intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Sử năm 2011-2012 - Trường THCS Ninh Xuân

Chia sẻ: Phaidaucuoctinh Phaidaucuoctinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2.123
lượt xem
440
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảoĐề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Sử năm 2011-2012 - Trường THCS Ninh Xuân giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Sử năm 2011-2012 - Trường THCS Ninh Xuân

  1. PHÒNG GIÁO DỤC HOA LƯ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 TRƯỜNG THCS NINH XUÂN MÔN LỊCH SỬ Năm học 2011 - 2012 (Thời gian: 150 phút) A - LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM): Câu 1 (7 điểm): Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là qúa trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Câu 2 (4 điểm): Trình bày các cải cách ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX? Kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách đó? Câu 3 (4 điểm): Kẻ bảng và điền vào ô trống ngày, tháng, năm diễn ra các sự kiện theo mẫu sau: TT Tên sự kiện Ngày Tháng Năm 1 Pháp nổ súng xâm lược nước ta 2 Điều ước Giáp Tuất 3 Điều ước Hác Măng 4 Vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương” B - LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5 ĐIỂM) Câu 1 (5 điểm): Vì sao nói công xã Pari là Nhà nước kiểu mới? Ý nghĩa lịch sử và bài học của công xã Pari.
  2. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN LỊCH SỬ 8 A - LỊCH SỬ VIỆT NAM (14 ĐIỂM): Câu 1 (7 điểm): Từ năm 1858 đến năm 1884 - Ngày 1/9/1858 khi thực dân Pháp xâm lược ở Đà Nẵng nhân dân đã anh dũng kháng Pháp. Sau 5 tháng chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà (0,25đ) - Ngày 17/2/1859 chúng tấn công Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt tan rã, nhân dân địa phương tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn (0,5đ) - Rạng sáng ngày 24/2/1861 Pháp mở cuộc tấn công quy mô Đại đồn Chí Hòa, quân ta kháng cự mạnh nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch (0,25đ) - Ngày 5/6/1862 triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng nhiều quyền lợi. - Nội dung hiệp ước: Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán, cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Bồi thường chiến phí cho Pháp, Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình (1đ). - Từ năm 1858 đến năm 1873 phong trào kháng Pháp của nhân dân sôi nổi ở Đà Nẵng nhiều toán nghĩa bih kết hợp với quân triều đình đánh Pháp. Tại Gia Định và 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, đặc biệt khởi nghĩa của Trương Định làm cho giặc “thất điên bát đảo”… (0,5đ) - Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ rồi 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, sau khi ký hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế tập trung lực đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân. Ra sức ngăn trở phong trào kháng chiến. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình ngày 24/6/1867 Pháp chiếm các tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn (0,5đ). - Nhân dân 6 tỉnh Nam Kỳ nêu cao tinh thần quyết tâm kháng Pháp. Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, … Những lãnh tụ nổi tiếng: Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân … (0,5đ) - Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), dưới sự chỉ huy Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc thất bại buổi trưa thành mất, Nguyễn Tri Phương nhịn ăn mà chết (0,25đ). - Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ đã tập kích địch ban đêm, đốt cháy kho đạn, chặn đánh địch ở cửa ô Thanh Hà: Ngày 21/12/1873
  3. Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Trận Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, quân ta phấn khởi (0,5đ). - Giữa lúc đó, triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874) triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp. Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao thương mại của Việt Nam (0,5đ). - Thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2 (1882) hiệp ước Giáp Tuất gây làn sóng phản đối trong dân chúng cả nước. Khởi nghĩa Trần Tuần, Đặng Như Mai Nghệ Tĩnh. Ngày 25/4/1882 Rivie gửi tối hậu thư cho Tổng Đố Hoàng Diệu nộp khí giới và giao thành không điều kiện. Pháp nổ súng, quân ta anh dũng chống trả thành mất, Hoàng Diệu tự tử (0,5đ). - Triều đình vội vàng cứu quân Thanh cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp. Tại Hà Nội nhân dân tự tay đốt nhà tạo thành bức tường lửa cản địch, đào hào đắp lũy, làm hầm chông, cạm bẫy diệt địch. Ngày 18/5/1883 trận Cầu Giấylần 2 tên Rivie bị giết Pháp hoang mang dao động triều đình Huế chủ trương thương lượng với Pháp. Triều đình Nguyễn ký điều ước Hác Măng. Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ nhập vào Nam Kỳ thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - tĩnh sáp nhập vào Bắc Kỳ Pháp ở các tỉnh Bắc Kỳ thường xuyên kiểm soát (1đ). - Phong trào kháng chiến nhân dân lên mạnh các văn thân quan lại triều đình các địa phương Nguyễn Thiện Thuật phản đối lệnh bãi binh (0,25đ). - Do chiến sự tiếp tục kéo dài ở Bắc Kỳ, Pháp phải tổ chức những cuộc tấn công tiêu diệt trung tâm sót lại sau khi làm chủ tình thế Pháp bắt triều đình Huế ký bản hiệp ước ngày 6/6/1884 nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác Măng, chỉ sửa đổi đôi chút ranh giới Trung Kỳ. - Hiệp ước Patơnốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến cách mạng tháng Tám (1đ). Câu 2 (4 điểm): Cải cách ở Việt Nam . a) Bối cảnh: Đất nước ngày càng nguy khốn, các sỹ phu đã đề ra cải cách để tạo thực lực cho đất nước chống lại bọn xâm lược (0,75đ). b) Nội dung: - Đổi mới về nội trị ngoại giao, kinh tế, xã hội, quân sự (0,25đ). - 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (0,25đ)
  4. - Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang diện tích khai mỏ, phát triển buôn bán (0,25đ). - 1872 Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương (0,25đ). - 1863 - 1871: Nguyễn Trường Tộ gửi 30 bản điều trần yêu cầu cải cách nhiều mặt (0,25đ). - 1877 - 1882: Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản “Thời vụ sách” đề nghị “Chấn hưng dân khí” “Khai thông dân chí”, bảo vệ đất nước (0,25đ). c) Kết cục: Các đề nghị cải cách không được triều đình Nguyễn chấp nhận vì chưa có cơ sở ở trong nước và do chính sách bảo thủ của triều Nguyễn (1đ). d) Ý nghĩa: - Thể hiện tinh thần yêu nước và cách mạng của các sỹ phu yêu nước (0,25đ). - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn (0,25đ). - Thể hiện nhận thức của người Việt Nam (0,25đ). Câu 3 (4 điểm) - Kẻ bảng điền vào …. mỗi ý đúng 1 điểm: TT Tên sự kiện Ngày Tháng Năm 1 Pháp nổ súng xâm lược nước ta 1 9 1858 2 Điều ước Giáp Tuất 15 3 1874 3 Điều ước Hác Măng 25 8 1883 4 Vua Hàm Nghi ra “chiếu Cần Vương” 13 7 1885 B - LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5 ĐIỂM): Câu 1 (5 điểm): Công xã Pari …. ý nghĩa bài học + Hội đồng công xã đã ban bố và thi hành nhiều chính sách tiến bộ phục vụ lợi ích nhân dân (0,5đ). + Chính trị: Tách nhà thờ ra khỏi Nhà nước, giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát cũ thành lập lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân (0,5đ). + Kinh tế: Giao quyền làm chủ xí nghiệp cho công nhân, quy định lương tối thiểu, chế độ lao động, xóa nợ hoặc hoãn nợ cho nhân dân (1đ). + Giáo dục: Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc - Nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản (0,5đ). * Ý nghĩa: - Công xã Pari lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản (0,5đ). - Nêu cao tinh thần yêu nước đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp (1đ).
  5. * Bài học: Phải có đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công, nông trấn áp kẻ thù (1đ).
  6. PHÒNG GD & ĐT DUYÊN HẢI KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn thi : Lịch sử Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian chép đề ) I. Lịch sử thế giới: C©u 1 ( 5 ®iÓm): Câu 1: Điền tên các sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới cho phù hợp với thời gian trong bảng sau: STT Thời gian Tên sự kiện 1 8/1566 2 1789 3 02/1848 4 28/9/1864 5 1871 6 14/7/1889 7 1911 8 7/11/1917 9 1929 -1933 10 01/9/1939 C©u 2 ( 5 điểm ) Tại sao nói “ Cách mạng tư sản Pháp 1789–1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ”? Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong tiến trình cách mạng ? II. Lịch sử Việt Nam: Câu 1: ( 4 điểm ) Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam? Sự bạc nhược và đầu hàng từng bước của triều đình nhà Nguyễn được thể hiện như thế nào? Câu 2: ( 4 điểm ) Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Khởi nghĩa Yên Thế? Câu 3: ( 2 điểm ) Em có suy nghĩ gì về hai hiệp ước Hác măng và Pa-tơ-nốt?
  7. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Lịch sử thế giới: C©u 1 ( 5 ®iÓm): STT Thời gian Sự kiện 1 Cách mạng Hà Lan ( 0,5đ ) 2 Cách mạng tư sản Pháp ( 0,5đ ) 3 Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ( 0,5đ ) 4 Quốc tế thứ nhất được thành lập ( 0,5đ ) 5 Công xã Pa-ri được thành lập ( 0,5đ ) 6 Quốc tế thứ hai thành lập ( 0,5đ ) 7 Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) ( 0,5đ ) 8 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi ( 0,5đ ) 9 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 0,5đ ) 10 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ( 0,5đ ) C©u 2 ( 5 điểm ) Vì cách mạng tư sản Pháp đã làm được: - Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. ( 1đ) - Thiết lập nền cộng hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. (1đ) - Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân. (0,5 đ) - Cách mạng thi hành nhiều biện pháp để trừng trị bọn phản cách mạng. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. (0,5đ) Vai trò cùa quần chúng nhân dân trong cách mạng thể hiện: - Ngày 14/7/1789 quần chúng vũ trang tấn công chiếm pháo đài - nhà tù Ba-xti sau đó lần lượt làm chủ hầu hết các cơ quan và vị trí quan trọng trong thành phố. ( 0,5đ) - Trước tình hình” Tổ quốc lâm nguy” Ngày 10/8/1792 nhân dân đứng lên lật đổ sự thống trị của phái lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến.(0,5đ) - Phái Gi-rông-đanh không lo chống ngoại xâm, nội phản… nhân dân nổi dậy lật đổ phái Gi- rông-đanh ngày 2/6/1793. (0,5đ) - Quần chúng hưởng ứng lệnh tổng động viên của phái Gia-cô-banh chiến thắng thù trong giặc ngoài. (0,5đ) II. Lịch sử Việt Nam: Câu 1: ( 4 điểm ) Nguyên nhân Pháp Xâm lược Việt Nam: - CNTB Pháp phát triển cần mở rộng thị trường, nguyên liệu. ( 0,25đ) - Việt Nam có vị trì địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên. ( 0,25đ) - Chế độ phong kiến Việt Nam đang suy yếu. Nguồn nhân công dồi dào, rẻ mạt. ( 0,5đ) Sự bạc nhược đầu hàng của triều đình nhà nguyễn được thể hiện: - Khi thực dân Pháp xâm lược triều đình Huế có tổ chức chống Pháp nhưng với thái độ cầu hòa, bản chất hèn nhát sợ Pháp, kế sách đánh địch không phù hợp, không kiên quyết chống giặc nên không phát huy được sức mạnh của nhân dân ta. Quá trình đầu hàng thể hiện qua
  8. nội dung các bản hiệp ước mà triều đình kí với Pháp nhượng cho chúng nhiều quyền lợi, mất đất. (1đ) + Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn. ( 0,5đ) + Hiệp ước Giáp Tuất 1874 thừa nhận sáu tỉnh Nam kì thuộc Pháp. ( 0,5đ) + Hiệp ước Quý Mùi 1883 thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì. ( 0,5đ) + Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 chấm dứt sự tồn tại của phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến. ( 0,5đ ) Câu 2: ( 4 điểm ) - Nguyên nhân: + Kinh tế nông nghiệp sa sút đời sống nông dân khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế. Họ sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình. ( 1 đ ) + Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm nên họ đã nổi dậy đấu tranh( 0,5 đ ) Diễn biến : * Chia 3 giai đoạn - Giai đoạn 1 : ( 1884-1892 ) do Đề Nắm lãnh đạo , nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẽ. ( 0,5 đ ) - Giai đoạn 2: ( 1893 -1897 ) Đề Thám lãnh đạo, nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. (0,5đ ) - Giai đoạn 3 : ( 1909 -1913 ) Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế , lực lượng nghĩa quân hao mòn…Ngày 10/2/1913, Đề Thám bị sát hại. Phong trào tan rã. ( 0,5 đ ) * Nguyên nhân: Do Pháp lúc này còn mạnh, cấu kết với phong kiến. lực lượng nghĩa quân còn yếu. Cách tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế. ( 0,5 đ ) * Ý nghĩa: cuộc KN thể hiện tinh thần yêu nước của nông dân. Góp phần làm chậm lại quá trình bình định của Pháp. ( 0,5 đ ) Câu 3: ( 2 điểm ) Với 2 hiệp ước đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là 1 quốc gia độc lập(1đ), thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài (1đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2