PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024
ĐIỆN BÀN Môn: VẬT LÍ – Lớp 9
(Đề gồm có 02 trang)
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau ghi vào giấy bài làm.
Chẳng hạn, câu 1 chọn phương án B thì ghi là 1B.
Câu 1. Trong các cách sau đây, cách nào làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều trong
cuộn dây dẫn kín?
A. Cho lõi sắt quay trong cuộn dây dẫn kín.
B. Đặt nam châm trước cuộn dây dẫn kín.
C. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.
D. Đặt nam châm trong lòng cuộn dây dẫn kín.
Câu 2. Trong máy phát điện xoay chiều, rôto hoạt động như thế nào khi máy làm việc?
A. Luôn đứng yên.
B. Chuyển động đi lại như con thoi.
C. Luôn quay tròn quanh một trục theo một chiều.
D. Luân phiên đổi chiều quay.
Câu 3. Để đo cường độ dòng điện trong mạch điện xoay chiều, ta mắc ampe kế:
A. nối tiếp vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của ampe kế.
B. nối tiếp vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra
chốt âm của ampe kế.
C. song song vào mạch điện cần đo mà không cần phân biệt chốt của ampe kế.
D. song song vào mạch điện cần đo sao cho dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi
ra chốt âm của ampe kế.
Câu 4. Với hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau ở máy biến thế thì
A. cuộn dây ít vòng hơn là cuộn thứ cấp. B. cuộn dây ít vòng hơn là cuộn sơ cấp.
C. cuộn dây nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp. D. cuộn dây nào cũng có thể là cuộn sơ cấp.
Câu 5. Trên một đường dây truyền tải điện công suất truyền tải không đổi, nếu tăng tiết
diện dây dẫn lên gấp đôi, đồng thời cũng tăng hiệu điện thế truyền tải điện năng lên gấp đôi thì
công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ
A. giảm đi 2 lần. B. giảm đi 4 lần.
C. giảm đi 16 lần. D. giảm đi 8 lần.
Câu 6. SôQ voRng dây cuộn sơ cấp vaR cuộn thứ cấp của một máy biến thế lâRn lươSt có 15000 vòng
150 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thưQ cấp 220V, thì hiêSu điện thế giữa hai
đầu cuộn sơ cấp là
A. 22000V. B. 2200V. C. 22V. D. 2,2V.
Câu 7. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló
A. bất kỳ. B. phân kì. C. hội tụ. D. song song khác.
Câu 8. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước, chếch 400 so với mặt nước, gọi r góc
khúc xạ thì
A. r >400 B. r < 500 C. r > 500D. r < 400
Câu 9. Quang tâm là một điểm của thấu kính mà mọi tia sáng tới điểm đó đều
A. bị phản xạ trở lại. B. truyền thẳng.
C. cho tia ló song song với trục chính. D. cho tia ló vuông góc với trục chính.
Câu 10. Khi vật nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ thì ảnh của vật tạo bởi thấu
kính có tính chất:
Trang 1/2
ĐỀ CHÍNH THỨC
A. ảnh ảo, lớn hơn vật. B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. ảnh thật, lớn hơn vật. D. ảnh thật, nhỏ hơn vật.
Câu 11. Công dụng của kính lão là để:
A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.
B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt.
C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.
D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt.
Câu 12. Khi một vật đặt trong khoảng f<d<2f của thấu kính hội tụ thì cho
A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều, nhhơn
vật.
C. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. D. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật.
Câu 13. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì?
A. Hai mặt của thấu kính đều là mặt cầu lồi.
B. Một mặt của thấu kính là mặt phẳng, mặt còn lại là mặt cầu lõm.
C. Hai mặt của thấu kính đều là mặt cầu lõm.
D. Có phần rìa dày hơn phần giữa.
Câu 14. Một kính lúp có tiêu cự f = 1,25dm, số bội giác của kính lúp đó là:
A. G = 20x. B. G = 200x. C. G = 10x. D. G = 2x.
Câu 15. Khi mắt nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở
A. thể thủy tinh của mắt. B. màng lưới (còn gọi là võng mạc) của mắt.
C. con ngươi của mắt. D. lòng đen của mắt.
B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm)
a) Nêu đặc điểm của tật cận thị, cách khắc phục?
b) Để giữ cho mắt luôn khỏe mạnh, em cần làm gì?
Câu 2. (0,5 điểm) sao không thể dùng dòng điện một chiều không đổi để chạy máy biến
thế?
Câu 3. (3,0 điểm)
Một vật sáng AB dạng i tên cao 10mm đặt vuông góc với trục chính
của một thấu kính hội tụ, A nằm trên trục chính. Vật AB cách thấu kính 8cm, cho ảnh A’B’
qua thấu kính. Thấu kính có tiêu cự 12cm.
a) Vẽ ảnh A’B’ theo đúng tỉ lệ.
b) Dựa vào kiến thức hình học tính khoảng cách từnh đến thấu kính nh chiều cao
của ảnh.
c) Giữ nguyên vị trí thấu kính, để ảnh qua thấu kính nh ảo chiều cao bằng 2,5
lần chiều cao của vật thì phải di chuyển vật lại gần hay ra xa thấu kính một đoạn bao nhiêu?
----- HẾT -----
Trang 2/2