Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh
lượt xem 3
download
“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh" là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Tam Lộc, Phú Ninh
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - MÔN: SINH HỌC LỚP 9 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Ứng dụng di truyền học + Sinh vật và môi trường + Hệ sinh thái + Con người, dân số và môi trường 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học 3. Thái độ: Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm bản thân đối với việc học. II. MA TRẬN: - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì II - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50 % trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 15 câu hỏi: nhận biết: 9 câu; Thông hiểu: 6 câu; Vận dụng: 0 câu; Vận dụng cao:0 câu). Mỗi câu 0,33 điểm;2 câu: 0,67 điểm; 3 câu: 1 điểm. - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
- Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số ý/ số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao câu Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ứng Công nghệ tế bào 1 1 0.33 dụng Công nghệ gen 1 1 0.33 di Thoái hoá do tự thụ phấn 1 1 0.33 truyền và giao phối gần học Ưu thế lai 1 1 0.33 Môi trường và các nhân tố 1 1 0.33 sinh thái Ảnh hưởng của ánh sáng Sinh 1 1 0.33 lên đời sống sinh vật vật và Ảnh hưởng của nhiệt độ môi và độ ẩm lên đời sống 1 1 0.33 trường sinh vật Ảnh hưởng lẫn nhau giữa 1 1 0.33 các sinh vật Quần thể sinh vật 1 1 2 0.67 Hệ Quần thể người 1 1 2 0.67 sinh Quần xã sinh vật 1 1 2 0.67 thái Hệ sinh thái 0,5 0,5 1 2 Con Tác động của con người 1 1 2 người, đối với môi trường dân số và Ô nhiễm môi trường 1 1 1 1 1,33 môi trường Số câu 0,5 9 0,5 6 1 0 1 0 3 15 18 Điểm số 1,0 3,0 1,0 2,0 2,0 0 1,0 0 5.0 5.0 10,0 10,0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10,0 điểm điểm
- III. BẢNG ĐẶC TẢ SỐ SỐ Ý / SỐ CÂU CÂU HỎI MỨC HỎI NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT ĐỘ TN TL TN TL (số (câu (câu (số ý) câu) số) số) Công nghệ tế Nhận biết Biết được công nghệ tế bào là gì. 1 1 bào Ứng Nhận biết Biết được đặc điểm của vi khuẩn Ecoli khi được dùng làm tế bào 1 2 dụng Công nghệ gen nhận trong công nghệ gen. di Thoái hoá do Thông Hiểu được mục đích sử dụng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc 1 3 truyền tự thụ phấn và hiểu và giao phối gần trong chọn giống. học giao phối gần Ưu thế lai Nhận biết Biết được khái niệm ưu thế lai; lai kinh tế. 1 4 Môi trường và Nhận biết Nhận biết được môi trường sống của các loài sinh vật. 1 5 các nhân tố sinh thái Ảnh hưởng của Thông Hiểu được ảnh hưởng của ánh sáng đến hoạt động của sinh vật. 1 6 ánh sáng lên hiểu Sinh đời sống sinh vật và vật môi Ảnh hưởng của Nhận biết Biết được ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống động vật, động vật 1 7 trường nhiệt độ và độ chia thành 2 nhóm. ẩm lên đời sống sinh vật Ảnh hưởng lẫn Thông Hiểu được mối quan hệ giữa các loài sinh vật với nhau. 1 8 nhau giữa các hiểu sinh vật Hệ Quần thể sinh Nhận biết Biết được đặc trưng cơ bản của quần thể. 1 9
- sinh vật Thông Phân biệt được các dạng tháp tuổi. 1 10 thái hiểu Nhận biết Biết được sự giống nhau, khác nhau giữa quần thể người và quần 1 11 thể sinh vật khác. Quần thể người Thông Hiểu được hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh. 1 12 hiểu Nhận biết Nhận biết được các quần xã sinh vật trong tự nhiên. 1 13 Quần xã sinh Thông Phân biệt được quần thể và quần xã sinh vật. 1 14 vật hiểu Nhận biết Biết được các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. 0,5 16a Hệ sinh thái Thông Vẽ được các chuỗi thức ăn có trong lưới thức ăn. 0,5 16b hiểu Tác động của Vận dụng Giải thích được những hậu quả đối với môi trường khi chặt phá 1 17 Con con người đối rừng, đốt rừng bừa bãi; chăn thả gia súc, chiến tranh, phát triển người, với môi trường nhiều khu dân cư, khai thác khoáng sản. dân số Nhận biết Biết được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. 1 15 và Ô nhiễm môi Vận dụng Nhận xét được tình hình môi trường ở địa phương và đưa ra một 1 18 môi trường cao số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh trường sống.
- IV. ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1 I/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng (Mỗi câu 0.33 đ) Câu 1. Ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được gọi là A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. kĩ thuật gen. D. nhân bản vô tính. Câu 2. Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ có đặc điểm là A. dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh. B. có khả năng đề kháng mạnh. C. cơ thể chỉ có một tế bào. D. có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau. Câu 3. Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích là A. củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. B. tạo dòng lai, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. C. tránh phát hiện các gen xấu. D. tạo giống cây trồng biến đổi gen. Câu 4. Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì? A. Ưu thế lai. B. Thoái hóa. C. Dòng thuần. D. Tự thụ phấn. Câu 5. Da người có thể là môi trường sống của những loài sinh vật nào? A. Giun đũa kí sinh. B. Chấy, rận, nấm. C. Sâu. D. Thực vật bậc thấp. Câu 6. Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào? A. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. C. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 7. Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là A. động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh. B. động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt. C. động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt. D. động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt. Câu 8. Giun biển với các loài động vật khác (với 13 loài động vật nhỏ như cá bống, cua, giun nhiều tơ…) sống chung với nhau, giun biển chẳng mất gì, nhưng đem lại
- lợi ích cho loài sống chung với nó (chúng có chỗ ẩn nấp, kiếm thức ăn thừa và phân của chủ để sống). Mối quan hệ này là A. cộng sinh. B. hội sinh. C. cạnh tranh. D. kí sinh. Câu 9: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là A. 70/30 B. 50/50. C. 75/25. D. 40/60. Câu 10. Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau: Nhóm tuổi trước Nhóm tuổi sinh Nhóm tuổi sau sinh sản sản sinh sản Số lượng con/ha 53 29 17 Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển. C. Dạng giảm sút. D. Dạng ổn định. Câu 11. Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là A. giới tính, pháp luật, kinh tế, văn hoá. B. sinh sản, giáo dục, hôn nhân, kinh tế. C. pháp luật, kinh tế, văn hoá, giáo dục, hôn nhân. D. tử vong, văn hoá, giáo dục, sinh sản. Câu 12. Sự gia tăng dân số quá nhanh gây ra những hậu quả gì? A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn. B. Trẻ được hưởng các điều kiện để học hành tốt hơn. C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở, trường học và bệnh viện. D. Nguồn tài nguyên ít bị khai thác hơn. Câu 13. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng. B. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên. C. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một khu rừng. D. Tập hợp những con cá sống trong một ao cá. Câu 14. Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật? A. Có số cá thể cùng một loài. B. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định. C. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản. D. Tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật. Câu 15. Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là A. do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra. B. các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai. C. tác động của con người. D. sự thay đổi của khí hậu. II/ TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16. a. ( 1 điểm) Một hệ sinh thái hoàn chỉnh cần phải có những thành phần chủ yếu nào?
- b. (1 điểm) Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Biết rằng loài A là sinh vật sản xuất. Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên. Câu 17. (2 điểm) Vì sao chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường ? Câu 18. (1 điểm) Em hãy nhận xét tình hình môi trường ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống?
- ĐỀ 2 I/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái câu trả lời đúng (Mỗi câu 0,33 đ) Câu 1. Công nghệ tế bào là A. ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. B. công nghệ chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác. C. công nghệ chuyên nghiên cứu và xử lí các quá trình xảy ra trong tế bào. D. công nghệ xử lí bộ NST của tế bào để tạo ra các sinh vật biến đổi gen theo nhu cầu của con người. Câu 2. Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ có đặc điểm là A. có khả năng đề kháng mạnh. B. dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh. C. cơ thể chỉ có một tế bào. D. có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau. Câu 3. Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần không nhằm mục đích là A. củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. B. tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng. C. phát hiện các gen xấu để loại khỏi quần thể. D. tạo giống cây trồng biến đổi gen. Câu 4. Lai kinh tế là. A. cho vật nuôi giao phối cận huyết qua một, hai thế hệ rồi dùng con lai làm sản phẩm. B. lai giữa 2 loài khác nhau rồi dùng con lai làm giống. C. lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm giống. D. lai giữa 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai làm sản phẩm. Câu 5. Giun đũa sống ở môi trường A. nước. B. trong đất. C. trên cạn D. sinh vật. Câu 6. Vào buổi trưa và đầu giờ chiều, tư thế nằm phơi nắng của thằn lằn bóng đuôi dài như thế nào? A. Phơi nắng nằm theo hướng tránh bớt ánh nắng chiếu vào cơ thể. B. Tư thế nằm phơi nắng không phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng của mặt trời. C. Luân phiên thay đổi tư thế phơi nắng theo hướng nhất định. D. Phơi nắng theo hướng bề mặt cơ thể hấp thu nhiều năng lượng ánh sáng mặt trời. Câu 7. Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là A. động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh. B. động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt. C. động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt. D. động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt. Câu 8. Cá hề sống cùng với hải quỳ. Trong đó loài cá này có khả năng khủng độc tố của hải quỳ ( hải quỳ ăn phần thức ăn còn lại của cá, và để đáp ơn, chúng lại bảo vệ loài cá này khỏi bị ăn thịt bởi loài khác. Mối quan hệ này là
- A. cạnh tranh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh. Câu 9: Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là A. 50/50. B. 70/30. C. 75/25. D. 40/60. Câu 10: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thề ở các nhóm tuổi như sau: Nhóm tuổi trước Nhóm tuổi sinh Nhóm tuổi sau sinh sản sản sinh sản Số lượng con/ha 49 51 23 Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào? A. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển. B. Dạng phát triển. C. Dạng giảm sút. D. Dạng ổn định. Câu 11. Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là A. giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hoá. B. giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong. C. văn hoá, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong. D. hôn nhân, giới tính, mật độ. Câu 12. Đâu không phải là hậu quả của sự gia tăng dân số quá nhanh? A. Điều kiện sống của người dân được nâng cao hơn. B. Trẻ được không được hưởng các điều kiện để học hành tốt. C. Thiếu lương thực, thiếu nơi ở và bệnh viện. D. Nguồn tài nguyên bị khai thác nhiều hơn. Câu 13. Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật? A. Tập hợp những con chuột trong một đàn chuột đồng. B. Tập hợp những loài sinh vật sống trong một hồ tự nhiên và môi trường sống của chúng. C. Tập hợp những loài sinh vật khác nhau sống trong một khu rừng. D. Tập hợp những con cá sống trong các ao cá ở Tam Lộc, Tam Phước. Câu 14. Đặc điểm nào có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật? A. Có số cá thể cùng một loài. B. Có loài ưu thế, loài đặc trưng. C. Xảy ra hiện tượng giao phối và sinh sản. D. Cùng phân bố trong một khoảng không gian xác định. Câu 15. Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là A. tác động của con người. B. các điều kiện bất thường của ngoại cảnh, lũ lụt, thiên tai. C. do các loài sinh vật trong quần xã sinh vật tạo ra. D. sự thay đổi của khí hậu. II/ TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16. a. ( 1 điểm) Một hệ sinh thái hoàn chỉnh cần phải có những thành phần chủ yếu nào? b. (1 điểm) Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. Biết rằng loài A là sinh vật sản xuất.
- Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên. Câu 17. (2 điểm) Vì sao những hoạt động như: chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh lại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường? Câu 18. (1 điểm) Ở địa phương em có những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường? Em hãy đề xuất biện pháp khắc phục.
- V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐỀ 1 I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B A A A B C D B Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B B C C A D C II. Tự luận: Câu Đáp án Điểm a. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu sau: + Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước, … 0,25đ + Sinh vật sản xuất: thực vật,… 0,25đ + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. 0,25đ Câu 16 + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, vi sinh vật, … 0,25đ (2 điểm) b. Các chuối thức ăn: ABEK 0,25đ ACGK 0,25đ ADGK 0,25đ ADHK 0,25đ Hậu quả của việc chặt phá rừng, đốt rừng bừa bãi: - Làm biến đổi khí hậu, do lượng nước bốc hơi ít, lượng mưa giảm. 0,5 - Làm giảm lượng nước ngầm; gây ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn 0,5 Câu 17 hán... (2 điểm) - Làm đất bị xói mòn sạt lở, bạc màu, thoái hóa ... 0,5 - Mất nguồn gen sinh vật, mất nơi ở của nhiều loài sinh vật. Do đó làm 0,5 giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái... - Môi trường ở địa phương đang bị ô nhiễm: + Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn +1ý nuôi. đúng = + Đất bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong 0,25đ trồng trọt (dưa hấu, lúa …) + 2-3 ý + Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông, nấu ăn, đốt rác, đúng = khí thải từ lò gạch, các nhà máy,… Câu 18 0,5đ - Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường: (1 điểm) + 4-5 ý + Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường đúng = + Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định 0,75đ + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người +6ý= dân trong công tác bảo vệ môi trường sống. 1đ (HS đề xuất nhận xét và biện pháp khác nếu hợp lí vẫn ghi điểm)
- ĐỀ 2 I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D D D A C C Câu 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án A D B A C B A II. Tự luận: Câu Đáp án Điểm a. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có những thành phần chủ yếu sau: + Các thành phần vô sinh như: đất, đá, nước, … 0,25đ + Sinh vật sản xuất: thực vật,… 0,25đ + Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt. 0,25đ Câu 16 + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, vi sinh vật, … 0,25đ (2 điểm) b. Các chuối thức ăn: ABEK 0,25đ ABGK 0,25đ ACGK 0,25đ ADHK 0,25đ Hoạt động của con người để lại nhiều hậu quả xấu như: + Chăn thả gia súc: phân gia súc gây ô nhiễm môi trường. 0,5 + Khai thác khoáng sản: gây xoá mòn, thoái hoá đất, mất nơi ở của 0,5 Câu 17 nhiều loài sinh vật,… (2 điểm) + Phát triển nhiều khu dân cư: gây ô nhiễm môi trường, mất nơi ở, mất 0,5 cân bằng sinh thái,… + Chiến tranh: cháy rừng, ô nhiễm chất phóng xạ,…. 0,5 - Ở địa phương em có những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường: + Khí thải từ các phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt, nhà máy +1ý xí nghiệp, … đúng = + Vứt rác, vỏ thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nước, đất và không 0,25đ khí… + 2-3 ý + Nước thải sinh hoạt chưa xử lí, chăn thả gia súc bừa bãi,… đúng = Câu 18• - Em đề xuất biện pháp khắc phục: 0,5đ (1 điểm) + Không xả rác và chất thải bừa bãi ra môi trường + 4-5 ý + Xây dựng hệ thống thoát nước nhằm khắc phục lũ lụt đúng = + Tuyên truyền cho mọi người về dịch bệnh, biến đổi khí hậu mà 0,75đ nguyên nhân là do con người gây ra cho môi trường, tích cực giữ gìn +6ý= vệ sinh nơi ở và nơi công cộng. 1đ (HS đề xuất hoạt động và biện pháp khác nếu hợp lí vẫn ghi điểm)
- Người ra đề: Lê Thị Kim Tiến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1237 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
6 p | 76 | 6
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Lê Quý Đôn
9 p | 138 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
5 p | 90 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
9 p | 75 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tây Yên 1
5 p | 65 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học R'Lơm
5 p | 52 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Bình Thành 2
6 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Xuân Lộc
5 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Đại Đồng
6 p | 108 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Khoa học lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
4 p | 62 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Hiến Thành
4 p | 41 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn