intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ, Trảng Bom

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Tổ Tự Nhiên NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian giao đề (Đề gồm 02 trang) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 điểm) Khoanh tròn (O) vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất, nếu bỏ đáp án đã chọn thì gạch chéo vào ( ), nếu chọn lại đáp án đã bỏ thì tô đen vào vòng tròn đã gạch chéo (● ):( 3,0 điểm) Câu 1. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. tác động sinh thái. C. khả năng cơ thể. D. sức bền của cơ thể. Câu 2. Ở cây xương rồng, lá biến thành gai có tác dụng A. chống chọi với sự thay đổi nhiệt độ. B. chống chọi với sự thay đổi ánh sáng. C. chống chọi với sự thay đổi độ ẩm. D. hạn chế sự thoát hơi nước. Câu 3. Tuỳ theo khả năng thích nghi của thực vật với nhân tố độ ẩm, người ta chia thực vật làm 2 nhóm là: A. thực vật kị ẩm và kị hạn. B. thực vật ưa ẩm và ưa khô. C. thực vật ưa ẩm và chịu hạn. D. thực vật ưa ẩm và kị hạn. Câu 4. Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật như thế nào? A. Làm thay đổi hình thái bên ngoài của thân, lá và khả năng quang hợp của thực vật. B. Làm thay đổi các quá trình sinh lí quang hợp, hô hấp. C. Làm thay đổi những đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật. D. Làm thay đổi đặc điểm hình thái của thân, lá và khả năng hút nước của rễ. Câu 5. Quần xã sinh vật có các đặc điểm cơ bản về A. số lượng các loài trong quần xã. B. số lượng và thành phần loài trong quần xã. C. thành phần loài trong quần xã. D. số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. Câu 6. Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là đều A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật. B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật. C. gồm các sinh vật trong cùng một loài. D. gồm các sinh vật khác loài. Câu 7. Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích trước, nó vừa bị mắt xích sau nó tiêu thụ. Dãy các loài sinh vật trên gọi là A. chuỗi thức ăn. B. lưới thức ăn. C. quần xã sinh vật. D. quần thể sinh vật. Câu 8. Trong quần xã loài ưu thế là loài A. có số lượng ít nhất trong quần xã. B. có số lượng nhiều trong quần xã. C. phân bố nhiều nơi trong quần xã. D. có vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 9. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là A. phá hủy thảm thực vật. B. chăn thả gia súc. C. săn bắn nhiều loài động vật. D. khai thác khoáng sản. Câu 10. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp ở xa khu dân cư. B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải. C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật. D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường. Câu 11. Để góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên, một trong những điều cần thiết phải làm là A. tăng cường chặt, đốn cây phá rừng và săn bắt thú rừng. B. tận dụng khai thác tối đa tài nguyên khoáng sản. C. hạn chế sự gia tăng dân số quá nhanh. D. sử dụng càng nhiều thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.
  2. Câu 12. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì? A. Do hoạt động của con người gây ra. B. Do 1 số hoạt động của tự nhiên (núi lửa, lũ lụt ...) C. Do con người thải rác ra ao, hồ, sông,… D. Do hoạt động của con người và hoạt động của tự nhiên. B. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 13 (2,0 điểm) a. Hệ sinh thái là gì? b. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm có những thành phần chủ yếu nào? Câu 14. (3,0 điểm) Trong bài thực hành: “Tìm hiểu môi trường ở địa phương”, nhóm bạn An, Tú, Sơn được phân công quan sát khu vực cánh đồng gần trường. Qua quan sát các bạn nhận thấy trên đường đi có nhiều gạch ngói vụn của nhà máy đang xây đổ ra đường, tro bếp vun rải khắp nơi, con đường đất dẫn ra cánh đồng có rất nhiều rác, dưới mương nước có một vài túi nilon nổi lềnh bềnh, cạnh đó có mấy con chuột, vật nuôi chết ruồi nhặng bâu vào. Phía xa còn có một lò gạch đang nhả khói đen mù mịt. Rẽ ra phía cánh đồng rau các bạn thấy có rất nhiều chai, lọ và bao bì thuốc diệt rầy, trừ sâu vương vãi trên mặt đất. a. Kể tên những tác nhân đã gây ô nhiễm trong khu vực An, Tú, Sơn đã quan sát, mỗi tác nhân nêu rõ gồm những thành phần gây ô nhiễm nào? b. Theo em tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở trường, lớp em là gì? Nêu 2 biện pháp em có thể làm để góp phần bảo vệ trường, lớp em luôn sạch sẽ. Câu 15. (1,0 điểm) Trong chăn nuôi, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm giảm năng suất vật nuôi. Câu 16. (1,0 điểm) Trong tự nhiên, một loài động vật không chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn. Hãy vẽ một lưới thức ăn, trong đó có các loài sinh vật: thỏ, cây xanh, mèo, chuột, cáo, vi khuẩn, gà, rắn. Một số gợi ý về thức ăn như sau: - Cây cỏ là thức ăn của chuột, thỏ, gà - Cáo ăn gà, thỏ - ……..(Dựa vào kiến thức đã biết trong các lớp trước và trong thực tế, em hãy đưa thêm về quan hệ thức ăn có thể có của các loài còn lại và vẽ toàn bộ một lưới thức ăn) HẾT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2