intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. - Người ra đề: Lưu Thị Mộng Thương- Tổ Tự nhiên –Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đề kiểm tra học kì II – Môn Vật lí 8- Thời gian 45 phút - Năm 2022 -2023 I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh cũng cố lại kiến thức từ tiết 19 đến 30 2. Kỹ năng: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế và tính toán, vận dụng. 3. Thái độ: Tăng sự hứng thú về bộ môn… 4. Định hướng phát triển năng lực: Giúp học sinh phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt về bộ môn… II. Ma trận đề: 1.Hình thức kiểm tra: Kết hợp TNKQ (50%) và TL (50%) 2. Thời gian làm bài : 45 phút 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Vận dụng Cộng Nhận biết Cấp độ Thông Cấphiểu độ Tên chủ đề thấp cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Nhận - Vận - Hiểu biết các - Tính dụng lợi được các c. Công dạng cơ được công ích của dạng năng suất. Cơ năng. và công máy cơ lượng của năng. - Nhận suất của đơn giản một vật. biết công một vật. để làm bài suất. tập. Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 1đ 0.5đ 0.5đ 1đ 3đ Cấu tạo - Biết cấu - Giải của các tạo của thích chất. các chất. được hiện Nhiệt tượng
  2. trong thực tế. - Hiểu năng. được sự thay đổi nhiệt năng. Số câu 2 1 3 Số điểm 1đ 0,5đ 1.5đ - Giải thích - Biết được các Các hình được các hiện thức hình thức tượng liên truyền truyền quan tới nhiệt. nhiệt. đối lưu, bức xạ nhiệt. Số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 0.5đ 1đ 0,5 1.5đ 3.5đ Công thức Biết vận . tính nhiệt dụng công lượng. thức tính nhiệt lượng để giải bài tập Biết vận
  3. dụng phương trình cân bàng nhiệt để tìm một trong các yếu tố liên quan. Số câu 1 1 3 Số điểm 0.5đ 1,5đ 2đ Tổng số câu 6.5 6 1,5 16 Tổng số điểm 5,25đ 3,5đ 1.25đ 10đ III.Đề kiểm tra: Phòng GD&ĐT Huyện Phú Ninh ĐỀ KIỂM TRA HKII- NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm MÔN: VẬT LÍ 8(Thời gian 45’ không kể phát đề) MÃ ĐỀ: A Học sinh làm bài trên giấy thi riêng. NỘI DUNG ĐỀ. A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Vật nào không có động năng A. Hòn bi nằm yên trên sàn. B. Hòn bi lăn trên sàn. C. Máy bay cất cánh. D. Viên đạn đang bay. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử. B. Các phân tử và nguyên tử chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử và nguyên tử luôn có khoảng cách D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao 10m với lực kéo 150N. Hỏi người đó thực hiện một công là bao nhiêu: A. A = 3400J B. A = 3200 J C. A = 3000J D. A = 2800 J
  4. Câu 4. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng trong đó các nguyên tử, phân tử của các chất: A. Tự chuyển động xen lẫn vào nhau B. Dính liền vào nhau C. Tương tác mạnh với nhau D. Hoà nhập vào nhau. Câu 5. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: A. chỉ trong chất lỏng B. chỉ trong chất lỏng và chất khí C. chỉ trong chất khí D. ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 6. Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn A. Không chuyển động. B. chuyển động với vận tốc không đáng kể C. Chuyển động xung quanh vị trí xác định. D. Đứng sát nhau Câu 7. Số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị cho biết A. công suất định mức của dụng cụ hay thiết bị đó. B. công thực hiện được của dụng cụ hay thiết bị đó. C. khả năng tạo ra lực của dụng cụ hay thiết bị đó. D. khả năng dịch chuyển của dụng cụ hay thiết bị đó. Câu 8. Một máy bay đang bay có những dạng năng lượng nào? A. Động năng, thế năng B. Nhiệt năng C. Thế năng, nhiệt năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng Câu 9: Trong chân không một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một miếng đồng không được nung nóng A. Chỉ bằng bức xạ nhiệt B. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt C. Chỉ bằng bức xạ nhiệt và đối lưu D. Bằng cả bức xạ nhiệt, dẫn nhiệt và đối lưu Câu 10: Nhiệt dung riêng có cùng đơn vị đại lượng nào sau đây? A. Nhiệt năng B. Nhiệt độ C. Nhiệt lượng D. Tất cả phương án trên đều sai II. TỰ LUẬN (5đ) Câu 11 (1đ): Sự dẫn nhiệt là gì? Cho ví dụ. Câu 12 ( 1,5 đ): Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 1(kg) chứa 4 lít nước ở 270C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880(J/kg.K), của nước là 4200(J/kg.K). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước nói trên. Bài 13. (1,5 điểm): Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao có hiện tượng trên? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao? Bài 14. (1 điểm):
  5. Vật A ở hình bên có khối lượng 2kg. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu? Muốn vật A đi lên được 2cm, ta phải kéo lực kế đi xuống bao nhiêu cm? Hết.
  6. Phòng GD&ĐT Huyện Phú Ninh ĐỀ KIỂM TRA HKII- NĂM HỌC 2022-2023 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm MÔN: VẬT LÍ 8(Thời gian 45’ không kể phát đề) MÃ ĐỀ: B Học sinh làm bài trên giấy thi riêng. NỘI DUNG ĐỀ. A. TRẮC NGHIỆM: (5đ) Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Câu 2: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động va chạm vào. Câu 3: Một học sinh kéo đều một gầu nước từ giếng sâu lên phải thực hiện một công là 360 J. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là A. 360 W. B. 720 W. C. 180 W. D. 12 W. Câu 4: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xác định xảy ra hay chậm phụ thuộc vào A. Nhiệt độ chất lỏng B. Khối lượng chất lỏng C. Trọng lượng chất lỏng D. Thể tích chất lỏng Câu 5: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A. Rắn B. Lỏng và rắn C. Lỏng và khí D. Rắn và khí Câu 6. Khi mở lọ nước hoa trong lớp học, sau một lúc cả phòng đều ngửi thấy mùi thơm. Giải thích không hợp lí là: A. Do sự khuếch tán của các phân tử nước hoa ra khắp lớp học. B. Do các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng, nên nó đi ra khắp lớp học. C. Do các phân tử nước hoa nhẹ hơn các phân tử không khí nên có thể chuyển động ra khắp lớp học. D. Do các phân tử nước hoa có nhiều hơn các phân tử không khí ở trong lớp học nên ta chỉ ngửi thấy mùi nước hoa. Câu 7: Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì
  7. A. vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn. B. vật có thể tích càng nhỏ thì động năng càng lớn. C. vật có tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn. D. hai vật có cùng khối lượng nên động năng hai vật như nhau. Câu 8: Mét vËt ®ược nÐm lªn cao theo phương th¼ng ®øng. Khi nµo vËt võa cã thÕ  n¨ng võa cã ®éng n¨ng? A. C¶ khi vËt ®ang ®i lªn vµ ®ang r¬i xuèng. B. ChØ khi vËt ®ang ®i lªn. C. ChØ khi vËt ®ang r¬i xuèng. D. ChØ khi vËt lªn tíi ®iÓm cao nhÊt. Câu 9: Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì A. Hộp xốp kín nên dẫn nhiệt kém B. Trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém C. Trong xốp có các khoảng chân không nên dẫn nhiệt kém. D. Vì cả ba lí do trên. Câu 10: Chọn câu đúng khi nói về nhiệt dung riêng? A. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 đơn vị thể tích tăng thêm 1°C. B. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C. C. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết năng lượng cần thiết để làm cho 1 kg chất đó tăng thêm 1°C. D. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1 g chất đó tăng thêm 1°C. II. TỰ LUẬN (5đ) Câu 11 (1đ): Sự đối lưu là gì? Cho ví dụ. Câu 12 ( 1,5 đ): Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 1(kg) chứa 5 lít nước ở 250C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880(J/kg.K), của nước là 4200(J/kg.K). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi lượng nước nói trên. Bài 13. (1,5 điểm): Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì muối tan nhanh lên hay chậm đi? Tại sao? Bài 14. (1 điểm):
  8. Vật A ở hình bên có khối lượng 3kg. Hỏi lực kế chỉ bao nhiêu? Muốn vật A đi lên được 2cm, ta phải kéo lực kế đi xuống bao nhiêu cm? Hết IV.ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KT HKII MÔN VẬT LÍ – NH 2022-2023 I. Trắc nghiệm: 5 điểm ĐỀ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 ĐỀ 1 A D C A B C A D A D ĐỀ 2 C B D A A D C A B B II. Tự luận; 5 điểm. ĐỀ 1
  9. Câu 11: Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần kia của một vật hoặc từ vật này sang vật kia. 0,5 đ VD: Khii đun nước thì nước sôi. 0,5đ Câu 12 Tóm tắt: 0,5 đ m1 = 0,5 kg t1 = 250C t2 = 1000C V = 5l = 0.005 m3 D = 1000kg/m3 C1 = 880 J/kg.k C2 = 4200 J/kg.k Tính: Q=? Giải: Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là: Q1 = m1.C1 ( t2 – t1) = 1 . 880. ( 100 – 25) = 66000 (J) 0,5 đ Khối lượng của 1l nước là: m = D.V = 1000.0,005 = 5(kg) 0,25đ Nhiệt lượng thu vào của nước: Q2 = m2.C2 ( t2 – t1) = 5 . 4200. ( 100 – 27) = 1575000 (J) 0,25đ Nhiệt lượng vật toả ra bằng nhiệt lượng vật thu vào nên Q = Q1 + Q2 = 1641000 J 0,5 đ Câu 13: Lấy một cốc nước đầy và một thìa con muối tinh. Cho muối dần dần vào nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài vì phân tử muối xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước 1đ Nếu tăng nhiệt độ của nước thì muối tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn trong nhiệt độ cao. 0,5đ Câu 14: Cách 1: Gọi trọng lượng của vật là P. Lực căng của sợi dây thứ nhất là P/2=2 . Lực căng của sợi dây thứ hai là P/4=4. Lực căng của sợi dây thứ ba sẽ là P/8=8. Vậy lực kéo của lò xo chỉ bằng P/8=8 (H.14.1G) . Vật có khối lượng 2kg thì trọng lượng P=20N. Do đó lực kế chỉ P/8=20/8=2,5N
  10. Như vậy ta được lợi 8 lần về lực (chỉ cần dùng lực kéo nhỏ hơn 8 lần so với khi kéo trực tiếp) thì phải thiệt 8 lần về đường đi, nghĩa là muốn kéo vật đi 2cm, tay kéo dây một đoạn dài hơn 8 lần, tức là kéo dây một đoạn 16cm. Cách 2: Muốn cho vật đi lên 2cm thì đầu dây thứ nhất phải đi lên 4cm, đầu dây thứ hai phải đi lên 8cm và đầu dây thứ ba phải đi lên 16cm. Vậy tay phải kéo lực kế di chuyển 16cm. Như vậy đã thiệt về đường đi 8 lần thì sẽ được lợi về lực 8 lần. Thế nghĩa là lực kéo chỉ bằng 1/8 trọng lượng của vật. Vậy lực kéo chỉ là P/8=20/8=2,5N ĐỀ 2 Câu 11: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. 0,5 đ VD: Bỏ đồng xu vào nước nóng, đồng xu nóng lên. Nhiệt năng đồng xu tăng 0, 5 đ (HS có thể cho VD khác) Câu 12 Tóm tắt: 0,5 đ m1 = 0,5 kg t1 = 270C t2 = 1000C V = 4l = 0.004 m3 D = 1000kg/m3 C1 = 880 J/kg.k C2 = 4200 J/kg.k Tính: Q=? Giải: Nhiệt lượng ấm nhôm thu vào là: Q1 = m1.C1 ( t2 – t1) = 1 . 880. ( 100 – 27) = 64240 (J) 0,5 đ Khối lượng của 1l nước là: m = D.V = 1000.0,001 = 1(kg) 0,25đ Nhiệt lượng thu vào của nước: Q2 = m2.C2 ( t2 – t1) = 4 . 4200. ( 100 – 27) = 1226400 (J) 0,25đ Nhiệt lượng vật toả ra bằng nhiệt lượng vật thu vào nên Q = Q1 + Q2 = 1290640 J 0,5 đ
  11. Câu 13: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực do các phân tử chuyển động không ngừng, giữa chúng có khoảng cách. 1đ Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên vì các phân tử chuyển động nhanh hơn trong nhiệt độ cao. 0,5đ Câu 14: Cách 1: Gọi trọng lượng của vật là P. Lực căng của sợi dây thứ nhất là P/2=2 . Lực căng của sợi dây thứ hai là P/4=4. Lực căng của sợi dây thứ ba sẽ là P/8=8. Vậy lực kéo của lò xo chỉ bằng P/8=8 (H.14.1G) . Vật có khối lượng 3kg thì trọng lượng P=10.3=30N. Do đó lực kế chỉ P/8=30/8=3,75N Như vậy ta được lợi 8 lần về lực (chỉ cần dùng lực kéo nhỏ hơn 8 lần so với khi kéo trực tiếp) thì phải thiệt 8 lần về đường đi, nghĩa là muốn kéo vật đi 2cm, tay kéo dây một đoạn dài hơn 8 lần, tức là kéo dây một đoạn 16cm. Cách 2: Muốn cho vật đi lên 2cm thì đầu dây thứ nhất phải đi lên 4cm, đầu dây thứ hai phải đi lên 8cm và đầu dây thứ ba phải đi lên 16cm. Vậy tay phải kéo lực kế di chuyển 16cm. Như vậy đã thiệt về đường đi 8 lần thì sẽ được lợi về lực 8 lần. Thế nghĩa là lực kéo chỉ bằng 1/8 trọng lượng của vật. Vậy lực kéo chỉ là P/8=30/8=3,75N V. Kiểm tra đề: Đã kiểm tra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2