intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Lục Ngạn số 3 lần 1 (2013-2014) đề 210

Chia sẻ: Trần Văn Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

139
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp cho học sinh ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập được tốt hơn mời các bạn tham khảo đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Lục Ngạn số 3 lần 1 (2013-2014) đề 210.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH môn Hóa - THPT Lục Ngạn số 3 lần 1 (2013-2014) đề 210

  1. SỞ GD & ĐT BẮC GIANG ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2013 – 2014 TRƯỜNG THPT LỤC NGẠN SỐ 3 MÔN HÓA HỌC LẦN THỨ 1 Đề số 48 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 210 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:........................................Phòng thi....................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, Be =9, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, P = 31, S = 32, Cl = 35,5; K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Br = 80, Ag = 108, Ba = 137.Si=28 *. Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Câu 1: Cho 5,6 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO dư đun nóng, thu được 7,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 30,24. B. 41. C. 21,6. D. 19,4. Câu 2: Cho các axit sau: (1) axit fomic, (2) axit axetic, (3) axit acrylic, (4) axit oxalic. Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần tính axít của các axit đó: A. 1,2,4,3 B. 2,3,1,4 C. 4,1,3,2 D. 2,1,3,4 Câu 3: Từ 0,1 mol K2Cr2O7 tác dụng với dung dịch HCl dư. Thể tích khí Clo (lít) thu được ở đktc là: A. 6,72 B. 3,36 C. 4,48 D. 5,6 Câu 4: Cho 0,13 mol hỗn hợp X gồm, CH3OH, HCOOH, HCOOCH3 tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH đun nóng. Oxi hóa ancol sinh ra thành anđehit, cho lượng anđehit này tác dụng hết với Ag2O/NH3 (dư) được 0,4 mol Ag. Số mol của HCOOH trong hỗn hợp đầu là: A. 0,04 mol. B. 0,02 mol C. 0,01 mol D. 0,03 mol 3+ Câu 5: Một ion M có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của ion M3+ là A. [Ar]3d 54s1. B. [Ar]3d44s2. C. [Ar]3d 34s2. D. [Ar]3d 5. Câu 6: Cho biết polime sau: [-NH-(CH2)5-CO-]n được điều chế bằng phương pháp: A. phản ứng trùng hợp B. đồng trùng ngưng C. phản ứng trùng ngưng D. cả trùng ngưng và trùng hợp Câu 7: Cho 0,1 mol chất X (C2H9O6N3) tác dụng với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH đun nóng thu được hợp chất amin làm xanh gấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Chọn giá trị đúng của m? A. 14,6 gam B. 17,8 gam C. 23,1 gam D. 12,5 gam Câu 8: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng và dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là A. 9. B. 8. C. 10. D. 7. Câu 9: Nung nóng từng cặp chất trong bình kín: (1) Fe + S (r) (2) Fe2O3 + CO (k) Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  2. (3) Au + O2 (k) (4) Cu + Cu(NO3)2 (r) (5) Cu + KNO3 (r) (6) Al + NaCl (r) (7) Ag +O3 Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là : A. (2), (3), (4) B. (1), (2),(3), (6) C. (1),(2),(4), (5),(7) D. (1), (4), (5)(7) Câu 10: Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100%) thu được m kg Al ở catot và 6,72 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 5,4 B. 8,1 C. 10,8 D. 7,56 Câu 11: Thuỷ phân hoàn toàn 6,84 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 80%, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 , đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 8,64 B. 4,32 C. 3,456 D. 6,912 Câu 12: Cho các chất HCHO,HCOOH, HCOOCH3, HCOOC2 H3, CHCCHO, HCOONa số mol mỗi chất là 0,01 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 tổng khối lượng kết tủa thu được là: A. 17,28 B. 15,12 C. 19,22 D. 12,96 Câu 13: Số hợp chất đơn chức,mạch hở, đồng phân của nhau có cùng công thức phân tử C4 H6O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 8. B. 10. C. 7. D. 9. Câu 14: Chất nào dưới đây phản ứng với dung dịch Brom theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2 sản phẩm A. Propen B. Etilen C. But-2-en D. Toluen Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp KNO3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 trong đó số mol Cu(NO3)2 bằng 2 lần số mol Fe(NO3)2 trong điều kiện không có oxy, sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí ở đktc. Cho V lít hỗn hợp khí trên vào nước thu được 1,2 lít dung dịch Y có pH = 1(trong Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất), không có khí bay ra. Giá trị của m là: A. 10,96 B. 12,13 C. 8,63 D. 11,12 Câu 16: Cho dãy các chất: o-xilen, stiren, isopren, vinylaxetilen, Anđehit axetic, Toluen, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu nước brom là ở điều kiện thường là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 17: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3 ,ZnO ,Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, KHSO4, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là A. 7. B. 9 C. 10 D. 8 Câu 18: Cho các dung dịch sau: saccarozơ, propan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, Axit axetic, Glucozo, Anđehit axetic, Gly-Ala. Số dung dịch hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là A. 4. B. 6. C. 5. D. 7. Câu 19: Cho các chất: Al, Cl2, NaOH, Na2S, Cu, HCl, NH3, NaHSO4 ,Na2CO3, AgNO3. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là A. 6 B. 9 C. 8 D. 7 Câu 20: Trong các chất sau: Na2SO4,Cl2, CuSO4, S, SO2, H2S, Fe2(SO4)3, SO3. Số chất có thể tạo ra H2SO4 bằng một phản ứng là A. 7. B. 5. C. 8. D. 6. Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  3. Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 2,34. B. 2,70. C. 3,24. D. 3,65. Câu 22: Xà phòng hóa hoàn toàn 200 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần tối đa x gam dung dịch NaOH 25 % thu được 18,86 gam glixerol và y gam muối natri. Giá trị của x và y là: A. 98,4 và 206,74 B. 102,4 và 206,29 C. 102,4 và 283,09 D. 98,4 và 206,29 Câu 23: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Nung AgNO3 rắn. (b) Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4 (đặc). (c) Hòa tan Urê trong dung dịch HCl. (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dd NaHCO3. (e) Hòa tan Si trong dung dịch NaOH (f) Cho Na2S vào dung dịch Fe(NO3)3 Số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 6 B. 4. C. 5. D. 3. Câu 24: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với: A. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. B. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. C. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. D. H2S, O2, nước Br2. Câu 25: Hòa tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm FeS, FeS2, S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, lọc lấy toàn bộ kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là : A. 85,6 gam. B. 85,9 gam C. 21,4 gam. D. 16 gam. Câu 26: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, SiO2,Cr2O3 ,Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 27: Hòa tan 16g hỗn hợp gồm CaCO3, KHCO3 trong dung dịch HCl dư. Khí sinh ra hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch X chứa NaOH 1,5M và Ba(OH) 2 0,3M BaCl2 0,1 M; sau phản ứng, lọc, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là: A. 7,88 gam B. 19,7 gam C. 9,85 gam D. 5,91gam Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 chứa 20% tạp chất trơ bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít dung dịch gồm Ba(OH)2 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là A. 12,6. B. 24,0. C. 22,5. D. 23,2. Câu 29: Cho 8,04 gam hỗn hợp hơi gồm anđehit axetic và axetilen tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A. 21,6 B. 80,36 C. 61,78 D. 55,2 Câu 30: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu đuợc dung dịch X và 3,36 lít (đktc). Cho dung dịch X tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và AlCl3 0,6 M. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 3,12 B. 4,68 C. 4,29 D. 3,9 Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  4. Câu 31: Cho hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 10,2 gam Al2O3 tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3 . Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,448 lít khí N2 (đktc) và dung dịch Y. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là: A. 42,6 B. 87 C. 91 D. 48,4 Câu 32: Cho các oxit sau: NO2, P2O5 , CO2, SO2, SO3, CrO3, Cl2O7. Số oxit axit ở trên là: A. 4 B. 7 C. 5 D. 6 Câu 33: Đốt cháy x mol andehit X tạo ra 2x mol CO2. Mặt khác x mol X tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac dư tạo ra 4x mol Ag. Xác định X trong số các andehit sau: A. (CHO)2 B. HCHO C. CH2=CH-CHO D. CH3CHO Câu 34: Cho 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1 M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3, 0,05 mol HCl và 0,025 mol H2SO4 đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là : A. 15,6 B. 75,725. C. 83,525. D. 7,8. Câu 35: Cho 36 gam Glucozơ lên men với H = 80% số mol CO2 thu được cho vào dung dich Ca(OH)2 dư khối lượng kết tủa thu được là: A. 48 gam B. 36 gam C. 32 gam D. 40 gam Câu 36: Hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng là bao nhiêu, biết rằng khi đưa nhiệt độ của phản ứng từ -500C lên đến 50 oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 37: Cho 0,35 mol bột Cu và 0,06 mol Fe(NO3)3 vào dd chứa 0,24 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là: A. 43,56 B. 36,48 C. 40,2 D. 52,52 Câu 38: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 39: Số đồng phân este no,đơn chức mạch hở ứng với công thức C5H10O2 là: A. 9 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 40: Cho 8,0 gam Ca hoà tan hết vào 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 0,75M. Nếu cô cạn dung dịch X sau phản ứng thì khối lượng chất rắn thu được là: A. 32,5 gam. B. 36,6 gam. C. 25,95 gam. D. 22,5 gam. Câu 41: Tổng số đồng phân thơm của C6H6,C7H8, C8H10 là: A. 5 B. 7 C. 6 D. 4 Câu 42: Oxit cao nhất của một nguyên tố là RO2 . Hợp chất của nó với hiđrô chứa 12,5% hiđrô về khối lượng. Nguyên tố đó là A. Si B. P C. C D. N Câu 43: Dung dịch X chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,24 mol HCl. Dung dịch X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu ( biết phản ứng tạo ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất). A. 8,96 gam B. 18,56 gam C. 5,76 gam D. 12,16 gam Câu 44: Khi đun nóng hỗn hợp các ancol có công thức CH3OH và C3H7OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140 oC và ở 170 oC) thì tổng số ete và anken thu được tối đa là: A. 7. B. 6. C. 5. D. 8 Câu 45: Để nhận biết Glucozơ và fructozơ ta dùng A. Dung dịch AgNO3 /NH3 B. Dung dịch Br2 C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường D. Cả A và C đều đúng Câu 46: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính? A. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2. Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  5. B. H2O, Zn(OH)2, HOOC-COONa, H2NCH2COOH, NaHCO3. C. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO. D. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH. Câu 47: Cho m gam hỗn hợp Y gồm axit axetic, phenol, ancol etylic tác dụng vừa đủ với Na thu được 19,6 gam hỗn hợp muối X. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 10,6 gam muối cacbonat. Nếu cho 30,4 gam hỗn hợp Y trên tác dụng với Na dư thì thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là: A. 4,48 B. 5,6 C. 3,36 D. 6,72 Câu 48: Cho phương trình: Fe(NO3)2 + NaHSO4 → Fe2(SO4)3 + Fe(NO3)3 + Na2SO4 + NO + H2O Sau khi cân bằng tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình là: A. 42 B. 43 C. 50 D. 52 Câu 49: Cho các chất hoặc dung dịch sau đây (1) dung dịch Al(NO3)3 + dung dịch Na2S (2) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 (đun nóng) (3) Al + dung dịch NaOH (4) dung dịch AlCl3 + dung dịch NaOH (5) dung dịch NH3 + dung dịch AlCl3 (6) dung dịch NH4Cl+ dung dịch NaAlO2 (7) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl2 Số phản ứng tạo khí là: A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 Câu 50: Cho 15 gam hỗn hợp các amin gồm anilin, metylamin, đimetylamin, đietylmetylamin tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là : A. 16,825 gam. B. 20,18 gam. C. 15,925 gam. D. 21,123 gam. ------------------------------- Phần đáp án và giải chi tiết Câu 1:B BTKL 7,2  5,6  n O    0,1  n ancol  M ancol  56  CH  C  CH 2OH 16 Ag : 0,2  m  41  CAg  C  COONH 4 : 0,1 Câu 2:D Do có 2 nhóm COOH nên (4) mạnh nhất (loại A,C) Do có nhóm hút e nên (3) mạnh thứ 2 Câu 3:A BTE 0,6 (n Cr 6  Cr3 )  0,2  n e  0,6  n Cl2   .22, 4  6,72 2 Câu 4:B CH3OH : a a  b  c  0,13 a  0,07    0,13  HCOOH : b  b  c  n NaOH  0,05   b  0,02  B  HCOOCH : c 4a  4c  n  0, 4  c  0, 03  3  Ag  Câu 5:D Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  6.  p  p  3  n  79 p  26    26 Fe :  Ar  3d6 4s2  Fe3  :  Ar  3d 5  p  p  3  n  19  n  30 Câu 6:D [-NH-(CH2)5-CO-]n được điều chế bằng phương pháp: a) Trùng ngưng H 2 N   CH 2 5  COOH b) Trùng hợp caprolactam Câu 7:C  NaNO3 : 0,1 CH 2  NH 3 NO 3  X  NaOH  m  23,1  NaHCO3  NaOH  Na 2CO 3 : 0,1 NH 3 HCO 3  NaOH : 0, 4  0,3  0,1  Câu 8:A Với HNO3 có : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3 Với HCl có : Fe Câu 9:D Oxi hóa kim loại nghĩa là số oxh của kim loại phải tăng (1) Fe + S (r) số oxh của Fe tăng (2) Fe2O3 + CO (k) số oxh của Fe giảm (3) Au + O2 (k) số oxh của Au không thay đổi (4) Cu + Cu(NO3)2 (r) số oxh của Cu tăng (do có O2) (5) Cu + KNO3 (r) số oxh của Cu tăng (do có O2) (6) Al + NaCl (r) số oxh của KL không thay đổi (7) Ag +O3 số oxh của Ag tăng Câu 10:D Ta xử lý với số liệu 6,72 cho tránh sai sót : CO : a a  b  0,24 CO : 0,18    0,3 CO2 : 0, 06  (n   3.0, 02  0, 06)   28a  44.0, 06  32b  CO : 0,06 O : b   32  2  2  0,3 O2 : 0,06 BTNT BTNT.Al  n O  0,42  n Al  0,28  m Al  7,56   Câu 11:D 6,84 n Sac   0, 02  n Ag  4.0, 02.0,8  0,064  m Ag  6,912 342 Câu 12:C HCHO 0, 04 Ag HCOOH 0, 02 Ag HCOOCH  CH 2 0,04 Ag →C 0, 02.Ag CH  C  CHO   0, 02.CAg  C  COONH 4 HCOONa 0, 02 Ag Câu 13:D Chú ý : Đề bài không nói gì nghĩa là phải tính cả Cis – Tran Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  7. CH 2  CH  CH 2  COOH (1) CH3  CH  CH  COOH (2) CH 2  C  COOH   CH3 (1) HCOOCH  CH  CH 3 (2) HCOOCH 2  CH  CH 2 (1) HCOOC  CH3   CH 2 (1) CH3COOCH  CH 2 (1) CH 2  CH  COO  CH3 (1) Câu 14:D A. Propen 1 sản phẩm B. Etilen 1 sản phẩm C. But-2-en 1 sản phẩm D. Toluen 2 sản phẩm para – octho Câu 15:B Hỗn hợp khí sục vào H2O không có khí bay ra chứng tỏ NO2 ,O2 phản ứng vừa đủ.  Fe(NO3 )2 : a  BTNT BTNT  PH  1   H   0,1  n H  0,12  n HNO3     0,12  n N  0,12  m Cu(NO 3 )2 : 2a   KNO : b  3  Fe(NO3 )2 : 0, 02 BTNT  BTE  Fe2   1e  Fe3    6a  0,12  a  0, 02  m Cu(NO3 )2 : 0, 04   5   3  KNO : b  N trong KNO3  2e  N trong KNO2   3  Fe(NO3 )2 : 0, 02  m  12,13 Cu(NO3 )2 : 0, 04  KNO : 0,01  3 Câu 16:A stiren, isopren, vinylaxetilen, Anđehit axetic, axetilen Câu 17:B Al, Al2O3, ZnO , Sn(OH)2, Zn(OH)2, NaHS, KHSO3, Fe(NO3)2, (NH4)2CO3. Câu 18:B saccarozơ, propan-1,2-điol, etylen glicol, anbumin, Axit axetic, Glucozo, Câu 19:B Al, Cl2, NaOH, Na2S, HCl, NH3, NaHSO4 , Na2CO3, AgNO3. Câu 20:A Cl2 + SO2 +H2O CuSO4 điện phân dung dịch Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  8. S + HNO3 SO2, H2S, tác dụng với Cl2 +H2O Fe2(SO4)3, Điện phân dung dịch SO3 + H2O Câu 21:A  m X  4, 02  C n H 2 n  2 O2  O2  nCO 2   n  1 H 2O  X : C n H 2n  2O 2 14n  30 n 4,02 0,18  n  3,6  n X  0, 05  n H2 O  0,13  m  2,34 Câu 22:B  m Chat beo  200    n trung hoa  n trung hoa  0, 025 KOH NaOH  chi so iot  7   n phan ung  0, 025  3n glixerol  0,025  3.0,205  0,64  x  102, 4 NaOH BTKL  200  0,25.x  y  18,86  0, 025.18  y  206,29  Câu 23:C (a) Nung AgNO3 rắn. Sinh ra O2 (b) Đun nóng NaCl tinh thể với H2SO4 (đặc). Sinh ra HCl (c) Hòa tan Urê trong dung dịch HCl. Sinh ra CO2 (d) Cho dung dịch KHSO4 vào dd NaHCO3. Sinh ra CO2 (e) Hòa tan Si trong dung dịch NaOH Sinh ra H2 (f) Cho Na2S vào dung dịch Fe(NO3)3 Sinh ra S (chất rắn) Câu 24:A SO2 luôn thể hiện tính khử nghĩa là số oxh của tăng từ S+4 lên S+6 A. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4. Chuẩn B. dung dịch KOH, CaO, nước Br2. Có KOH (loại ngay) C. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4. Có NaOH (loại ngay) D. H2S, O2, nước Br2. Có H2S (loại ngay) Câu 25:B BTNT  BTKL    Fe : a   56a  32b  20,8  Fe : 0,2  Fe2O3 : 0,1  20,8    BTE  BTNT  m  85,9 S : b   3a  6b  2,4   S : 0,3  BaSO 4 : 0,3   Câu 26:C NaHCO3, Al(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. SiO2,Cr2O3 (Chỉ tan trong NaOH đặc) Câu 27:A BTNT M CaCO3  M KHCO3  100  n CO 2  0,16  Chú ý : OH  : 0,21  n CO2  0,21  0,16  0,05  0,16.CO2   3  m  0, 04.197  7,88 2  Ba : 0, 04  Câu 28:C Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  9.  Cho Y vào NaOH lại có kết tủa chứng tỏ Y có HSO3  n   n BaSO3  0,1  n 2  0,05  BTDT  Ba  BTNT.S  n Ba 2  0,15  0,1  Y  n K   0,1   S  0,3  n FeS2  0,15  m  22,5     n K   0,1  n HSO  0,2  3 Câu 29:C CH CHO : a Ag : 2a 44a  26b  8, 04 a  0,1 8, 04  3  55,2  BTKL     CH  CH : b CAg  CAg : b 216a  240b  55,2 b  0,14  Ag : 0,2  Ag : 0,2   HCl  m  61,78  CAg  CAg : 0,14  AgCl : 0,28 Câu 30:A Chú ý : Ta luôn có n OH   n e  2n H 2  0,3 n OH  n e  2n H 2  0,3  H  : 0,1   3   OH   0,1  0,06.3  (0, 06  n  )  0,3  n   0,04  m  3,12  Al : 0,06  Câu 31:C Chú ý : Với Mg ,Al , Zn rất hay có muối NH4NO3  0,6  0, 02.10  Mg(NO3 )2 : 0,3  Mg : 0,3  n e  0,6  NH 4 NO 3 :  0, 05   8  m  91  NH 4 NO3 : 0, 05  Al 2 O3 : 0,1  Al NO : 0,2    3 3 Câu 32:B Tất cả đều chuẩn Câu 33:A Câu này cho điểm Câu 34:C  H  : 0,1 2  Ba : 0, 4  3      Al : 0,2   OH   0,1  0,2.3  (0,2  n Al(OH )3 )  0,8   OH  : 0,8  2  SO 4 : 0,3  BaSO 4 : 0,3 BaSO4 : 0,3   m  83,525  Al  OH 3 : 0,1  Câu 35:C Câu này cho điểm: n Glu  0,2  n CO2  0,2.0,8.2  0,32  C Câu 36:B Tmax Tmin 100 Công thức sử dụng :  10  1024   10   10  210    2 Câu 37:A Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  10. Sử dụng 4H   NO3  3e  NO  H 2 O  4H   NO3  3e  NO  H 2O   n NO3  0,18     n e  0,36  0,06(Fe3  )  0, 42  n Cu  0,21  n H   0,48  n e  0,36  Fe 2  : 0,06  2 Cu : 0,21  m  43,56  2  SO 4 : 0,24  NO : 0,06  3 Câu 38:C Gồm K  Ar  4s1 Cr  Ar  3d 5 4s1 Cu  Ar 3d10 4s1 Câu 39:A Chú ý : Gốc C2H5 – Có 1 đồng phân Gốc C3H7 – Có 2 đồng phân Gốc C4H9 – Có 4 đồng phân HCOOC 4 H 9 (4) CH3COOC 3H 7 (2) C 2 H5COOC 2 H5 (1) C 3 H 7COOCH3 (2) Câu 40:C Chú ý : Đun thì HCl bay hơi còn H2SO4 không bay hơi.Do đó,có ngay :  n Cl   0,4  CaSO 4 : 0,15 n Ca2  0,2  n e  0, 4   m  25,95   n SO2  0,15  4 CaCl 2 : 0, 05 Câu 41:C C6H6 Có 1 C7H8 Có 1 C8H10 Có 4 Câu 42:A 4 Câu này cho điểm : RH 4   0,125  R  28  A 4R Câu 43:D Sử dụng 4H   NO3  3e  NO  H 2 O  4H   NO3  3e  NO  H 2O   n NO  0,6  3    n e  0, 06.3  0,2(Fe3  )  0,38  n Cu  0,19  m Cu  12,16  n H  0,24  n e  0,18  Câu 44:A Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
  11. Chú ý : Rượu C3H7OH có hai chất CH3OH và C3 H7OH(bậc 1) Cho 3 ete CH3OH và C3 H7OH(bậc 2) Cho thêm 2 ete do có 1 trường hợp trùng C3H7OH (bậc 1) và C3H7OH(bậc 2) Cho thêm 1 anken và 1 ete Câu 45:B Câu cho điểm nhưng cũng phải chú ý : Br2 là cách duy nhất Câu 46:B A. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2. Thấy Al loại ngay B. H2O, Zn(OH)2, HOOC-COONa, H2NCH2COOH, NaHCO3. chuẩn C. AlCl3, H2O, NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO. Thấy AlCl3 loại ngay D. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH. Thấy ZnCl2 loại ngay Câu 47:A BTNT.Na n Na2 CO3  0,1  n Na  0,2  n Y  n H2  0,1  BTKL  m  0,2.23  19,6  0,1.2  m  15,2   m Y  30, 4  n Y  0, 4  n H 2  0,2 Câu 48:B Với những bài toán cần bằng OXH khử phức tạp ta chuyển ngay về dạng ion ! 3Fe2   4 H   NO3  3Fe3  NO  2 H 2O (2)  Nhân hệ số phù hợp rồi điền vào (1) Có ngay : 9Fe(NO3)2 + 12NaHSO4 → 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 6Na2SO4 + 3NO + 6H2O (1) Câu 49:D (1) dung dịch Al(NO3)3 + dung dịch Na2S Có H2S Vì Al 2 S 3  H 2O  2Al  OH 3  3H 2S (2) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 (đun nóng) Có CO2 (3) Al + dung dịch NaOH Có H2 (4) dung dịch AlCl3 + dung dịch NaOH Không có khí (5) dung dịch NH3 + dung dịch AlCl3 Không có khí (6) dung dịch NH4Cl+ dung dịch NaAlO2 Không có khí (7) dung dịch Na2CO3 + dung dịch FeCl2 Có CO2 Câu 50:A BTKL  m  15  0, 05.36,5  16,825  ------------------------------------ ----------- HẾT ---------- Tổ trưởng tổ Hóa CLB Gia Sư ĐH Ngoại Thương Hà Nội Nguyễn Anh Phong 0975 509 422
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1