Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
lượt xem 2
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang
- SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài : 50 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ Câu 1. Ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích tuyến sữa không hoạt động. Đây là ví dụ về A. cơ quan tương tự. B. cơ quan thoái hóa. C. cơ quan tương đồng. D. hóa thạch. [] Câu 2. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. biến dị cá thể. D. thường biến. [] Câu 3. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di - nhập gen. [] Câu 4. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò nào sau đây? A. Quy định chiều hướng tiến hóa. B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. [] Câu 5. Những nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên [] Câu 6. Ở một quần thể, xét cặp alen Aa nằm trên NST thường, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi tỉ lệ kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, kết quả thu được bảng sau: Thế hệ Tỉ lệ các kiểu gen F1 0,36AA 0,48Aa 0,16aa F2 0,40AA 0,40Aa 0,20aa F3 0,45AA 0,30Aa 0,25aa F4 0,48AA 0,24Aa 0,28aa F5 0,50AA 0,20Aa 0,30aa Quần thể đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di - nhập gen. [] Câu 7. Một nhân tố tiến hóa X tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới đây
- Aa AA aa aa aa aa aa aa AA Aa aa aa Aa aa AA aa AA Aa aa aa Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiên hóa X này? I. Nhân tổ X là nhân tố không có hướng. II. Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. III. Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể IV. Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp tử và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 [] Câu 8. Để phân biệt loài rau dền cơm (thân không có gai) với rau dền gai người ta thường dựa vào tiêu chuẩn nào sau đây? A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn hóa sinh. C. Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái. D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản. [] Câu 9. Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử. C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai. [] Câu 10. Ví dụ nào sau đây là biểu hiện của cách li trước hợp tử? A. Hai loài muỗi có tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối với nhau. B. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết. C. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bị bất thụ. D. Cải bắp lai với cải củ tạo ra cây lai không có khả năng sinh sản hữu tính. [] Câu 11. Những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển,… ngăn cản các cá thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau được gọi là A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. cách li tập tính. [] Câu 12. Dấu mốc quan trọng trong sự hình thành loài mới là A. cách li sinh sản. B. cách li địa lí. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. [] Câu 13. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở: A. vi khuẩn. B. động vật. C. nấm. D. thực vật. [] Câu 14. Cho các giai đoạn sau:
- I. Tiến hóa hóa học. II. Tiến hóa tiền sinh học. III. Tiến hóa sinh học. Thứ tự các giai đoạn tiến hóa của sự sống trên Trái Đất là A. I → II → III. B. I → III → II. C. II → III → I. D. II → I → III. [] Câu 15. Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là bằng chứng A. giải phẫu so sánh. B. tế bào học. C. sinh học phân tử. D. hóa thạch. [] Câu 16. Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. sinh cảnh B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. nơi ở. [] Câu 17. Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20-30˚C, khi nhiệt độ xuống dưới 0˚C và cao hơn 40˚C, cây ngừng quang hợp. Căn cứ vào thông tin trên, kết luận nào sau đây không đúng? A. Khoảng nhiệt độ 20oC – 30oC được gọi là khoảng thuận lợi. B. 0oC – 40oC được gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây. C. 0oC – 20oC được gọi là khoảng chống chịu của cây. D. Nhiệt độ 0oC gọi là giới hạn trên. [] Câu 18. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá rô trong Hồ Tây. B. Tập hợp cây ở rừng U Minh Thượng. C. Tập hợp cỏ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp chim trên đảo Trường Sa. [] Câu 19. Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Loài linh dương đầu bò thường tập trung thành đàn lớn khi di cư nhằm hạn chế sự tấn công của các loài vật ăn thịt khác. B. Để ủ ấm và bảo vệ những con non trong đàn, chim cánh cụt hoàng đế trưởng thành thường tập trung lại thành nhóm lớn và đứng thành vòng tròn xung quanh. C. Cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. D. Ở thực vật, loài tre nứa thường sống thành khóm bụi tăng khả năng chống chịu gió bão, sinh trưởng, phát triển tốt hơn. [] Câu 20. Đặc trưng nào sau đây không có trong quần thể sinh vật? A. Tỉ lệ giới tính. B. Nhóm tuổi. C. Mật độ cá thể. D. Thành phần loài. [] Câu 21. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của quần thể được gọi là A. sự phân bố cá thể của quần thể. B. mật độ cá thể của quần thể. C. nhóm tuổi. D. kích thước quần thể. [] Câu 22. Ở gà rừng, mỗi quần thể thường có khoảng 200 con/quần thể. Đây là ví dụ về A. kích thước quần thể. B. cấu trúc tuổi của quần thể. C. mật độ cá thể của quần thể. D. độ đa dạng của quần thể. []
- Câu 23. Ở loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể cái; nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20oC thì trứng nở ra toàn cá thể đực. Tỉ lệ giới tính ở loài kiến nâu chịu ảnh hưởng của A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. thức ăn. D. độ ẩm. [] Câu 24. Cho các đặc điểm sau: (1). Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều. (2). Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. (3). Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường. (4). Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ. Đặc điểm của kiểu phân bố đồng đều là: A. (3), (4). B. (2), (4). C. (1), (2). D. (1), (3). [] Câu 25. Sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể do những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường được gọi là A. biến động theo chu kì. B. biến động không theo chu kì. C. trạng thái cân bằng của quần thể. D. kích thước tối đa của quần thể. [] Câu 26. Ví dụ nào sau đây là sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì? A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh do cháy rừng. B. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm. C. Số lượng cá thể của các loài động vật nổi giảm vào ban ngày, tăng vào ban đêm. D. Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm mạnh do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt. [] Câu 27. Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng? A. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng như nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. B. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Các loài sinh vật có phản ứng khác nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. [] Câu 28. Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ: A. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm. C. Hợp tác và hội sinh. D. Cạnh tranh và cộng sinh. [] Câu 29. Trong quần xã sinh vật, quan hệ nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ? A. Kí sinh. B. Cạnh tranh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Cộng sinh. [] Câu 30. Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. vật ăn thịt con mồi B. ức chế - cảm nhiễm C. cạnh tranh D. kí sinh
- [] Câu 31. Trong nuôi trồng thủy hải sản, người ta sử dụng bao nhiêu biện pháp dưới đây để tăng năng suất vật nuôi? I. Luôn đảm bảo môi trường sống thuận lợi với từng đối tượng sinh vật. II. Điều chỉnh mật độ nuôi trồng phù hợp. III. Loại bỏ các loài cá dữ và tảo độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi. IV. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng đối với con non. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. [] Câu 32. Cho các thông tin sau: (1) Sử dụng ong kí sinh diệt loài bọ dừa. (2) Sử dụng các loại thuốc trừ sâu hóa học trong phòng trừ sâu bệnh. (3) Sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà. (4) Sử dụng ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Có bao nhiêu thông tin đúng về ứng dụng hiện tượng khống chế sinh học trong thực tiễn sản xuất? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. [] Câu 33. Diễn thế nguyên sinh không có đặc điểm nào sau đây? A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật. B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian. C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hoại môi trường. D. Kết quả cuối cùng thường sẽ hình thành quần xã đỉnh cực. [] Câu 34. Vào tháng 12 năm 2004, một trận sóng thần đã xảy ra theo dọc bờ biển Ấn Độ Dương làm chết nhiều loài sinh vật biển. Điều gì có thể xảy ra với hệ sinh thái này sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt sóng thần đó? A. Hệ sinh thái sẽ thay đổi cho đến khi thành lập quần xã mới ổn định. B. Sự diễn thế sẽ tiếp tục trong hệ sinh thái cho đến khi phát sinh loài sinh vật biển mới. C. Diễn thế sinh thái sẽ không còn xảy ra trong hệ sinh thái biển này. D. Các sinh vật trong hệ sinh thái sẽ bị tuyệt chủng. [] Câu 35. Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, người ta cần sử dụng bao nhiêu biện pháp dưới đây? (1) Cải tạo đất. (2) Tăng cường chăm sóc cây trồng. (3) Phòng trừ sâu bệnh. (4) Chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp với điều kiện thực tiễn. (5) Xây dựng hệ thống thủy lợi. A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 36. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây là sinh vật sản xuất? A. Nấm hoại sinh. B. Thực vật. C. Lưỡng cư. D. Vi khuẩn hoại sinh. [] Câu 37. Chuỗi thức ăn nào sau đây có 4 bậc dinh dưỡng? A. Lúa → chuột → rắn. B. Cây ngô → châu chấu → ếch → rắn. C. Giun đất → gà → rắn. D. Cỏ → sâu ăn lá → chim ăn sâu. [] Câu 38. Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa Sâu ăn lá lúa Ếch đồng Rắn hổ mang Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là
- A. ếch đồng. B. sâu ăn lá lúa. C. rắn hổ mang. D. đại bàng. [] Câu 39. Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. (2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. (3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng. (4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 [] Câu 40. Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một thế hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Trong các phát biểu sau về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn (2). Loài D tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau (3). Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F (4). Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi (5). Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể loài F giảm (6). Có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5 (7). Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 [] ---------- HẾT---------
- SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài : 50 phút, (không kể thời gian phát đề) ĐỀ Câu 1: Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì? A. Tăng trưởng của quần thể B. Phân bố cá thể C. Kích thước của quần thể. D. Biến động số lượng cá thể. [] Câu 2: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm: A. các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. B. các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường không giao phối với nhau. C. các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau. D. mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. [] Câu 3: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở: A. vi khuẩn. B. động vật. C. nấm. D. thực vật. [] Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích lũy các alen quy định các đặc điểm thích nghi? A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Di – nhập gen. [] Câu 5: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau B. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. C. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật. D. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật. [] Câu 6: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng và ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện sống. B. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. C. Khi kích thước quần thể đạt tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất. D. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể. [] Câu 7: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào A. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã. B. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã. C. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã. D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã. [] Câu 8: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau. B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật. [] Câu 9: Ý nghĩa của hoá thạch là A. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. [] Câu 10: Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò A. làm phát sinh alen mới, qua đó làm tăng sự đa dạng di truyền trong quần thể. B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. C. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. D. làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau. [] Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. [] Câu 12: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
- A. sinh cảnh B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. nơi ở. [] Câu 13: Phân bố cá thể theo nhóm là A. kiểu phân bố làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể B. kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường C. kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp ở những sinh vật sống bầy đàn D. kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều [] Câu 14: Cách li sau hợp tử là A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. D. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh, [] Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. B. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. D. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. [] Câu 16: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa. C. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. [] Câu 17: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là A. biến dị tổ hợp. B. đột biến gen. C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể. [] Câu 18: Có 1200 cá thể chim, để 1200 cá thể chim này trở thành một quần thể thì cần bao nhiêu điều kiện trong những điều kiện dưới đây:
- (1). Cùng sống với nhau trong một khoảng thời gian dài. (2). Các cá thể chim này phải cùng một loài. (3). Cùng sống trong một môi trường vào một khoảng thời điểm xác định. (4). Có khả năng giao phối với nhau để sinh con hữu thụ. Số điều kiện cần là: A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 [] Câu 19: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây? (1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. (3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng. (4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. [] Câu 20: Tiến hóa hóa học là quá trình tổng hợp A. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức hóa học. B. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức sinh học. C. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học. D. các chất vô cơ từ các chất hữu cơ theo phương thức sinh học. [] Câu 21: Trong một ao cá, mối quan hệ có thể xảy ra khi hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. vật ăn thịt con mồi B. ức chế - cảm nhiễm C. cạnh tranh D. kí sinh [] Câu 22: Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống. B. Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN. C. Các biến dị đều xuất hiện ngẫu nhiên, không xác định. D. Đột biến gen là một loại biến dị di truyền. [] Câu 23: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về: A. cách li sau hợp tử. B. cách li sinh thái. C. cách li cơ học. D. cách li tập tính. [] Câu 24: Cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa? A. Ruột già. B. Xương cùng. C. Dạ dày. D. Ruột non. [] Câu 25: Bể cá cảnh được gọi là: A. hệ sinh thái “khép kín” B. hệ sinh thái nhân tạo C. hệ sinh thái vi mô D. hệ sinh thái tự nhiên
- [] Câu 26: Lưới thức ăn A. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau B. gồm nhiều chuỗi thức ăn C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải [] Câu 27: Có bao nhiêu nhận xét đúng về diễn thế nguyên sinh? (1) Sinh vật đầu tiên phát tán đến môi trường thường là nấm, địa y. (2) Số lượng loài tăng dần, số lượng cá thể từng loài giảm dần. (3) Sự biến đổi xảy ra trên môi trường đã có một quần xã sinh vật sinh sống. (4) Kết thúc quá trình diễn thế có thể hình thành quần xã suy thoái. A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 [] Câu 28: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là: A. tuổi sinh thái. B. tuổi sinh lí. C. tuổi trung bình. D. tuổi quần thể. [] Câu 29: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21C đến 35C . Giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong số các loại môi trường dưới đây thì môi trường mà sinh vật có thể sống là? A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20C đến 35C , độ ẩm từ 75% đến 95% B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C đến 40C , độ ẩm từ 85% đến 95% C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25C đến 30C , độ ẩm từ 85% đến 95% D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12C đến 30C , độ ẩm từ 90% đến 100% [] Câu 30: Một nhân tố tiến hóa X tác động vào quần thể theo thời gian được mô tả qua hình vẽ dưới đây Aa AA aa aa aa aa aa aa AA Aa aa aa aa aa Aa aa aa AA AA Aa aa aa Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về nhân tố tiên hóa X này? I. Nhân tổ X là nhân tố không có hướng. II. Nhân tố X làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- III. Nhân tố X làm tăng đa dạng di truyền của quần thể IV. Nhân tố X có xu hướng giảm dần kiểu gen dị hợp tử và duy trì các kiểu gen đồng hợp trong quần thể. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 [] Câu 31: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng: A. diễn thế nguyên sinh hoặc diễn thế khôi phục B. diễn thế thứ sinh C. diễn thế khôi phục D. diễn thế nguyên sinh [] Câu 32: Ví dụ nào sau đây không phải là mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Các con cò cái trong đàn tranh giành nhau nơi làm tổ. B. Trong mùa sinh sản, các cá thể đực tranh giành cá thể cái. C. Các cây ngô mọc gần nhau có hiện tượng tự tỉa thưa. D. Cây trồng và cỏ dại tranh giành nhau về nguồn dinh dưỡng. [] Câu 33: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ: A. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm. C. Hợp tác và hội sinh. D. Cạnh tranh và cộng sinh. [] Câu 34: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn? A. Cây ngô Nhái Sâu ăn lá ngô Rắn hổ mang Diều hâu. B. Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang Diều hâu. C. Cây ngô Nhái Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Diều hâu. D. Cây ngô Rắn hổ mang Sâu ăn lá ngô Nhái Diều hâu. [] Câu 35: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau: Thế hệ Cấu trúc di truyền P 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 F1 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 F2 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1
- F3 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1 Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội. C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử. D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. [] Câu 36: Số lượng cá thể của ba quần thể thuộc một loài thú được thống kê ở bảng sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản 1 200 200 150 2 400 200 150 3 100 200 250 Cho biết diện tích cư trú của ba quần thể này bằng nhau, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường cho ba quần thể này là như nhau. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể 1 là quần thể già (suy thoái) B. Quần thể 1 là mật độ cá thể cao nhất. C. Quần thể 2 là quần thể trẻ (đang phát triển) D. Quần thể 3 là quần thể ổn định. [] Câu 37:Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: (1) Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ. (2) Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. (3) Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn. (4) Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,... kéo về làm tổ ở những cây tràm. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì là: A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4) [] Câu 38: Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài. (2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ. (3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng. (4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. (5) Loài hổ có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã. A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
- [] Câu 39: Cho các dữ kiện sau: (1) Một đầm nước mới xây dựng (2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều. (3) Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm. (4) Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm. (5) Hình thành cây bụi và cây gỗ. Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông? A. 1→3→ 2→4→5 B. 1→3→2→5→4 C. 1→2→3→4→5 D. 1→2→3→5→4 [] Câu 40: Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một thế hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, F, H. Trong các phát biểu sau về lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1). Lưới thức ăn này có tối đa 6 chuỗi thức ăn (2). Loài D tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau (3). Loài E tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài F (4). Nếu loại bỏ loài B ra khỏi quần xã thì loài D sẽ mất đi (5). Nếu số lượng cá thể của loài C giảm thì số lượng cá thể loài F giảm (6). Có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 5 (7). Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 [] ---------- HẾT---------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình
5 p | 36 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
3 p | 29 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Phong
4 p | 44 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phan Rí Cửa 6
5 p | 38 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn