intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn thi thành phần: SINH HỌC (Đề thi có 04 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 003 Họ và tên học sinh:…………..…........... Lớp:…… SBD: ……....Phòng: …... Câu 81: Ở miền Bắc Việt Nam, năm nào có nhiệt độ môi trường xuống dưới 8oC thì năm đó có số lượng bò sát giảm mạnh. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể A. theo chu kì nhiều năm B. theo chu kì ngày đêm. C. theo chu kì mùa. D. không theo chu kì. Câu 82: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài? A. Cạnh tranh. B. Ức chế cảm nhiễm. C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 83: Tuổi sinh thái là. A. tuổi thọ do môi trường quyết định. B. tuổi thọ tối đa của loài. C. tuổi bình quần của quần thể. D. thời gian sống thực tế của cá thể. Câu 84: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ A. sự đông tụ các chất tan trong đại dương nguyên thủy. B. sự phức tạp hóa các hợp chất hữu cơ. C. các enzim tổng hợp. D. các nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 85: Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới. A. khối lượng nguồn sống trong môi trường phân bố của quần thể. B. tập tính sống bầy đàn và hình thức di cư của các cá thể trong quần thể. C. hình thức khai thác nguồn sống của quần thể. D. mức độ sử dụng nguồn sống, khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. Câu 86: Các loài thực vật thủy sinh có môi trường sống là A. trên cạn B. đất C. sinh vật D. nước Câu 87: Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát? A. Đại trung sinh B. Đại thái cố C. Đại cổ sinh D. Đại tân sinh. Câu 88: Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất? A. gôrilia B. vượn C. đười ươi D. tinh tinh Câu 89: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở. A. cộng sinh, hội sinh, hợp tác B. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh Câu 90: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu loài thuộc sinh vật tiêu thụ? A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 91: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Kí sinh cùng loài. C. Cạnh tranh khác loài. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 92: Số lượng từng loại tuổi cá thể ở mỗi quần thể phản ánh A. tỉ lệ phân hoá. B. tỉ lệ nhóm tuổi hoặc cấu trúc tuổi. Trang 1/4 - Mã đề thi 003
  2. C. tuổi thọ quần thể. D. tỉ lệ giới tính. Câu 93: Hệ sinh thái nào sau đây có cấu trúc phân tầng rõ nhất? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Đồng rêu đới lạnh. C. Savan. D. Rừng thông phương Bắc. Câu 94: Bể cá cảnh được gọi là. A. hệ sinh thái vi mô B. hệ sinh thái “khép kín” C. hệ sinh thái nhân tạo D. hệ sinh thái tự nhiên Câu 95: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các đkiện bất lợi của mtrường. C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể. D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. Câu 96: Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển? A. cây gỗ ưa sáng B. cây thân cỏ ưa sáng C. cây bụi chịu bóng D. cây gỗ ưa bóng Câu 97: Tính đa dạng về loài của quần xã là. A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã Câu 98: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. D. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. Câu 99: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước C. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật D. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước Câu 100: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sự xuất cư. D. sự nhập cư. Câu 101: Quần xã sinh vật nào sau đây thường có lưới thức ăn phức tạp nhất? A. Quần xã rừng lá kim phương Bắc B. Quần xã rừng mưa nhiệt đới. C. Quần xã rừng rụng lá ôn đới. D. Quần xã đồng rêu hàn đới. Câu 102: Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể? A. Các vi sinh vật gây bệnh. B. các yếu tố khí hậu. C. các cá thể khác loài. D. Các cá thể cùng loài. Câu 103: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp thấp nhất? A. Cây ngô. B. Diều hâu. C. Sâu ăn lá ngô D. Nhái. Câu 104: Khi nói về quá trình diễn thế nguyên sinh, phát biểu nào sau đây đúng? A. Xảy ra ở môi trường đã có một quần xã ổn định. B. Có sự biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn. C. Không liên quan đến sự biến đổi môi trường sống. D. Chỉ xảy ra ở môi trường sống trên cạn. Trang 2/4 - Mã đề thi 003
  3. Câu 105: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh? A. Quần thể trong môi trường thuận lợi. B. Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung. C. Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản. D. Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản. Câu 106: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái. B. Các chất hữu cơ trong môi trường là nhân tố sinh thái vô sinh. C. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. D. Các nhân tố sinh thái được chia thành hai nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh. Câu 107: Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là. A. điều kiện môi trường vô sinh B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái C. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc D. tính ổn định của hệ sinh thái Câu 108: Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm. A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. D. làm tăng mức độ sinh sản. Câu 109: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì sai là. A. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. B. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống C. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. D. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. Câu 110: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng? A. Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian. B. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể. C. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thờ i gian. D. Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Câu 111: Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi A. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao B. môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù C. mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở D. mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể Câu 112: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá. mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,....vì A. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy B. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau C. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo D. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao Câu 113: Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là gì? A. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên. D. Hệ sinh thái tự nhiên không được con người đầu tư nên tốn kém chi phí ít hơn, do đó hiệu suất chuyển hóa năng lượng thường cao hơn hệ sinh thái nhân tạo. Câu 114: Giả sử có 5 loài sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành một chuỗi thức ăn? Trang 3/4 - Mã đề thi 003
  4. A. Cỏ → vi khuẩn → châu chấu → gà → rắn B. Cỏ → châu chấu → gà → rắn → vi khuẩn C. Cỏ → châu chấu → rắn → gà → vi khuẩn D. Cỏ → rắn → gà → châu chấu → vi khuẩn Câu 115: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn và được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. II. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn. III. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. IV. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 116: Hiện tượng quần thể sinh vật dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu có thể là do bao nhiêu nguyên nhân sau đây? (1) Khả năng chống chọi của các cá thể với những thay đổi của môi trường giảm. (2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm. (3) Hiện tượng giao phối gần giữa các cá thể trong quần thể tăng. (4) Cơ hội gặp gỡ và giao phối giữa các cá thể trong quần thể giảm. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 117: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? (1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường. (2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống. (3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm. (4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 118: Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể: (1) Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (2) Khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường (3) Hiểu được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật (4) Dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai. Số phương án đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 119: Giả sử ở loài A, kích thước tối thiểu của quần thể là 20 cá thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Một quần thể của loài này có 70 cá thể nhưng do tác động của lũ lụt dẫn tới 55 cá thể bị chết, chỉ còn lại 15 cá thể. Một thời gian sau, số lượng cá thể sẽ giảm dần và quần thể sẽ bị diệt vong. (2) Một quần thể của loài này chỉ có 12 cá thể. Nếu được cung cấp đủ các điều kiện sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm, quần thể sẽ tăng trưởng. (3) Một quần thể của loài này có 60 cá thể. Nếu môi trường được bổ sung thêm nhiều nguồn sống thì tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ tử vong giảm và quần thể sẽ tăng kích thước cho đến khi cân bằng với sức chứa của môi trường. (4) Một quần thể của loài này chỉ có 15 cá thể thì sự hỗ trợ cùng loài thường giảm. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4 Câu 120: Có bao nhiêu mối quan hệ sinh thái sau đây là quan hệ cạnh tranh khác loài? I. Cỏ dại và lúa giành nhau ánh sáng và chất dinh dưỡng.. II. Các cây cùng loài mọc thành cụm chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng. III. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các loài động vật dọa nạt nhau làm cho loài yếu hơn phải rời đi. IV. Ở một số loài, các cá thể phối hợp cùng nhau săn mồi. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1 ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2