PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
THÁI THUỴ<br />
<br />
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016-2107<br />
Môn thi: Vật lí 8<br />
Thời gian làm bài 120 phút<br />
<br />
(Đề thi này gồm 2 trang)<br />
Bài 1. (3,0 điểm):<br />
Một tàu hỏa đi qua một sân ga với vận tốc không đổi. Khoảng thời gian tàu hỏa đi qua hết<br />
sân ga (tức là khoảng thời gian tính từ khi đầu tàu ngang với đầu này của sân ga đến khi<br />
đuôi của nó ngang với đầu kia của sân ga) là 18 giây. Một tàu khác của chuyển động đều<br />
qua sân ga đó nhưng theo chiều ngược lại, khoảng thời gian đi hết sân ga là 14 giây. Xác<br />
định khoảng thời gian hai tàu này đi qua nhau (tức là thời điểm đầu hai tàu này ngang nhau<br />
đến khi hai đuôi tàu ngang nhau). Biết rằng hai tàu có chiều dài bằng nhau và đều bằng nửa<br />
chiều dài sân ga.<br />
Bài 2. (5,0 điểm):<br />
Cho hệ ròng rọc như hình vẽ 1.<br />
Biết vật A có trọng lượng P = 400N, các ròng<br />
rọc giống nhau. Bỏ qua ma sát và khối lượng<br />
của dây nối.<br />
F<br />
F<br />
1. Bỏ qua khối lượng của các ròng rọc.<br />
a. Tính F để đưa vật chuyển động đều đi<br />
lên.<br />
b. Khi vật A chuyển động đều đi lên 3cm<br />
A<br />
thì F dời điểm đặt đi bao nhiêu?<br />
2. Vì ròng rọc có khối lượng nên hiệu suất<br />
Hình vẽ 2<br />
của hệ thống là 80%<br />
a. Tính khối lượng của mỗi ròng rọc ?<br />
A<br />
b. Các ròng rọc được mắc như hình 2 thì<br />
A<br />
hiệu suất của hệ thống bằng bao nhiêu? Nêu<br />
Hình vẽ 1<br />
nhân xét<br />
Bài 3. (3,0 điểm):<br />
Một người đi xe đạp với vận tốc không đổi 14,4 km/h trên đường nằm ngang sản ra công<br />
suất trung bình là 40W.<br />
1. Tính lực cản chuyển động của xe.<br />
2. Người này đạp xe lên một đoạn dốc 3% (cứ đi quãng đường 100m thì lên cao 3m). Muốn<br />
duy trì vận tốc như cũ thì người này phải sản ra công suất là bao nhiêu? Cho biết khối<br />
lượng của người và xe đạp là 60kg, lực cản chuyển động của xe không đổi.<br />
Bài 4.(2,0 điểm):<br />
Tại đáy của một cái nồi hình trụ tiết diện S1 = 10dm2,<br />
người ta khoét một lỗ tròn và cắm vào đó một ống kim<br />
loại tiết diện S2 = 1 dm2. Nồi được đặt trên một tấm<br />
cao su nhẵn, đáy lộn ngược lên trên, rót nước từ từ vào<br />
ống ở phía trên. Hỏi có thể rót nước tới độ cao H là<br />
h<br />
H<br />
bao nhiêu để nước không thoát ra từ phía dưới.<br />
(Biết khối lượng của nồi và ống kim loại là 3,6kg.<br />
Chiều cao của nồi là h = 20cm. Trọng lượng riêng của<br />
nước dn = 10.000N/m3).<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài 5.(3,0 điểm):<br />
Một vật có khối lượng 486 gam làm bằng chất có khối lượng riêng 10,8 g/cm3. Thả chìm<br />
vật hoàn toàn trong bình hình trụ chứa 1 lít nước có khối lượng riêng của nước là<br />
1g/cm3.Tiết diện bình là 100cm2 .<br />
a. Tính lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật?<br />
b. Tính mực nước trong bình và áp lực vật tác dụng lên đáy bình biết nước trong bình<br />
không tràn ra ngoài?<br />
Bài 6. (4,0 điểm):<br />
1. Một chiếc nút chai bằng thủy tinh kín, rỗng ở bên trong. Hãy xác định thể tích phần rỗng<br />
bên trong nút chai đó mà không đập vỡ nút chai.<br />
Cho dụng cụ : Một chiếc cân đĩa và bộ quả cân, một bình chứa nước, dây buộc. Biết khối<br />
lượng riêng của thủy tinh là 1 , của nước là 2 , toàn bộ nút chai có thể thả ngập trong<br />
nước.<br />
2. Đề xuất phương án thí nghiệm khác để xác định thể tích phần rỗng của nút chai.<br />
--------------- Hết---------------<br />
<br />
2<br />
<br />