intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Văn, Đồng Tháp

  1. SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT KIẾN VĂN NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: VẬT LÍ 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............ Mã đề 268 A. TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm ( từ câu 1 đến câu 28 ) Câu 1. Một thanh đồng chất tì lên giá đỡ tại O và được giữ nằm cân bằng với hai lực đặt tại A và B như hình vẽ. Vì thanh cân bằng nên hai lực tại A và B sẽ cho hợp lực đặt tại O. Độ lớn của lực tại B là: A. 47 N. B. 80 N. C. 11 N. D. 36 N. Câu 2. Động lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. thực hiện công của vật. B. tác dụng làm quay của vật. C. truyền chuyển động từ vật này sang vật khác. D. phân tích lực từ vật này sang vật khác. Câu 3. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 20 cm. Độ biến dạng của lò xo khi đó bằng A. 17,5 cm. B. 2,5 cm. C. 5 cm. D. – 5 cm. Câu 4. Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là A. đường thẳng. B. đường tròn. C. đường gấp khúc. D. đường xoắn ốc. Câu 5. Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định còn được gọi là A. Quy tắc mô men lực. B. Quy tắc hợp bàn tay trái. C. Quy tắc hình bình hành. D. Quy tắc hợp lực song song. Câu 6. Một xe buýt có khối lượng m đang chuyển động trên đường với vận tốc 15 m/s có động lượng bằng 45.103 kg.m/s. Giá trị m của xe buýt bằng A. 833,3 kg. B. 6750 kg. C. 3000 kg. D. 1200 kg. Câu 7. Một lò xo có độ cứng 80 N/m. Khi lò xo dãn ra một đoạn 15 cm thì lực đàn hồi của lò xo khi đó có độ lớn bằng A. 5,33 N. B. 18,75 N. C. 7,5 N. D. 12,0 N. Câu 8. Trong một trận bóng đá, cầu thủ A có khối lượng 75 kg chạy dẫn bóng với tốc độ 9 m/s. Động lượng của cầu thủ này khi đó có độ lớn bằng A. 765 kg.m/s. B. 675 kg.m/s. C. 840 kg.m/s. D. 8,33 kg.m/s. Câu 9. Trong mỗi giây, một tấm pin năng lượng Mặt Trời có thể hấp thụ 750 J năng lượng ánh sáng, những nó chỉ có thể chuyển hoá thành 120 J năng lượng điện. Hiệu suất của tấm pin này bằng A. 84,0 %. B. 16,0 %. C. 86,2 %. D. 13,8 %. Câu 10. Một cánh quạt có tốc độ quay 600 vòng/phút. Chu kì của nó bằng A. 0,5 s. B. 10 s. C. 0,1 s. D. 0,5 s. Câu 11. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N là 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 5 N. B. 14 N. C. 7 N. D. 10 N. Câu 12. Một người thực hiện một công là 1200J để đưa vật m từ A tới B trong thời gian 2 phút. Công suất của người này là? A. 0,1W. B. 10W. C. 600W. D. 20W. Câu 13. Vật có khối lượng 0,2 kg rơi tự do với vận tốc đầu 10 m/s từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật có giá trị bằng: A. 50 J. B. 30 J. C. 40 J. D. 10 J. Câu 14. Khi dùng tay nén hai đầu lò xo. Loại biến dạng nào xuất hiện? Mã đề 268 Trang 1/3
  2. A. Biến dạng dẻo. B. Biến dạng kéo. C. Không biến dạng. D. Biến dạng nén. Câu 15. “Khi cho một quả bóng rơi tự do từ độ cao h xuống Mặt Đất”, câu nói nào sau đây là đúng A. thế năng chuyển hoá thành động năng. B. điện năng chuyển hoá thành hoá năng. C. động năng chuyển hoá thành nhiệt năng. D. cơ năng chuyển hoá thành quang năng. Câu 16. Động lượng của một vật khối lượng m chuyển động với vận tốc v là một đại lượng A. vectơ có hướng cùng với hướng của vận tốc. B. vô hướng và không phụ thuộc vào hệ quy chiếu. C. có giá trị đại số luôn luôn dương. D. vô hướng và có độ lớn bằng p = m + v. Câu 17. Một lực F = 200 N tạo với phương ngang một góc  = 60o, kéo một vật và làm vật chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 15 m là A. 914,4 J. B. 0 J. C. 2857,2 J. D. 1500 J. Câu 18. Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích nào kể sau đây? A. Giới hạn vận tốc của xe. B. Tạo lực hướng tâm. C. Tăng lực ma sát. D. Cho nước mưa thoát dễ dàng. Câu 19. Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất. Thế năng của một vật năng khối lượng 2 kg ở độ cao 6 m so với mặt đất tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2 có giá trị bằng: A. 60 J. B. 120 J. C. 12 J. D. 30 J. Câu 20. Phân tích lực là phép thay thế A. 2 lực bằng 1 lực có tác dụng giống như 2 lực cần thay thế. B. 2 lực bằng 1 lực. C. 1 lực bằng 2 lực. D. 1 lực bằng 2 lực có tác dụng giống như lực thay thế. Câu 21. Động năng là dạng năng lượng do vật A. chuyển động mà có. B. nhận được từ vật khác mà có. C. ở một độ cao so với mặt đất mà có. D. đứng yên mà có. Câu 22. Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F = F1 + F2 . Nếu F = F1 − F2 thì A.  = 900 . B. 00    900 . C.  = 00 . D.  = 1800 . Câu 23. Vật có khối lượng 0,2 kg rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất bằng A. 10 m/s. B. 25 m/s. C. 20 m/s. D. 15 m/s. Câu 24. Một hệ được xem là hệ kín khi hệ đó A. không có tương tác với các vật bên ngoài hệ. B. truyền tương tác cho các vật bên ngoài hệ. C. tác dụng ngoại lực lên các vật bên ngoài hệ. D. chỉ chịu tác dụng của lực cản, lực ma sát. Câu 25. Khi dùng Tua-vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít A. một ngẫu lực. B. cặp lực trực đối. C. một trọng lực. D. cặp lực vuông góc. Câu 26. Va chạm mềm ( hay còn gọi là va chạm không đàn hồi ) xảy ra khi A. hình dạng hai vật bị biến dạng sau khi va chạm. B. hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Mã đề 268 Trang 2/3
  3. C. hai vật tách rời ra nhau và chuyển động với các vận tốc khác nhau. D. vật bị tách ra thành nhiều mảnh có khối lượng khác nhau. Câu 27. Khi dùng bóng đèn dây tóc để thắp sáng thì điện năng đã chuyển hoá thành quang năng và nhiệt năng. Phần năng lượng có ích là A. Cơ năng. B. Điện năng. C. Quang năng. D. Nhiệt năng. Câu 28. Trong trường hợp nào dưới đây năng lượng tuyền từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công. A. Sạc điện thoại không dây. B. Đun nước sôi bằng bếp gas. C. Cọ sát để tạo lửa. D. Đèn chiếu sáng. B. TỰ LUẬN: 3,0 điểm ( từ câu 29 đến câu 31 ) Câu 29. (1,0 điểm) Một khẩu súng có khối lượng 4kg bắn ra viên đạn có khối lượng 20g. Khi viên đạn ra khỏi nòng súng thì có vận tốc là 600m/s. Khi đó súng bị giật lùi với vận tốc v có độ lớn là bao nhiêu? Câu 30. (1,0 điểm) Một lò xo có độ cứng k, độ dài tự nhiên l0 được treo thẳng đứng, đầu trên cố định. Khi người ta treo quả cân có khối lượng 200 g vào đầu dưới của lò xo, khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài 32 cm. Nếu treo thêm quả cân 500 g nữa vào đầu dưới của lò xo, khi vật cân bằng thì lò xo có độ dài 37 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ dài tự nhiên l0 và độ cứng k của lò xo. Câu 31. (1,0 điểm) Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như hình. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O. Lấy g = 9,8 m/s2. HẾT. Mã đề 268 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2