Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng
- SỞ GD & ĐT LÂM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT BẢO LỘC MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Mã đề: 132 Câu 1: So với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo A. ổn định hơn do con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. B. có khả năng tự điều chỉnh cao hơn. C. là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. D. có độ đa dạng sinh học thấp hơn. Câu 2: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ vơi nhau về mặt: A. dinh dưỡng B. nơi ở C. sinh sản D. nguồn gốc Câu 3: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Đồng cỏ. B. Cánh đồng lúa. C. Vườn cà phê. D. Đầm nuôi tôm. Câu 4: Cho sơ đồ minh hoạ về sự truyền năng lượng qua các bậc dinh dưỡng như sau: Mặt Trời → Sinh vật a → Sinh vật b → Sinh vật c → Sinh vật d. Sinh vật nào sau đây thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2? A. Sinh vật c. B. Sinh vật b. C. Sinh vật d D. Sinh vật a. Câu 5: Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ có ít nhất một loài có hại? I. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. II. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. III. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. IV. Giun sán sống trong ruột lợn. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 6: Khi nói về chu trình trao đổi cacbon trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit (CO2) thông qua quang hợp. B. Khí CO2 thải vào môi trường thông qua hô hấp của sinh vật, sản xuất công nghiệp, đốt nhiên liệu, … C. Tất cả lượng cacbon của quần xã đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn mà không có cacbon lắng đọng. D. Việc tăng cường trồng và bảo vệ rừng sẽ giảm thiểu lượng khí CO 2 trong khí quyển. Câu 7: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 8: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây: (1). Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (2). Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. (3). Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái. (4). Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng? A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 9: Lưới thức ăn A. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về nơi ở. C. là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có các mắt xích chung. D. gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung. Câu 10: Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã do A. tuy có số lượng cá thể nhỏ nhưng hoạt động mạnh. B. có khả năng tiêu diệt loài khác. C. có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. D. tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Câu 11: Trong hệ sinh thái, dòng năng lượng tích luỹ sản sinh ra chất sống ở mỗi bậc dinh dưỡng chiếm bao nhiêu % năng lượng nhận từ bậc dinh dưỡng liền kề thấp hơn? A. 90%. B. 70%. C. 10%. D. 20% Câu 12: Con người đã sử dụng loài kiến hôi để tiêu diệt sâu đục thân cam. Đây là ví dụ của hiện tượng nào sau đây? A. Khống chế sinh học. B. Cạnh tranh khác loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Hỗ trợ cùng loài. Câu 13: Sơ đồ cho biết quá trình diễn thế sinh thái xảy ra ở rừng lim Hữu Lũng, Lạng Sơn. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
- Dựa vào hình, hãy cho biết có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng? I. Quá trình này là diễn thế thứ sinh diễn ra dưới tác động của con người. II. Trong qua trình diễn thế, điều kiện môi trường càng ngày càng bất lợi cho quần xã sinh vật. III. Giai đoạn cuối đã hình thành nên trảng cỏ là quần xã đỉnh cực. IV. Khả năng quần xã tự hình thành trở lại rừng lim ban đầu là rất thấp. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14: Tại một quần xã rừng mưa nhiệt đới, các loài cây đã phân bố thành 5 tầng : tầng vượt tán, tầng tán rừng, tầng dưới tán, tầng cây bụi và thảm cỏ. Khi nói về các loài trong quần xã này, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng ? I. Độ ẩm là nhân tố quyết định đến sự phân tầng này. II. Các loài thực vật phân bố cùng tầng thì thường có ổ sinh thái về ánh sáng giống nhau. III. Sự phân tầng sinh vật giúp cho các ổ sinh thái của các loài bớt trùng nhau. A. 2. B. 3. C. 0. D. 1. Câu 15: Các cây tràm ở rừng U Minh là loài A. ưu thế B. đặc trưng C. có số lượng nhiều D. đặc biệt Câu 16: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi bao gồn các loài sinh vật như sau: cá ngừ, cá trích, thực vật phù du, động vật phù du. Có thể xây dựng chuỗi thức ăn từ các loài sinh vật nói trên là A. cá ngừ → thực vật phù du → động vật phù du→ cá trích. B. động vật phù du → thực vật phù du → cá ngừ → cá trích. C. thực vật phù du → động vật phù du → cá trích → cá ngừ. D. cá trích → cá ngừ → thực vật phù du → động vật phù du. Câu 17: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái gồm có : (1) Động vật ăn động vật. (2) Động vật ăn thực vật. (3) Thực vật. Sơ đồ nào sau đây thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái ? A. (3) → (2) → (1). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (1) → (3) → (2). Câu 18: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước tối đa của quần thể. C. kiểu phân bố của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể. Câu 19: Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này, sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất? A. Cáo. B. Chim sẻ. C. Cú mèo. D. Chuột đồng. Câu 20: Các biện pháp nào sau đây giúp khắc phục những bất lợi của diễn thế sinh thái phù hợp với điều kiện địa phương? I. Cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh. II. Làm thủy lợi để điều tiết lượng nước. III. Bón nhiều phân hóa học giúp đất đai màu mỡ. IV. Sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoai mục, Chủ động bón phân hữu cơ vào mùa mưa. V. Trồng bổ sung cây che bóng và chắn gió cho vườn, Sử dụng các phần dư của thực vật để tăng hữu cơ cho đất. VI. Bón vôi để cải tạo đất và giảm sinh vật gây bệnh trong đất. A. I, II, III, IV, V. B. I, II, III, IV, VI. C. I, II, III, V, VI. D. I, II, IV, V, VI. Câu 21: Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái gồm: A. thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ B. thành phân vô sinh và sinh vật sản xuất C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải D. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh Câu 22: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
- Câu 23: Diễn thế sinh thái là sự A. biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. B. biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. C. thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác do sự thay đổi của của khí hậu. D. phát triển của quần xã sinh vật qua các giai đoạn trung gian tương ứng. Câu 24: Đồ thị sau biểu diễn giới hạn sinh thái của một loài sinh vật. Khoảng chống chịu là khoảng A. G và N. B. I và K. C. H và I. D. H và M. Câu 25: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. các bệnh truyền nhiễm. B. yếu tố hữu sinh. C. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. D. yếu tố vô sinh. Câu 26: Môi trường sống chủ yếu của sinh vật bao gồm môi trường A. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. Câu 27: Một lưới thức ăn đồng cỏ được mô tả như sau: Nếu loài H bị loại ra khỏi chuỗi thức ăn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Loài I và loài E sẽ bị tiêu diệt. II. Số lượng loài A có thể sẽ tăng. III. Loài B không thay đổi số lượng. IV. Loài C sẽ tăng số lượng. A. 2. B. 4. C. 3. D. l. Câu 28: Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ A. của quần thể sinh vật với môi trường sống đảm bảo nguồn sống của môi trường đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. B. giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản. C. nhằm đảm bảo số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống. D. giữa các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác; các con đực tranh giành con cái. Câu 29: Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau. B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản. C. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. D. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã. Câu 30: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. III. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 31: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. B. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
- C. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Câu 32: Đối với các hộ gia đình trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì họ nuôi A. một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. B. nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. C. nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt. D. nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 33: Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Cannada và Alaska. Phân tích hình này, có các phát biểu sau: I. Đồ thị M thể hiện sự biến động số lượng cá thể của thỏ và đồ thị N thể hiện sự biến động số lượng cá thể của mèo rừng. II. Năm 1865, kích thước quần thể thỏ và kích thước quần thể mèo rừng đều đạt cực đại. III. Biến động số lượng cá thể của 2 quần thể này đều là biến động theo chu kì. IV. Sự tăng trưởng của quần thể thỏ luôn tỉ lệ nghịch với sự tăng trưởng của quần thể mèo rừng. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 34: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ dạng NO3- thành nitơ dạng NH4+ ? A. Động vật đa bào. B. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất. C. Vi khuẩn phản nitrat hoá. D. Thực vật. Câu 35: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Đây là quá trình diễn thể sinh thái. II. Song song với sự biến đổi của quần xã là sự biến đổi của môi trường. III. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. IV. Sự cạnh tranh giữa các loài quần xã là nguyên nhân duy nhất gây ra quá trình biến đổi này. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 36: Ví dụ nào sau đây là một quần thể sinh vật? A. Tập hợp mèo sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau ở Nhật Bản. B. Tập hợp thông nhựa sống trên một quả đồi ở Côn Sơn. C. Tập hợp cỏ sống trong rừng Cúc Phương. D. Tập hợp cá sống trong một cái ao. Câu 37: Cho các thông tin ở bảng dưới đây Bậc dinh dưỡng Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4 Năng suất sinh học 8 2,2×10 calo 7 1,1×10 calo 3 1,25×10 calo 0,5×102 calo Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là A. 2% và 2,5%. B. 0,5% và 5%. C. 0,5% và 4%. D. 5% và 4%. Câu 38: Đặc điểm cơ bản để phân biệt diễn thế nguyên sinh với diễn thế thứ sinh là A. môi trường khởi đầu. B. diễn biến diễn thế. C. điều kiện môi trường D. môi trường cuối cùng. Câu 39: Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện A. sự phổ biến B. độ thường gặp C. độ đa dạng D. độ nhiều Câu 40: Quan hệ giữa lúa và cỏ trong một ruộng lúa thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. cạnh tranh. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn