận định nào dưới đây là chính xác? A. Chuỗi và lưới thức ăn trong bể cá phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái nhân tạo. B. Không có sự có mặt của các chuỗi thức ăn trong bể cá cảnh vì số lượng loài quá ít và thức ăn được bổ sung từ bên ngoài C. Nếu số lượng loài trong bể cá cảnh càng nhiều thì độ phức tạp của chuỗi và lưới thức ăn càng ít vì loài đầu bảng sẽ chi phối các chuỗi khác. D. Trong một lưới thức ăn ở bể cá cảnh, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. Câu 34. Có bao nhiêu phát biểu không đúng trong các phát biểu sau? (1) Lưới thức ăn càng phức tạp thì hệ sinh thái càng ổn định. (2) Luới thức ăn là 1 dãy các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. (3) Vai trò của chuỗi và lưới thức ăn là đảm bảo tính khéo kín trong hệ sinh thái. (4) Hiệu suất sinh thái của dòng năng lượng trong các điểm khác nhau của chuỗi thức ăn là rất nhỏ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 35. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất: A.bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng B.bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm C.cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn D.sử dụng tiết kiệm nguồn nước Câu 36. Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: A.cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ Câu 37.Xét 3 quần thể của cùng một loài vào cùng một thời điểm, số lượng cá thể của ba nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản A 248 239 152 B 420 234 165 C 76 143 168 Kết luận nào sau đây đúng? A. Quần thể A có kích thước bé nhấtB. Quần thể C là quần thể trẻ C. Quần thể C được khai thác ở mức độ phù hợpD. Quần thể B có kích thước đang tăng lên
  5. Câu 38.Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định? A. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh B. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau C. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh D. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh Câu 39. Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ. Lúc này các con chim diệc sẽ bắt côn trùng đó làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Khi xác định các mối quan hệ (1), (2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây (1) Quan hệ giữa ve và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi (2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác (3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm (hãm sinh) (4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi (5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh (6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ kí sinh - vật chủ Số phát biểu đúng là: A. 4B. 5C. 6D. 3 Câu 40.Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành 1 chuỗi thức ăn? A. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn B. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn C. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn -------------HẾT----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2