intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Cao Vân, Duy Xuyên

  1. MA TRẬN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II-NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên 40% 30% Cấp độ thấp (20%) Cấp độ cao (10%) Chủ đề TNKQ TL TNKQ TNKQ TL TN TL TL KQ Ứng dụng -Thoá hoá - Lai kinh DT học giống. tế - Nguyên 3 câu nhân của 1.0 ưu thế lai điểm Câu (ý) 1 câu 2 câu Số điểm 0,33 điểm 0,67 điểm -Quan hệ -Giới hạn - Ảnh -XĐ ảnh Sinh vật và khác loài sinh thái. hưởng hưởng của môi trường -Ảnh của ánh nhân tố vô sinh hưởng của sáng, 6 câu độ ẩm nhiệt độ 2.0 lên sinh điểm vật Câu (ý) 2 câu 2 câu 1 câu 1 câu Số điểm 0,67 điểm 0,67 điểm 0,33 điểm 0.33 điểm -Đặc điểm -Quần thể -So sánh -Sự biến -Tính mậc độ Hệ sinh thái của quần xã sinh vật. quần thể động số cá thể -Thành SV với lượng cá - Chuỗi thức ăn 6 câu phần của quần xã thể trong 3.67 chuỗi thức SV quần thể, điểm ăn quần xã Câu (ý) 1 câu 2 câu 1/2 câu 1/2 câu 2 câu Số điểm 0.33 điểm 0,67 điểm 1,5 điểm 0,5 điểm 0,67 điểm Con người, -Môi trường 1 câu dân số và môi tích tụ của 0.33 trường hoá chất điểm BVTV Câu (ý) 1 câu
  2. Số điểm 0.33 điểm Bảo vệ môi - Biện pháp cải - Bảo vệ 2 câu trường tạo các hệ sinh tài 3.0 thái bị thoái nguyên điểm rừng, tài hóa, bảo vệ tài nguyên nguyên sinh vật nước - Các dạng tài nguyên thiên nhiên Câu (ý) 1.5 câu 1/2 câu Số điểm 2,5điểm 0,5 điểm Tổng số 6.5 câu 4.5 câu 4câu 3 câu 18 câu 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 đ
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024- Môn: Sinh học 9 CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ MÔ TẢ Chủ đề: Ứng dụng Nhận biết - Thoái hoá giống. di truyền Vận dụng thấp - Lai kinh tế - Nguyên nhân của ưu thế lai Chủ đề: Sinh vật và Nhận biết -Quan hệ khác loài môi trường Thông hiểu -Giới hạn sinh thái. -Ảnh hưởng củavật ẩm lên đời sống sinh vật - Tập tính động độ Vận dụng thấp - Ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ lên sinh vật Vận dụng cao - XĐ ảnh hưởng của nhân tố vô sinh Chủ đề: Hệ sinh thái Nhận biết -Đặc điểm của quần xã -Quần thể sinh vật. Thông hiểu -Thành phần của chuỗi thức ăn -So sánh quần thể SV với quần xã SV - Chuỗi thức ăn Vận dụng thấp -Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể, quần xã -Tính mậc độ cá thể Vận dụng cao - Chuỗi thức ăn Chủ đề: Con người, -Môi trường tích tụ của hoá chất BVTV, bảo vệ MT Nhận biết dân số và môi trường Chủ đề: Bảo vệ môi -Biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa, bảo vệ tài nguyên sinh vật trường Nhận biết - Các dạng tài nguyên thiên nhiên Vận dụng thấp - Bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên nước
  4. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi xuống phần bài làm Câu 1. Một số loài thực vật (đậu Hà Lan, cà chua, …) không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen A. đồng hợp không gây hại cho chúng. B. dị hợp không gây hại cho chúng. C. dị hợp không phân li trong giảm phân. D. đồng hợp gây hại cho chúng. Câu 2. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu trâu, bò. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 3. Căn cứ vào khả năng thích nghi của thực vật với độ ẩm khác nhau, người ta chia thực vật thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa ẩm và thực vật ưa khô. B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn. D. Thực vật ưa sáng và thực vật chịu hạn. Câu 4. Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường nào? A. Môi trường đất, môi trường không khí. B. Môi trường nước, môi trường không khí. C. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. D. Môi trường nước. Câu 5. Chim én bay về phương Bắc khi mùa xuân tới là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 6. Tập hợp các cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây cỏ trên cánh đồng lúa ở Quế Xuân, Quế Sơn. B. Các con voi trong vườn bách thú tại công viên Thủ Lệ, Hà Nội. C. Rừng cây thông năm lá phân bố tại Đà Lạt, Lâm Đồng. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 7. Muốn duy trì ưu thế lai ở thực vật cần sử dụng phương pháp gì? A. Nhân giống vô tính. B. Nhân giống hữu tính. C. Lai phân tích. D. Lai kinh tế. Câu 8. Quần xã sinh vật có những đặc điểm cơ bản về A. thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. số lượng và thành phần các loài sinh vật. C. số lượng loài và mật độ quần thể. D. mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 9. Khi điều tra về một quần thể bạch đàn ở một khu đồi rộng 3 ha, người ta đếm được tổng cộng 4500 cây. Vậy mật độ của quần thể bạch đàn này là bao nhiêu? A. 1500 cây/ha. B. 150 cây/ha. C. 4500 cây/ha. D. 13500 cây/ha. Câu 10. Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ → Sâu ăn lá cây → Cầy → Hổ. Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 1? A. Hổ. B. Cầy. C. Cây cỏ. D. Sâu ăn lá cây.
  5. Câu 11. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2- 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5- 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. B. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. Câu 12. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau là mối quan hệ A. Kí sinh B. Cộng sinh C. Hội sinh D. Cạnh tranh Câu 13. Trong quần thể, ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ vì: A. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng B. tỉ lệ đồng hợp giảm, tỉ lệ dị hợp tăng C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp nhanh D. tần số đột biến có xu hướng tăng Câu 14. Cho các loài sinh vật sau(1)gà, (2)hổ, (3)cáo, (4)cỏ, (5)châu chấu, (6)vi khuẩn. Chuỗi thức ăn nào sau đây được thiết lập từ các sinh vật trên là đúng? A. (4) (5) (1) (6) (3) (2) B. (4) (1) (3) (6) (2) (5) C. (4) (6) (1) (5) (3) (2) D. (4) (5) ( 1) (3) (2 ) (6) Câu 15. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì điểm cực thuận là giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật? A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt. II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm ) Câu 16. (2.0 điểm) Quần thể sinh vật khác với quần xã sinh vật như thế nào? Số lượng cá thể trong quần thể có thể biến động phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu 17. (1.5 điểm) Hiện nay nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, vì vậy rất cần được khôi phục và gìn giữ. Em hãy nêu 5 biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa. Câu 18. a) (1.0 điểm) Thế nào là tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? b) (0.5 điểm) Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại sao
  6. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau, rồi ghi xuống phần bài làm Câu 1. Một số loài động vật (chim bồ câu, chim cu gáy, …) không bị thoái hóa khi giao phối gần liên tục qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen A. dị hợp không phân li trong giảm phân. B. dị hợp không gây hại cho chúng. C. đồng hợp không gây hại cho chúng. D. đồng hợp gây hại cho chúng. Câu 2. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. Đây là ví dụ về mối quan hệ sinh thái nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 3. Căn cứ vào khả năng thích nghi của động vật với độ ẩm khác nhau, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt. B. Động vật ưa sáng và động vật ưa tối. C. Động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn. D. Động vật ưa ẩm và động vật ưa khô. Câu 4. Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Xây dựng công viện cây xanh. B. Sử dụng nguồn năng lượng gió. C. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt. D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời. Câu 5. Mèo săn mồi linh hoạt vào ban đêm nhưng lại lim dim ngủ và lười hoạt động về ban ngày là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 6. Tập hợp các cá thể nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các cây cỏ trên cánh đồng lúa ở Quế Xuân, Quế Sơn. B. Các cá thể chuột đồng trên một cánh đồng lúa ở Duy Xuyên. C. Các cây gỗ quý được trồng tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 7. Phương pháp mà cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống được gọi là A. Lai kinh tế. B. Lai phân tích. C. Ngẫu phối. D. Giao phối gần Câu 8. Quần xã sinh vật có những đặc điểm cơ bản về A. thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. số lượng loài và mật độ quần thể. C. số lượng và thành phần các loài sinh vật. D. mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 9. Khi điều tra về một quần thể bạch đàn ở một khu đồi rộng 2 ha, người ta đếm được tổng cộng 3200 cây. Vậy mật độ của quần thể bạch đàn này là bao nhiêu? A. 160 cây/ha. B. 1600 cây/ha. C. 3200 cây/ha. D. 6400 cây/ha. Câu 10. Trong chuỗi thức ăn sau: Cây lúa → Chuột → Rắn → Đại bàng→ Vi sinh vật. Sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 2? A. Chuột. B. Rắn. C. Cây lúa. D. Đại bàng.
  7. Câu 11. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu,…từ sinh vật đó là mối quan hệ A. kí sinh B. cộng sinh C. hội sinh D. cạnh tranh Câu 12. Ưu thế lai là hiện tượng: A. Con lai giảm sức sinh sản so với bố mẹ B. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ C. Con lai có tính chống chịu kém so với bố mẹ D. Con lai duy trì kiểu gen vốn có ở bố mẹ Câu 13. Có các sinh vật: trăn, cỏ, châu chấu, gà rừng, vi khuẩn. Trình tự đúng của chuỗi thức ăn là A. Cỏ châu chấu trăn gà rừng vi khuẩn B. Cỏ trăn châu chấu gà rừng vi khuẩn C. Cỏ châu chấu gà rừng trăn vi khuẩn D. Cỏ châu chấu gà rừng vi khuẩn trăn Câu 14. Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì điểm cực thuận là giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật? A. chết hàng loạt. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. phát triển thuận lợi nhất Câu 15. Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2- 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5- 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn. B. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn. C. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn. D. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. II. TỰ LUẬN:(5,0 điểm ) Câu 16. (1.5 điểm) Hiện nay nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, vì vậy rất cần được khôi phục và gìn giữ. Em hãy nêu 5 biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật. Câu 17. (2.0 điểm) Quần thể sinh vật khác với quần xã sinh vật như thế nào? Số lượng cá thể trong quần xã có thể biến động do ảnh hưởng của nhân tố nào? Câu 18. a) (1.0 điểm) Thế nào là tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? b) (0.5 điểm) Theo em, tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao?
  8. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KỲ II. TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: SINH 9- Mã đề A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (Mỗi câu chọn đúng 0.33đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 TL A B C C D C A B A D C D A D A II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 16(2.0 điểm) Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật Điểm - Là tập hợp nhiều cá thể sinh vật của - Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc 0.5 cùng một loài nhiều loài khác nhau - Đơn vị cấu trúc là cá thể - Đơn vị cấu trúc là quần thể 0.25 - Độ đa dạng thấp - Độ đa dạng cao 0.25 - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ - Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ 0.5 cùng loài về mặt sinh sản và di truyền khác loài về mặt dinh dưỡng CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm - Số lượng cá thể trong quần thể có thể biến động phụ thuộc vào: 0.5 Câu 16 nguồn thức ăn, nơi ở, và các điều kiện sống của môi trường 5 biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa: (Mỗi biện - Trồng cây gây rừng ở những vùng đất trống, đồi trọc. pháp đúng Câu 17 - Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí. ghi 0.3 - Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh. điểm) (1.5 điểm) - Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. - Chọn giống vật nuôi, cây trồng thích hợp và có năng suất cao. a) Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh - Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. 0.5 - Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau một thời gian khai Câu 18 thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần. 0.5 (1.5 điểm) b) Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước không? Tại sao? - Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước. 0.25 - Vì trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái 0.25 Đất, tăng lượng nước bốc hơi và tăng lượng nước ngầm
  9. UBND HUYỆN DUY XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KỲ II. TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: SINH 9- Mã đề B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (Mỗi câu chọn đúng 0.33đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 TL C A D C A B A C B B A B C D D II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm 5 biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật (Mỗi biện - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. pháp - Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. đúng ghi Câu 16 - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia… 0.3 điểm) (1.5 điểm) - Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. - Giống câu 16 đề A 1.5 Câu 17 - Số lượng cá thể trong quần xã có thể biến động do ảnh hưởng của các 0.5 (2.0 điểm) nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường a) Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh - Tài nguyên tái sinh là nguồn tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. 0.5 - Tài nguyên không tái sinh là nguồn tài nguyên sau một thời gian khai Câu 18 thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt dần. 0.5 (1.5 điểm) b) Theo em, tài nguyên rừng là dạng tài nguyên tái sinh hay không tái sinh? Vì sao? 0.25 - Rừng là tài nguyên tái sinh. - Vì nếu biết cách sử dụng và khai thác hợp lí thì tài nguyên rừng có 0.25 thể phục hồi sau mỗi lần khai thác. Duyệt của nhà Duyệt của Người duyệt đề GV ra đề trường TT/TPCM Hồ Thị Việt Nữ Trương Thị Phương Nguyễn Thị Bích Liên Võ Thị Hiền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2