intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA CUỐI KỲ 2- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: HÓA - SINH - CNNN Môn: SINH HỌC– Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ 402 Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Câu 1. Trong các nhân tố dưới đây, có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật? (1) Mức độ sinh sản. (2) Tuổi thọ sinh lí. (3) Mức độ tử vong. (4) Sự phân bố của cá thể. (5) Mức độ nhập cư. (6) Đột biến. (7) Mức độ xuất cư. (8) Hình thức sinh sản. (9) Sự phân bố nguồn sống. A. 5. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 2. Theo thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. (2) Hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi. (3) Lai xa kèm theo đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra ở các loài động vật. (4) Khi sự cách li sinh sản giữa các quần thể xuất hiện thì loài mới được hình thành. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 3. Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật trong cùng một thời điểm như sau. Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là thấp nhất? Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV Diện tích khu phân bố 100 200 150 190 Kích thước quần thể 600 1000 600 570 A. Quần thể II. B. Quần thể IV. C. Quần thể I. D. Quần thể III. Câu 4. Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N. III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau. IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 5. Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây? (1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn. (2) Trồng các loại cây đúng thời vụ. (3) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi. (4) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 6. Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ A. cộng sinh. B. hỗ trợ khác loài. C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 7. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. Di – nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 8. Đặc trưng nào sau đây không có ở quần xã sinh vật? A. Độ đa dạng. B. Loài ưu thế. C. Phân bố theo nhóm. D. Sự phân tầng. Câu 9. Trong một quần thể sinh vật không có mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ cộng sinh. B. Kí sinh cùng loài. C. Quan hệ hỗ trợ D. Quan hệ cạnh tranh Câu 10. Ở một loài côn trùng, alen A qui định cơ thể có màu trắng là trội hoàn toàn so với alen a qui định cơ thể có màu đen. Gen qui định tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể Mã đề 402 Trang 1/3
  2. của loài này sống trên thân cây màu trắng có thành phần kiểu gen là 0,81AA: 0,18Aa: 0,01aa. Một khu công nghiệp được xây dựng ở nơi này và đã làm ô nhiễm không khí nơi đây, các cây thân màu trắng bị khói bụi phủ đen. Từ khi môi trường bị khói bụi đen, xu hướng nào sẽ xảy ra đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tăng cường đào thải kiểu hình trội. B. Chọn lọc diễn ra theo hướng tăng dần kiểu gen dị hợp. C. Các cá thể có kiểu gen AA có xu hướng giảm, các cá thể khác có xu hướng tăng. D. Alen trội và lặn của quần thể có xu hướng duy trì ổn định. Câu 11. Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm. Đây là dạng biến động số lượng cá thể thuộc loại nào? A. Theo chu kỳ mùa. B. Theo chu kỳ nhiều năm. C. Không theo chu kỳ. D. Theo chu kỳ ngày đêm. Câu 12. Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B: Được sống chung Không được sống chung Trường hợp Loài A Loài B Loài A Loài B (1) - - 0 0 (2) + + - - (3) + 0 - 0 (4) - + 0 - Kí hiệu: (+): có lợi (-); có hại; (0): không ảnh hưởng gì. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở trường hợp (1), nếu A là một loài động vật ăn thịt; thì B sẽ là loài thuộc nhóm con mồi. II. Ở trường hợp (2), nếu A là loài linh dương; thì B có thể là loài chim mỏ đỏ. III. Ở trường hợp (3), nếu A là một loài cá lớn; thì B có thể sẽ là loài cá ép sống bám trên cá lớn. IV. Ở trường hợp (4), nếu A là loài trâu; thì B có thể sẽ là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 13. Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa của sinh giới? A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 14. Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. C. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển. D. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. Câu 15. Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm A. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải. B. sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. D. sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải. Câu 16. Giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, gọi là A. mật độ của quần thể. B. kích thước tối đa của quần thể. C. kích thước tối thiểu của quần thể. D. kích thước trung bình của quần thể. Câu 17. Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì? A. Sinh vật ăn sinh vật. B. Cạnh tranh. C. Ức chế cảm nhiễm. D. Kí sinh. Câu 18. Nhân tố nào sau đây tác động trực tiếp lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể? A. Các vi sinh vật gây bệnh. B. Các yếu tố khí hậu. C. Các cá thể khác loài. D. Các cá thể cùng loài. Câu 19. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. Mã đề 402 Trang 2/3
  3. C. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. D. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. Câu 20. Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bộ linh trưởng xuất hiện ở kỉ A. Đệ tam. B. Krêta (Phấn trắng). C. Đệ tứ. D. Cacbon (Than đá). Câu 21. Cho các quần xã sinh vật sau: (1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế. (3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ. Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là A. 5→3→1→2→4. B. 4→5→1→3→2. C. 2→3→1→5→4. D. 4→1→3→2→5. Câu 22. Những con ong mật lấy phấn và mật hoa, nhưng đồng thời nó cũng giúp cho sự thụ phấn của hoa được hiệu quả hơn. Quan hệ của hai loài này là A. kí sinh. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. hợp tác. Câu 23. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học đã hình thành nên A. các đại phân tử hữu cơ. B. các tế bào sơ khai. C. các tế bào nhân thực. D. các giọt côaxecva. Câu 24. Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu vòi nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn này nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài của ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là dạng cách li nào? A. Cách li không gian. B. Cách li cơ học. C. Cách li tập tính. D. Cách li sinh thái. Câu 25. Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. B. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Nghiên cứu diễn thế giúp ta chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Câu 26. Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là A. có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc. B. có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái. C. tính ổn định của hệ sinh thái. D. điều kiện môi trường vô sinh. Câu 27. Phát biểu Sai khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản tối đa và đồ thị tăng trưởng hình chữ J. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể nhỏ hơn mức tử vong. Câu 28. Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. sinh cảnh. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. nơi ở. Câu 29. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần xã. B. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác đinh. C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. D. Quá trình giao phối tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 30. Trong một quần xã sinh vật, loài đặc trưng là loài A. chỉ có một quần xã này mà không có ở các quần xã khác. B. có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. C. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó. D. có số lượng cá thể rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã. ------ HẾT ------ Mã đề 402 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0