intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: HÓA HỌC. Lớp 11. (Đề thi có 04 trang, gồm 50 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề Mã đề 116 (Ngày thi: 6/11/2022) Cho nguyên tử khối của: C = 12, O = 16, N = 14, Na = 23, K = 39, Ca = 40, Cl = 35,5, H = 1, Ag = 108, Mg = 24, Al = 27, Zn = 65, Br = 80, Cu = 64. Câu 1: Khí clo có màu A. tím đen. B. vàng lục. C. lục nhạt. D. nâu đỏ. Câu 2: Ứng dụng nào sau đây không phải của khí clo? A. Khí clo được dùng để tiệt trùng nước sinh hoạt. B. Khí clo dùng để sản xuất các chất tẩy trắng, sát trùng (nước Gia – ven, clorua vôi). C. Một lượng lớn clo được dùng để chế những dung môi công nghiệp như cacbon tetra clorua. D. Khí clo dùng chữa bệnh sâu răng. Câu 3: Sắt bị chất nào sau đây oxi hoá tạo sắt (III)? A. dung dịch HCl loãng. B. dung dịch HCl đặc nóng. C. khí clo. D. khí hidro. Câu 4: Thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn: HCl, KCl, KBr A. phenolphtalein, dung dịch AgNO3. B. quỳ tím, dung dịch HCl. C. quỳ tím, dung dịch AgNO3. D. phenolphtalein, dung dịch KOH. Câu 5: Cho 28 gam bột Fe dung dịch 400 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là? A. 11,20. B. 6,72. C. 8,96. D. 4,48. Câu 6: Chọn phát biểu đúng? A. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. B. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, tan nhiều trong nước. C. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng. D. Ở điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước. Câu 7: Chọn phát biểu đúng? A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh, nhưng ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. B. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh, nhưng oxi có tính oxi hoá mạnh hơn ozon. C. Oxi và ozon đều có tính khử mạnh, nhưng ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi. D. Oxi và ozon đều có tính khử mạnh, nhưng ozon có tính khử mạnh hơn oxi. Câu 8: Phản ứng nào sau đây, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hoá? A. S + O2 SO2. B. S + Fe FeS. C. S + 3F2 SF6. D. S + 2H2SO4 3SO2 + 2H2O. Câu 9: Dẫn 2,688 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch KOH, thu được dung dịch A. Dung dịch A chứa chất tan nào? A. KHSO3 và KOH. B. K2SO3 và KOH. C. K2SO3. D. KHSO3. Câu 10: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với những chất nào trong số các chất sau: Al 2O3, Ag, K2O, CO2, Fe. A. Al2O3, Ag, Fe. B. Al2O3, K2O, Fe. C. K2O, CO2, Fe. D. Al2O3, Ag, Fe. Câu 11: Cho 16,9 gam hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Zn, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H 2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí (đktc) và dung dịch A. Tính khối lượng muối trong A? A. 53,5 gam. B. 93,7 gam. C. 55,3 gam. D. 36,1 gam. Câu 12: Chất nào sau đây là chất điện li yếu? A. CH3COOH. B. H2SO4. C. KNO3. D. HBr. Câu 13: Trường hợp nào sau đây dẫn điện? A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy. C. Dung dịch C2H5OH. D. Khí N2. Trang 1/4 - Mã đề thi 116
  2. Câu 14: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính? A. Ca(OH)2. B. KCl. C. HNO3. D. Zn(OH)2. Câu 15: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là A. K2SO4. B. H2SO4. C. KOH. D. KNO3. Câu 16: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là A. K2SO4. B. H2SO4. C. KOH. D. KNO3. Câu 17: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. H2O. B. HNO2. C. CH3COOH. D. HF. - Câu 18: Trong dung dịch FeCl3 0,2M thì ion Cl có nồng độ là A. 0,3M. B. 0,6M. C. 0,2M. D. 0,4M. Câu 19: Dung dịch nào sau đây đều có pH > 7,0? A. Fe(NO3)3, AgNO3, CaCl2. B. CuCl2, HCl, Na2CO3. C. KOH, AgNO3, NaNO3. D. NaF, NaOH, Na2CO3. Câu 20: Các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. Mg2+, NH4+, OH-, NO3-. B. Cu2+, NH4+, Cl-, NO3-. C. Na+, Al3+, Cl-, CO32-. D. Ag+, K+, Cl-, SO42-. Câu 21: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất? A. K2SO4. B. KOH. C. NaCl. D. KNO3. Câu 22: Dung dịch H2SO4 0,025M có pH là A. 12,699. B. 1,301. C. 1,602. D. 12,398. Câu 23: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe3+ (0,1 mol) và Al3+ (0,1 mol) và 2 anion là Cl– x mol và SO42– y mol. Khi cô cạn dung dịch thu được 34,6 g chất rắn khan. Giá trị x, y là A. x = 0,2; y = 0,1. B. x = 0,2; y = 0,3. C. x = 0,2; y = 0,2. D. x = 0,4; y = 0,1. Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong 100 ml dd HCl 2,01M. Dung dịch thu được có A. pH = 1. B. pH = 2. C. pH = 3. D. pH = 4. Câu 25: Cho dung dịch X gồm HNO3 và HCl có pH = 1. Trộn V ml dung dịch Ba(OH) 2 0,005M với 100 ml dung dịch X thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị V là A. 550. B. 475. C. 350. D. 450. Câu 26: Hòa tan hết một lượng Na vào dung dịch HCl 10%, thu được 46,88 gam dung dịch gồm NaCl và NaOH và 1,568 lít H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của NaCl trong dung dịch thu được là A. 14,97. B. 12,48. C. 12,68. D. 15,38. Câu 27: Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là A. 0,01M và 0,01M. B. 0,02M và 0,04M. C. 0,04M và 0,02M. D. 0,05M và 0,05M. Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Điều kiện thường, nitơ là chất khí, không màu, duy trì sự cháy. B. Điều kiện thường, nitơ là chất khí, không màu, không duy trì sự cháy. C. Điều kiện thường, nitơ là chất khí, màu trắng, không duy trì sự cháy. D. Điều kiện thường, nitơ là chất khí, màu trắng, duy trì sự cháy. Câu 29: Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ A. Không khí. B. NH4NO3. C. NH4Cl và NaNO2. D. Mg và HNO3. Câu 30: Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng A. nitơ. B. photpho. C. kali. D. natri. Câu 31: Nhóm kim loại thụ động hoá trong axit HNO3 đặc nguội là A. Fe, Al, Cu. B. Mg, Al, Fe. C. Al, Fe, Cr. D. Al, Cu, Cr. Câu 32: Nhiệt phân muối AgNO3 thu được sản phẩm là A. Ag, NO2, H2. B. Ag, NO2, O2. C. AgNO2, O2. D. Ag2O, NO2, O2. Câu 33: Ứng dụng của photpho là A. sản xuất axit photphoric, sản xuất diêm, bom, đạn... B. sản xuất axit nitric, sản xuất diêm, bom, đạn... C. sản xuất axit sunfuric, sản xuất diêm, bom, đạn... D. sản xuất phân đạm, sản xuất diêm, bom, đạn... Trang 2/4 - Mã đề thi 116
  3. Câu 34: Chất nào phản ứng với dung dịch HNO3 loãng không phải phản ứng oxi hoá khử? A. Fe. B. Fe3O4. C. FeO. D. CuO. Câu 35: Nhỏ từ từ từng giọt đến dư NH3 vào dung dịch FeCl3 hiện tượng hoá học là A. xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan một phần. B. dung dịch trong suốt. C. xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan dần đến hết. D. xuất hiện kết tủa nâu đỏ không tan. Câu 36: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm Phát biểu nào sau đây sai? A. HNO3 sinh ra ở dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. B. Có thể dùng HCl đặc thay cho H2SO4 đặc để điều chế HNO3. C. Thí nghiệm trên điều chế một lượng nhỏ axit HNO3 bốc khói. D. Đun nóng bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. Câu 37: Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn sau (NH 4)2SO4; NH4NO3, (NH4)2CO3. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch là? A. dung dịch: HCl và MgCl2. B. dung dịch: Ba(NO3)2 và HCl. C. dung dịch: NaOH và BaCl2. D. dung dịch: NaOH và HCl. Câu 38: Cho phản ứng: aFe3O4 + bHNO3 cFe(NO3)3 + dN2O + eH2O. Tổng hệ số của các chất sản phẩm của phản ứng là A. 82. B. 62. C. 144. D. 80. Câu 39: Cho dung dịch HNO3 loãng tác dụng với các chất sau: NaOH, CaCl2, Mg, FeO, Na2CO3. Có bao nhiêu phản ứng hoá học xảy ra? A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 40: Thực hiện phản ứng giữa N2 và H2 (tỉ lệ mol 1:5) trong bình kín có xúc tác, áp suất của hỗn hợp khí giảm 20% so với ban đầu (cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là A. 30%. B. 75%. C. 80%. D. 60%. Câu 41: Cho dd (NH4)2SO4 20% vừa đủ vào cốc đựng 800 gam dd Ba(OH) 2 8,55%, đun nóng. Phản ứng hoàn toàn, trong cốc có m gam chất lỏng (bỏ qua sự bay hơi của nước). Giá trị của m là: A. 1050,4 gam. B. 693,2 gam. C. 970,8 gam. D. 957,2 gam. Câu 42: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm (21,6 gam Ag và 32 gam Cu) trong HNO 3 loãng dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm (NO2 và NO), biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 21(không còn sản phẩm khử nào khác) và dd Y. Giá trị của V là A. 13,44. B. 17,92. C. 20,16. D. 15,68. Câu 43: Lấy 124 gam P đem điều chế H3PO4 với hiệu suất phản ứng đạt 800%. Thể tích dung dịch H3PO4 35% (D = 1,25 gam/ml) có thể thu được là A. 975,8 ml. B. 718,6 ml. C. 896 ml. D. 716,8 ml. Câu 44: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KNO 3 và Mg(NO3)2 thu được 16,5 gam chất rắn và 12,32 lít khí ( đktc). Phần trăm khối lượng của KNO3 và giá trị của m là: A. 74,56% và 39,7g. B. 25,44% và 34,1g. C. 25,44% và 39,7g. D. 74,56% và 39,7g. Câu 45: Cho các phát biểu sau: (1) Photpho đỏ bền hơn photpho trắng. (2) Trong công nghiệp, nitơ dùng để tổng hợp tất cả các loại phân bón hoá học. (3) Khí nitơ dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (4) Nhiệt phân muối amoni luôn thu được khí NH3. (5) Muối NH4HCO3 dung làm bột nở. Số phát biểu đúng là Trang 3/4 - Mã đề thi 116
  4. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 46: Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe 2O3. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,05 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng), thu được 0,07 mol H 2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,1 mol SO 2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 136,85 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là A. 3,25%. B. 5,20%. C. 3,90%. D. 2,60%. Câu 47: Hòa tan hết 31,47 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, ZnCO3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,585 mol H2SO4 và 0,09 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,65 gam các muối trung hòa và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 76,4 gam. Phần trăm khối lượng của Zn đơn chất trrong hỗn hợp X là A. 39,2%. B. 35,1%. C. 43,4%. D. 41,3%. Câu 48: Cho 12,49 gam hỗn hợp X gồm C, P, S vào dung dịch HNO 3 đặc, nóng, dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm CO 2, NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 91,675 gam kết tủa. Để hấp thụ hết khí Z cần dung dịch chứa tối thiểu 2,55 mol NaOH. Khối lượng của C trong X bằng bao nhiêu? A. 1,44 gam. B. 1,80 gam. C. 2,40 gam D. 1,68 gam. Câu 49: Cho 48,165 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,68 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 259,525 gam muối sunfat trung hòa và 3,136 lít hỗn hợp khí Z(đktc) gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13,7%. B. 14,0%. C. 13,5%. D. 13,3%. Câu 50: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch HCl. (2) Cho BaCO3 vào dung dịch KHSO4 dư. (3) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (4) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (5) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. (6) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2CO3. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa sinh ra kết tủa, vừa sinh ra chất khí là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. ------------- HẾT ------------- Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu và bảng tuần hoàn. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 116
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1