intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. PHÒNG GDĐT ĐIỆN BÀN KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU NĂM HỌC 2023- 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : SINH HỌC 9 Thời gian : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I/ Trắc nghiệm: (5đ): Chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào giấy bài làm: Câu 1. Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? A. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. B. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi. C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi. D. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng. Câu 2. Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ? A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ. B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. Câu 3. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với? A. Nhân tố sinh thái hữu sinh. B. Tất cả các nhân tố sinh thái. C. Một nhân tố sinh thái nhất định. D. Nhân tố sinh thái vô sinh. Câu 4. Động vật nào thuộc nhóm sinh vật biến nhiệt? A. Thằn lằn. B. Hươu. C. Khỉ. D. Trâu Câu 5. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi? A. Chúng cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác. B. Chúng tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác. C. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác. D. Chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Câu 6. Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là? A. Quần thể. B. Hệ sinh thái. C. Quần xã. D. Sinh cảnh. Câu 7. Đâu không phải là đặc trưng cơ bản của quần thể ? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ quần thể. D. Thành phần các loài sinh vật. Câu 8. Những nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời… thuộc dạng tài nguyên thiên nhiên nào? A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. Tài nguyên sinh vật. D. Tài nguyên tái sinh. Câu 9. Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là? A. Tài nguyên không tái sinh. B. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. C. Tài nguyên sinh vật. D. Tài nguyên tái sinh. Câu 10. Nhận định nào sau đây sai khi nói về tài nguyên nước? A. Tài nguyên nước thuộc dạng tài nguyên tái sinh nên sẽ không bị cạn kiệt.. B. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước. C. Trồng rừng có tác dụng bảo vệ nguồn tài nguyên nước. D. Tài nguyên nước nếu không được sử dụng hợp lí sẽ bị ô nhiễm và cạn kiệt. Câu 11. Ánh sáng, nhiệt độ là nhân tố sinh thái? A. Hữu sinh. B. Con người. C. Vô sinh. D. Sinh vật khác.
  2. Câu 12. Có thể tách con người thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì? A. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái vô sinh. B. Con người thuộc nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. C. Con người thuộc nhóm nhân tố các sinh vật khác. D. Con người có trí tuệ, tác động to lớn đến tự nhiên. Câu 13. Đâu không phải là một quần xã sinh vật? A. Rừng ngập mặn ven biển Cà Mau B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Đàn chuột đồng trên ruộng lúa xã Điện Phong. D. Rừng cây ôn đới. Câu 14. Việc chặt phá và đốt rừng gây ra hậu quả gì? Hãy chọn tổ hợp đúng: 1. Khí hậu thay đổi bất thường; 4. Mất nguồn gen sinh vật; 2. Nguồn nước bị nhiễm hóa chất; 5. Cạn khí đốt thiên nhiên. 3. Cạn kiệt nguồn nước; A. 1,2,3. B. 1,3,4. C. 2,4,5. D. 3,4,5. Câu 15. Ở các vùng đất dốc, để hạn chế xói mòn đất, ta có thể? A.Làm ruộng bậc thang. B. Khai thác triệt để cây trồng. C. Làm sạch hoàn toàn cỏ dại. D. Sử dụng phân bón hóa học. II.Tự luận: (5 đi m) Câu 16 (1đ): Hãy nêu khái niệm quần thể sinh vật là gì? Câu 17 (2đ): Hãy đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước. Câu 18 (1đ): Hãy viết một chuỗi thức ăn và xác định thành phần của chuỗi đó. Câu 19 (1đ): Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật nào có khả năng chịu đựng, thích nghi cao hơn với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Vì sao? HẾT c NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Huỳnh Thị Thu Lê Thanh Đông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2