Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Thanh Lâm A
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Thanh Lâm A’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 5 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Thanh Lâm A
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II - LỚP 5 Năm học 2023– 2024 Số Mạch kiến, thức kĩ Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TT năng & TN TL TN TL TN TL T TL số điểm N Đọc hiểu văn bản: Số câu 2 1 2 5 – Xác định được 1, 2 5 7, 8 hình ảnh, nhân vật, Câu số chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. – Giải thích được chi tiết trong bài 1 bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra Số điểm 1,5 1 1 3,5 thông tin từ bài đọc. – Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. Kiến thức tiếng Số câu 2 1 1 1 5 2 Việt: Câu số 4, 6 3 9 10 – Hiểu nghĩa của từ, phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển; từ đồng âm; từ đồng nghĩa; từ trái nghĩa; Số điểm 1 1 0,5 1 3,5 xác định cấu tạo câu; biết đặt câu theo yêu cầu. Số câu 4 1 1 2 1 1 10 Tổng Số điểm 2,5 1 1 1 0,5 1 7
- Trường: TH Thanh Lâm A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: …………..…………… MÔN Tiếng Việt–KHỐI 5 Họ và tên: ………….……………… Năm học: 2023-2024 Thời gian: 30 phút Điểm Nhận xét, nhận định của giáo viên …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… A. Đọc thầm bài văn: KỈ NIỆM MÙA HÈ Tôi là một cô bé say mê diều. Nhà tôi ở gần bãi đất rộng, dốc - chỗ bọn con trai trong xóm chọn làm nơi thả diều. Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió. Đây những chiếc diều bướm mảnh mai duyên dáng với gam màu đỏ, vàng rực rỡ. Kia những chiếc diều dơi, diều sáo,… trông mạnh mẽ chao liệng trên cao tựa như chạm vào mây. Chiều nay cũng vậy, tôi tha thẩn xem bọn con trai trèo lên bãi đất dốc lấy đà chạy xuống dong diều lên cao, tay chúng giật dây mới điệu nghệ làm sao. Bỗng “bụp”, mắt tôi tối sẫm. Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận. - Em… xin lỗi. Chị… chị có sao không? Câu nói của nó không làm tôi dịu đi chút nào, tôi gắt: - Mắt mũi nhìn đi đâu mà để diều va vào mặt người ta. Diều này…! Diều này…! – Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó, định xé, khiến thằng bé bật khóc. Bỗng tôi nghe có tiếng con gái: - Này, bạn! Thì ra là một “đứa” con gái chạc tuổi tôi. Tôi lạnh lùng: - Gì? - Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế. Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. Nhưng tôi vẫn nghe thấy tiếng bạn ấy nói với thằng bé: - Thôi nín đi, nhà em ở đâu để chị dẫn em về. Tôi ân hận nghĩ: - Mình sẽ không bao giờ làm thế nữa. Theo Nguyễn Thị Liên Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Cô bé trong truyện say mê với điều gì? A. Nghe sáo diều B. Dán diều C. Thả diều D. Ngắm diều Câu 2. Chuyện gì xảy ra với cô bé khi cô đang xem dong diều? A. Bị dây diều của một em nhỏ vướng vào mặt. B. Bị cái diều của một em nhỏ va vào mặt. C. Bị cái diều của một em nhỏ sà vào người. D. Bị dây diều của một em nhỏ quấn vào người. Câu 3. Nghe bạn gái góp ý, thái độ của cô bé thế nào?
- A. Bối rối ngượng ngùng, trả diều và dẫn em nhỏ về đến nhà. B. Bối rối cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, ân hận về việc đã làm. C. Xấu hổ cúi đầu, trả em nhỏ cái diều, xin lỗi về việc đã làm. D. Xấu hổ thẹn thùng, xin lỗi về việc đã làm, dẫn em nhỏ về. Câu 4. Câu chuyện nói lên được điều gì có ý nghĩa? …………………………………………………………………..…….………………………. …………………………………………………………………..…….………………………. Câu 5. Mỗi dấu phẩy trong câu: "Chiều chiều, khi đã nấu cơm xong, tôi có thể đứng lặng hàng giờ để ngắm những cánh diều đủ loại, đủ màu sắc bay trên bầu trời xanh lộng gió." có tác dụng gì? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. - Dấu phẩy (1):……………….……………………………………………………………...... - Dấu phẩy (2):…………………..……………………………………………………………. - Dấu phẩy (3):………………………………………………………………………………. Câu 6. Từ “gắt” trong câu “Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của nó.” đồng nghĩa với từ nào? A. lo lắng B. xấu hổ C. quát D. đau Câu 7: Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? Nêu rõ cách liên kết trong hai câu văn đó. “Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. Cậu bé lắp bắp vẻ hối hận.” ................................................................................................................................................... Câu 8. Câu nào sau đây là câu ghép? A. Vừa gắt, tôi vừa giằng mạnh chiếc diều hình mặt trăng của thằng bé, định xé tan. B. Nhìn ánh mắt bạn, tôi bối rối cúi đầu. C. Tôi liền trả lại cho thằng bé cái diều, rồi lặng lẽ bỏ đi. D. Em bé chỉ không may làm rơi diều vào bạn mà sao bạn định phá đi niềm vui của nó thế. Câu 9. Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) trong câu sau: Tôi giật mình vì cái diều hình mặt trăng khuyết của một em nhỏ va vào mặt. ……………………………………….….……………………………………………………… Câu 10. Đặt câu: a). Câu ghép có cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến; ……………………………………….….……………………………………………………… ………………………………………….……………………………………………………… b). Câu ghép có cặp từ hô ứng : ……………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …….………………………………………………………
- Trường: TH Thanh Lâm A ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Lớp: …………..………………… …… MÔN Tiếng Việt–KHỐI 5 Họ và tên: ………….………………… Năm học: 2023-2024 Thời gian: 50 phút Điểm Nhận xét, nhận định của giáo viên …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 1.Chính tả:(15 phút)
- 2. Tập làm văn (35 phút) : Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Năm nay em đã là học sinh lớp 5, sắp phải rời xa mái trường tiểu học thân thương. Hãy tưởng tượng và tả lại ngôi trường trong giờ phút chia tay. Đề 2. Trong những năm được học tập dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều người bạn thân thiết. Hãy tả một người bạn mà em gắn bó và yêu quý nhất. Bài làm:
- KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2023 – 2024 Môn: Tiếng Việt (Viết) 1. Chính tả: (15 phút) Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạp đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa trong gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì. Theo Mai Phương * Cách tiến hành: Giáo viên đọc cho học sinh nghe 1 lần toàn bộ bài viết chính tả. Đọc từng từ, cụm từ cho học sinh viết. (2 – 3 lần) Đọc lại toàn bài cho học sinh dò. (1 lần) 2. Tập làm văn: (35 phút) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Năm nay em đã là học sinh lớp 5, sắp phải rời xa mái trường tiểu học thân thương. Hãy tưởng tượng và tả lại ngôi trường trong giờ phút chia tay. Đề 2. Trong những năm được học tập dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều người bạn thân thiết. Hãy tả một người bạn mà em gắn bó và yêu quý nhất.
- ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 5 A. PHẦN ĐỌC: (10 điểm) I. Đọc thành tiếng: ( 3 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi trong bài do giáo viên nêu 1 trong các bài tập đọc đã học: * Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: -Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; 2 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng , giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm trừ 0,5 điểm. Đọc sai mỗi tiếng, sai mỗi từ trừ 0,25 điểm) - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu Điểm 1 Khoanh vào ý D 0,5 điểm 2 Khoanh vào ý B 0,5 điểm 3 Khoanh vào ý B 0,5 điểm 4 Cần có tấm lòng độ lượng, sẵn sàng cảm thông với người khác. 1 điểm 5 - Dấu phẩy (1): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ (hoặc các 1 điểm trạng ngữ) trong câu. - Dấu phẩy (2): Ngăn cách bộ phận trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. - Dấu phẩy (3): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu. Trả lời đúng 2 trong 3 ý: 0,5 điểm 6 Khoanh vào ý C 0,5 điểm 7 Hai câu văn trên được liên kết với nhau bằng cách thay thế từ ngữ 0,5 điểm “cậu bé” thay thế cho “một em nhỏ” 8 Khoanh vào ý D 0,5 điểm 9 Chủ ngữ: CN1: Tôi , CN2: cái diều hình mặt trăng khuyết của 1 điểm một em nhỏ Vị ngữ: VN1: giật mình, VN2: va vào mặt.
- 10 Câu 10: Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm 1 điểm VD: a, Không những An chăm chỉ học hành mà bạn ấy còn chơi thể thao rất giỏi. b, Trời càng về khuya, trăng càng sáng vằng vặc. B. PHẦN VIẾT: ( 10 điểm ) I.Chính tả nghe - viết (2 điểm) (15 phút) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng , viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ ; trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp : 1 điểm - Viết đúng chính tả (mắc không quá 5 lỗi) : 1 điểm II.Tập làm văn (8 điểm) (40 phút) 1. Yêu cầu cần đạt: - Viết được bài văn tả người/ tả cảnh (đúng chủ đề) - Độ dài bài viết khoảng 20-25 câu. - Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng; trình bày bài viết sạch, đẹp. - Bài viết thể hiện cảm xúc. 2. Điểm thành phần: - Mở bài (1 điểm) - Thân bài ( 4 điểm ) +Nội dung ( 1,5 điểm ). + Kĩ năng ( 1,5 điểm). + Cảm xúc (1 điểm) - Kết bài (1 điểm) - Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). -Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). Sáng tạo : (1 điểm) 3.. Đánh giá cho điểm:
- - Điểm 8: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh, so sánh, từ láy... để nói lên cảm xúc của bản thân khi tả - Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu ... có thể cho các mức điểm giảm dần từ 7,5 điểm đến 0,5 điểm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 393 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 409 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn