intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Cao Bá Quát, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT MÔN SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Mã đề 124 Họ tên : ............................................................... Số báo danh :.............................. Câu 1: Theo quan niệm hiện đại nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh giới? A. Chọn lọc tự nhiên. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 2: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần xã. B. hệ sinh thái. C. cá thể. D. quần thể. Câu 3: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim phát sinh ở: A. Kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh. B. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh. C. Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. D. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. Câu 4: Nhân tố tiến hóa nào sau đây quy định chiều hướng tiến hóa? A. Đột biến. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Di - nhập gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 5: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. B. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. Câu 6: Chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. Đây là dạng cách li nào? A. Cách li cơ học. B. Cách li sau hợp tử. C. Cách li thời gian. D. Cách li tập tính. Câu 7: Quá trình nào sau đây nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới và mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau? A. Lai xa và đa bội hóa. B. Cách li tập tính. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lý. Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành A. cá thể thích nghi. B. các nhóm phân loại trên loài. C. loài mới. D. quần thể mới cùng loài. Câu 9: Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các loài nào sau đây? A. Chim sâu và chim yến. B. Ếch đồng và chim sẻ. C. Rắn lãi và chuột. D. Tôm và cá chép. Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên thực chất là A. sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. B. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể mang kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 11: Quần thể là một tập hợp gồm các cá thể A. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định. C. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. D. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định. Câu 12: Loài đặc trưng là loài A. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. B. có khả năng tiêu diệt các loài khác. C. chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. Trang 1/4 - Mã đề 124
  2. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh. Câu 13: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. CLTN chống alen trội có hiệu quả nhanh hơn đối với chống lại alen lặn. B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần số alen của quần thể. C. Di-nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể. D. Đột biến là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Câu 14: Giả sử có 2 loài thực vật A và B lần lượt có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n A = 18 và 2nB = 26. Nhận xét nào dưới đây đúng? A. Thể song nhị bội được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 2 loài trên có bộ nhiễm sắc thể với số lượng là 46. B. Cây lai giữa 2 loài trên có khả năng sinh sản hữu tính. C. Thể song nhị bội được tạo ra bằng phương pháp lai xa và đa bội hóa từ 2 loài trên có kiểu gen đồng hợp. D. Cây lai có bộ nhiễm sắc thể giống với hai loài bố mẹ. Câu 15: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? A. Sáo đen và Sáo nâu có mùa sinh sản khác nhau. B. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau. C. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. D. Hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây khác. Câu 16: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan. B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. C. Chi trước của mèo và cánh dơi. D. Vây cá voi và tay người. Câu 17: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. B. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. Câu 18: Hình ảnh sau diễn tả kiểu phân bố của cá thể trong quần thể. (1) Hình 3 là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường. (2) Hình 2 là kiểu phân bố giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. (3) Hình 3 là kiểu phân bố giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. (4) Hình 1 là kiểu phân bố thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi giữa các cá thể trong quần thể không có sự cạnh tranh gay gắt. Những phát biểu có nội dung đúng là A. 1; 2 và 3. B. 2; 3 và 4. C. 2 và 3. D. 1 và 3. Câu 19: Trang 2/4 - Mã đề 124
  3. Hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ (quần thể con mồi) và quần thể mèo rừng Canađa (quần thể sinh vật ăn thịt). Phân tích hình bên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Sự biến động số lượng cá thể của quần thể thỏ là biến động không theo chu kì còn của quần thể mèo rừng Canađa là biến động theo chu kì. (2). Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa phụ thuộc vào sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ. (3). Sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể thỏ tỉ lệ thuận với sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể mèo rừng Canađa. (4). Kích thước quần thể thỏ luôn lớn hơn kích thước quần thể mèo rừng Canađa. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 20: Trong quần xã sinh vật quan hệ nào sau đây là quan hệ hỗ trợ? A. Quan hệ ức chế và hợp tác. B. Quan hệ cạnh tranh và đối địch. C. Quan hệ hợp tác và ký sinh. D. Cộng sinh và hội sinh. Câu 21: Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 5 đến 40°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây. A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 60 đến 100%. B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 đến 35oC, độ ẩm từ 85% đến 95%. C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 đến 30°C, độ ẩm từ 70% đến 95%. D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 5 đến 45oC, độ ẩm từ 65 đến 95%. Câu 22: Tập hợp nào dưới đây là quần thể sinh vật? A. Cá ở Hồ Phú Ninh. B. Một đám ruộng. C. Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa. D. Một khu rừng nhiệt đới. Câu 23: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động theo chu kì? (1) Đợt hạn hán vào tháng 3 năm 2016 khiến hàng trăm hecta cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên chết hàng loạt. (2) Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên. (3) Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm. (4) Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông. (5) Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. A. (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1) và (5). D. (2) và (5). Câu 24: Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ hổ trợ? A. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn. B. Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng lẽ. C. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. D. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa làm mật độ giảm. Câu 25: Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, các phát biểu nào sau đây đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. Trang 3/4 - Mã đề 124
  4. (3) Quá trình hình thành quần thể thích nghi chắc chắn dẫn đến hình thành loài mới. (4) Lai xa kèm đa bội hóa nhanh chóng tạo loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật. A. (1); (2) và (3). B. (1); (2) và (4). C. (1) và (2). D. (3) và (4). Câu 26: Kích thước của quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? (1) Mức độ sức sinh sản. (2) Mức độ tử vong. (3) Lượng thức ăn trong môi trường. (4) Cá thể nhập cư và xuất cư. (5) Tỉ lệ đực - cái. A. (1), (2) và (4). B. (3) và (5). C. (2) và (3). D. (2), (3) và (4). Câu 27: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ gây hại cho các loài tham gia? (1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (4) Con ve bét hút máu trâu, bò. (5) Ong bướm và hoa bầu bí. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 28: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? (1) Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là quan hệ đối kháng. (2) Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. (3) Quan hệ hợp tác là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài. (4) Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa. (5) Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở ...trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 29: Theo học thuyết tiến hoá hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa? (1) CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. (2) CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. (3) Ở quần thể lưỡng bội chọn lọc chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn (4) Đột biến cung cấp nguồn biến bị sơ cấp, qua giao phối tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá. (5) Di -nhập gen làm thay đổi tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 30: Khi nghiên cứu sự thay đổi thành phần Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa kiểu gen của quần thể qua bốn thế hệ liên tiếp thu được kết quả ở bảng bên: F1 0,49 0,42 0,09 Quần thể trên đạng chịu sự chi phối của F2 0,36 0,48 0,16 nhân tố tiến hóa nào? F3 0,25 0,5 0,25 F4 0,16 0,48 0,36 A. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn. B. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội. C. Chọn lọc tự nhiên và đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên và giao phối ngẫu nhiên. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2