Bài tập hóa hữu cơ lớp 11
lượt xem 55
download
Tài liệu tổng hợp các bài tập hữu cơ nằm trong chương trình lớp 11. Tài liệu dành cho các em học sinh lớp 11 và các em đang ôn luyện kỳ thi THPT Quốc gia. Hi vọng với tài liệu này các em sẽ ôn tập thật tốt cho các kỳ thi quan trọng sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập hóa hữu cơ lớp 11
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên Bài tập hóa hữu cơ lớp 11 ANKAN Bài 1. Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy X với 64 gam O2 (có dư) rồi dẫn sản phẩm qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0°C và 0,4 atm. Xác định công thức phân tử của A và B. Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Xác định công thức phân tử của X. Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO 2 và 0,132 mol nước. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định tên gọi của X. Bài 4. Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết sigma và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO 2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Cho X tác dụng với Cl 2 (theo tỉ lệ số mol 1:1). Xác định số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Bài 5. Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H 2 bằng 12. Xác định công thức phân tử của X. Bài 6. Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỷ khối hơi so với hiđro là 75,5. Xác định tên của ankan đó. Bài 7. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Xác định công thức phân tử của 2 ankan. Bài 8. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,16 lít O2 (đktc) và thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Tính giá trị của m. Bài 9. Cho butan qua xúc tác ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp X gồm C 4H10, C4H8, C4H6 và H2 có tỉ khối so với butan là 0,4. Nếu cho 0,6 mol X vào dung dịch brom dư thì số mol brom phản ứng tối đa là bao nhiêu? TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cho ankan có công thức phân tử là (CH3)2CHCH2C(CH3)3, tên gọi của ankan là A. 2, 2, 4 – trimetylpentan B. 2, 4 – trimetylpentan C. 2, 4, 4 – trimetylpentan D. 2 – đimetyl – 4 – metylpentan Câu 2. Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết xichma và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Khi đốt cháy hoàn toàn một thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi cho X tác dụng với clo theo tỷ lệ mol 1:1, số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam nước. Công thức phân tử của A và B là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế metan bằng phản ứng A. Cracking n–butan B. Tổng hợp trực tiếp từ cacbon và hiđro C. Nung natri axetat với vôi tôi xút D. Chưng cất từ dầu mỏ Câu 5. Hiđrocacbon X cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO2 đo ở cùng điều kiện. Khi X tác dụng với clo tạo một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên là A. Iso butan. B. Propan. C. n–pentan D. 2, 2 – đimetylpropan Câu 6. Ankan X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 82,76%. Công thức phân tử ankan đó là Thienk766@gmail.com Page 1
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên A. C3H8. B. C4H10. C. C5H12. D. C2H6. Câu 7. Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C2H6. C. C5H12. D. C4H10. Câu 8. Đốt cháy m gam hiđrocacbon A thu được 2,688 lít CO 2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức phân tử của A là A. C2H6. B. C2H4. C. C3H6. D. CH4. Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon mạch hở liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 25,2 g nước. CTPT của hai hiđrocacbon là A. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 10. Tỷ khối hơi của hỗn hợp khí C 3H8 và C4H10 đối với H2 là 25,5. Thành phần % thể tích của hỗn hợp đó là A. 50% và 50% B. 25% và 75% C. 45% và 55% D. 20% và 80% Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích khí thiên nhiên gồm: metan, etan, propan bằng oxi không khí (trong không khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lit khí CO2 (ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích không khí ở đktc tối thiểu dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí trên là A. 84,0 lit B. 70,0 lit C. 78,4 lit D. 56,0 lit Câu 12. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai. A. Tất cả ankan đều có công thức phân tử CnH2n+2. B. Tất cả các chất có công thức phân tử C nH2n+2 là ankan. C. Tất cả các ankan đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử. D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử là ankan. Câu 13. Các ankan không tham giaA. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng tách D. Phản ứng cháy Câu 14. Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là C nH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của A. anken B. ankin C. ankađien D. ankan Câu 15. Khi crackinh toàn bộ một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 12. Công thức phân tử của X là A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 16. Cho iso–pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm C 3H6, CH4, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CH4), thu được 24,0 ml CO2 (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ khối của X so với H2 là A. 25,8. B. 12,9. C. 22,2. D. 11,1. Câu 18. Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên của X là A. xiclopentan. B. xiclopropan. C. stiren. D. etilen. Câu 19. Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 là A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 20. Khi thiên nhiên co thanh phân chinh la ́ ́ ̀ ̀ ́ ̀ A. hiđro. B. propan. C. metan. D. butan. Câu 21. Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X thu được 5,6 lít khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. C3H8. B. C2H6. C. C5H12. D. C4H10. Câu 22. Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là 2–clo–3–metylpentan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2 B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3. . C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl. D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3. Thienk766@gmail.com Page 2
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên Câu 23. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 24. Nung m gam hỗn hợp X gồm 3 muối natri của 3 axit no đơn chức với NaOH dư thu được chất rắn D và hỗn hợp Y gồm 3 ankan. Tỷ khối của Y so với H2 là 11,5. Cho D tác dụng với H2SO4 dư thu được 17,92 lít CO2 (đktc). Giá trị của m là A. 42,0. B. 84,8. C. 42,4. D. 71,2. Câu 25. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C4H9Cl? A. 3 đồng phân.B. 4 đồng phân. C. 5 đồng phân. D. 6 đồng phân. Câu 26. Đốt cháy lần lượt 3 hiđrocacbon X, Y, Z thu được tỉ lệ số mol nước so với số mol của X, Y, Z lần lượt là 1; 2; 3. Công thức phân tử các chất X, Y, Z lần lượt là A. CH4, C2H4, C3H4. B. C2H4, C3H6, CH4. C. CH4, C2H2, C3H6. D. C2H2, CH4, C6H6. Câu 27. Phần trăm khối lượng C trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 28. Chất có tên 2,2,3,3–tetrametylbutan có bao nhiêu nguyên tử C và H trong phân tử? A. 8C, 16H. B. 8C, 14H. C. 6C, 12H. D. 8C, 18H. Câu 29. Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Cả A, B và C. Câu 30. Cho hỗn hợp khí có 20% thể tích ankan A và 80% thể tích O2 dư vào bình kín. Sau khi đốt cháy rồi cho hơi nước ngưng tụ ở nhiệt độ ban đầu thì áp suất trong bình giảm đi 2 lần. Công thức phân tử của A là A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10. Câu 31. Khi cho 2–metylbutan tác dụng với Cl2 theo tỷ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là A. 1–clo–2–metylbutan. B. 2–clo–2–metylbutan. C. 2–clo–3–metylbutan. D. 1–clo–3–metylbutan. Câu 32. Khi clo hóa C5H12 với tỷ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên thay thế của ankan đó là A. 2,2–đimetylpropan. B. 2–metylbutan. C. pentan. D. 2– metylpropan. Câu 33. Khi clo hóa metan thu được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản phẩm đó là A. CH3Cl. B. CH2Cl2. C. CHCl3. D. CCl4. Câu 34. Cho 4 chất gồm metan, etan, propan và butan. Số chất tạo ra một sản phẩm thế monoclo duy nhất là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9,0 gam nước. Công thức phân tử của 2 ankan làA. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10. D. C4H10 và C5H12. Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CH4, C2H6, C3H8 (đktc) thu được 16,8 lít khí CO2 (ở đktc) và x gam nước. Giá trị x là A. 6,3 g. B. 13,5 g. C. 18,0 g. D. 19,8 g. Câu 37. Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Cho X tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 38. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp khí gồm metan, etan, propan (đktc) thu được 44 gam CO2 và 28,8 gam nước. Giá trị của V là A. 8,96. B. 11,20. C. 13,44. D. 15,68. Câu 39. Trong dãy gồm CH3CH2CH3 (a), CH4 (b), CH3C(CH3)2CH3 (c), CH3CH3 (d), CH3CH(CH3)CH3 (e), các chất chỉ cho một sản phẩm thế monoclo duy nhất khi tác dụng với Cl2 là Thienk766@gmail.com Page 3
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên A. (a), (e) và (d). B. (b), (c) và (d). C. (c), (d) và (e). D. cả 5 chất trên. Câu 40. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp thu được 96,8 gam CO2 và 57,6 gam nước. Hai hiđrocacbon A và B là A. metan và etan. B. etan và propan. C. propan và butan. D. butan và pentan. Câu 41. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CH4, C2H2, C3H4, C4H6 thu được x mol CO2 và 18x gam nước. Phần trăm thể tích của CH4 trong A là A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%. Câu 42. Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam O2 dư rồi dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích 11,2 lít ở 0°C và 0,4 atm. Công thức phân tử của A và B làA. CH4 và C2H6. B. C2H6 và C3H8. C. C3H8 và C4H10.D. C4H10 và C5H12. Câu 43. Ankan Y phản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỷ khối hơi so với H2 bằng 61,5. Tên của Y là A. butan. B. propan. C. Iso–butan. D. 2–metylbutan. Câu 44. Đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được số mol nước nhiều hơn số mol CO2 thì công thức phân tử chung của dãy là A. CnHn, n ≥ 2. B. CnH2n+2, n ≥ 1. C. CnH2n–2, n ≥ 2. D. Tất cả đều sai. ̉ ̉ Câu 45. Đôt chay cac hiđrocacbon cua day đông đăng nao d ́ ́ ́ ̃ ̀ ̀ ưới đây thi ti lê mol n ̀ ̉ ̣ ước so với CO2 giam ̉ khi sô C tăng? ́ A. ankan. B. anken. C. ankin. D. aren Câu 46. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam nước. Tổng thể tích của hai chất không phải ankan trong hỗn hợp A là A. 5,60 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 2,24 lít. Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp A (đktc) gồm CH4, C2H6 và C3H8 thu được V lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam nước. Giá trị của V là A. 5,60. B. 6,72. C. 4,48. D. 2,24. Câu 48. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH 4, C3H8 và C4H10 thu được 4,4 g CO2 và 2,52 g nước. Giá trị của m là A. 1,48 g B. 2,48 g C. 14,8 g D. 24,7 g Câu 49. Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,25. Khi tham gia phản ứng thế clo tỉ lệ mol 1 : 1 thì M cho 4 sản phẩm thế còn N cho 1 sản phẩm thế. Tên gọi của N và M là A. metyl xiclopentan; đimetyl xiclobutan. B. Xiclohexan; metyl xiclopentan. C. xiclohexan và n–propyl xiclopropan. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 50. Cho phản ứng hóa học: A + Br2 → Br–CH2–CH2–CH2–Br. Chất A là A. propan. B. 1–brompropan. C. xiclopropan. D. A và B đều đúng. Câu 51. Dẫn hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra. B. Màu của dung dịch nhạt dần, và có khí thoát ra. C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra. D. Màu của dung dịch không đổi, có khí thoát ra. Câu 52. Cho hỗn hợp 2 ankan A và B ở thể khí, có tỉ lệ số mol trong hỗn hợp nA : nB = 1 : 4. Khối lượng phân tử trung bình là 52,4. Công thức phân tử của hai ankan A và B lần lượt là A. C2H6 và C4H10. B. C5H12 và C6H14. C. C2H6 và C3H8. D. C4H10 và C3H8 Câu 53. Tiến hành cracking 22,4 lít khí butan (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và butan dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam nước. Các giá trị của x và y lần lượt là A. 176 và 180. B. 44 và 18. C. 44 và 72. D. 176 và 90. Thienk766@gmail.com Page 4
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên Câu 54. Tiến hành cracking butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Cho toàn bộ A qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x mol CO2. Hiệu suất phản ứng cracking là A. 20%. B. 75%. C. 50%. D. 25%. Câu 55. Crackinh hoàn toàn ankan X thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 11. Biết mỗi phản ứng chỉ tạo thành hai sản phẩm. Công thức phân tử của X là A. C6H14. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 56. Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A làA. 30,69. B. 23,16. C. 22,56. D. 33,96. Câu 57. Craking 40 lit butan thu đ ́ ược 56 lit h ́ ỗn hợp A gồm butan dư và các chất khí H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Hiệu suất phản ứng cracking là A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 20%. Câu 58. Craking m gam butan thu được hỗn hợp A gồm butan dư và các sản phẩm là H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam nước và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là A. 5,8. B. 11,6. C. 2,6. D. 23,2. Câu 59. Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 2,7 gam nước thì thể tích O2 đã tham gia phản ứng cháy (đktc) là A. 5,6 lít. B. 2,8 lít. C. 4,48 lít. D. 3,92 lít. Câu 60. Hỗn hợp khí A gồm etan và propan. Đốt cháy hỗn hợp A thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích 11 : 15. Phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp là A. 18,52%; 81,48%. B. 45,00%; 55,00%. C. 28,13%; 71,87%. D. 25,00%; 75,00%. Câu 61. Cho 224 lít metan (đktc) qua hồ quang được V lít hỗn hợp A (đktc) chứa 12% C2H2; 10% CH4; 78% H2 về thể tích. Giả sử chỉ xảy ra 2 phản ứng: 2CH4 → C2H2 + 3H2 (1); CH4 → C + 2H2 (2). Giá trị của V là A. 407,27. B. 448,00. C. 520,18. D. 472,64. Câu 62. Hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp có tỉ khối hơi với H2 là 24,8. Phần trăm về thể tích của hai ankan là A. 30% và 70%. B. 35% và 65%.C. 60% và 40%.D. 50% và 50% Câu 63. Ở điều kiện tiêu chuẩn, hỗn hợp khí gồm 2 hiđrocacbon no A và B có tỉ khối hơi đối với H2 là 12. Khối lượng CO2 và hơi nước sinh ra khi đốt cháy 15,68 lít hỗn hợp (đktc) là A. 24,2 gam và 16,2 gam. B. 48,4 gam và 32,4 gam. C. 40,0 gam và 30,0 gam. D. Kết quả khác. Câu 64. Đốt 10 cm³ một hiđrocacbon X bằng 80 cm³ oxi lấy dư. Sản phẩm thu được cho ngưng tụ hơi nước còn 65 cm³, trong đó có 25 cm³ oxi dư. Các thể tích đó ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là A. C4H10. B. C4H6. C. C5H10. D. C3H8. ́ ̀ ̀ ̃ ợp X gôm hai ankan kê tiêp trong day đông đăng đ Câu 65. Đôt chay hoan toan hôn h ́ ̀ ́ ́ ̃ ̀ ̉ ược 24,2 gam CO2 va 12,6 gam n ̀ ước. Công thưc phân t ́ ử 2 ankan laA. CH ̀ 4 va C ̀ H 2 6 . B. C H 2 6 va C ̀ 3H8. C. C3H8 va ̀ C4H10. D. C4H10 va C ̀ 5H12. ̀ ̃ ợp 2 ankan. Đê đôt chay hêt 10,2 gam X cân 25,76 lit O Câu 66. Cho X la hôn h ̉ ́ ́ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ 2 (đktc). Hâp thu toan bô ́ ̉ ̉ ́ ̀ ươc vôi trong d san phâm chay vao n ́ ư được m gam kêt tua. Giá tri c ́ ̉ ̣ ủa m là A. 30,8 gam. B. 70 gam. C. 55 gam. D. 15 gam Câu 67. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng hơn kém nhau 2 nguyên tử C, thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là A. C2H4 và C4H8. B. C2H6 và C4H10. C. C3H8 và C5H12. D. CH4 và C3H8. Thienk766@gmail.com Page 5
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên Câu 68. Giả sử xăng là hỗn hợp các đồng phân của hexan và không khí gồm 80% N2 va 20% O ̀ 2 theo thể tích. Tỉ lệ thể tích xăng dạng hơi va không khí đê xăng chay hoan toan trong cac đông c ̀ ̉ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ơ xe là A. 1 : 9,5. B. 1 : 47,5. C. 1 : 48. D. 1 : 50. ANKIN Câu 1: Một hỗn hợp X gồm 2 ankin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Hoá hơi hõn hợp X được 5,6 lít (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) rồi dẫn qua bình dung dịch Br2 (lấy dư) thì thấy khối lượng bình tăng 8,6 gam. Công thức phân tử 2 ankin là: A. C2H2 và C3H4 B. C3H4 và C4H6 C. C4H6 và C5 H8 D. C5H8 và C6H10 2 Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đkc) một ankin thu được 10,8g H O. Tất cả sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 50,4g. V có giá trị là: A. 6,72 lít B. 4,48 lít C. 13,44 lít D. 12 lít Câu 3: Hỗn hợp X gồm propin và but2in lội thật chậm qua bình dd AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 g kết tủa. %V mỗi khí trong hỗn hợp X là:80%; 20% B. 25%; 75% C. 68,96%; 31,04% D. Kết quả khác Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ankin được 0,2 mol nước. Nếu hiđro hoá hoàn toàn 0,1 mol ankin này rồi đốt cháy thì số mol nước thu được là: A. 0.3mol B. 0.4mol C. 0.5mol D. 0.6mol Câu 5: Chia hỗn hợp ankin C3H4 và C4H6 thành 2 phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hòan tòan thu được 3,08 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Phần 2 dẫn qua dung dịch Br 2 dư thì lượng Brôm phản ứng là bao nhiêu? A. 3,8 gam B. 6,4 gam C. 3,2 gam D. 6,8 gam Câu 6: Để điều chế 5,1617 lít axetilen(đktc) với hiệu suất 95% cần lương CaC2 chứa 10% tạp chất là: A. 17,6g B. 15g C. 16,54g D. Kết quả khác. Câu 7: Hỗn hợp X gồm 2 Hyđrô cacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn X thì thể tích khí CO2 sinh ra bằng thể tích O2 cần dùng để đốt cháy hết X. CTPT của 2 Hyđrô cacbon trong X là: A C2H6 và C3H6 B C2H2 và C3H4. C C4H8 và C5H10 D Cả A, B, C Câu 8: Cho 10lit hỗn hợp khí C2H2 , CH4 tác dụng với 10l hiđro. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16lit hỗn hợp khí(các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Thể tích của mỗi khí trước khi phản ứng lần lượt là: A. 2lit và 8lit B.3lit và 7lit C. 4lit và 6lit D.2,5lit và 7,5lit Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 6,72lit (đktc) hỗn hợp khí gồm metan và axetilen(theo tỉ lệ thể 1:1) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm tạo thành vào bình đựng nước vôi trong dư, người ta thu được m1g kết tủa, sau thí nghiệm khối lượng dung dịch trong bình giảm mất m2g. Giá trị của m1 và m2 là: A.45g và 17,1g B. 45g và 20g C. 51g và 17,1g D. Kết quả khác HIĐROCACBON THƠM 1. Toluen và benzen phản ứng được với chất nào sau đây: (1) dung dịch brom trong CCl4, (2) dung dịch kali penmanganat, (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng, (4) Br2 có bột Fe, đun nóng? Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. 2. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp sau: a. Toluen tác dụng với hiđro có xúc tác Ni, áp suất cao, đun nóng. b. Đun nóng benzen với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc. c. Benzen tác dụng với axit HNO3 đậm đặc d. Benzen tác dụng với axit H2SO4 đặc Thienk766@gmail.com Page 6
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên e. Trùng hợp stiren g. Stiren tác dụng với nước brom , với H2 dư h. Stiren tác dụng với H2 (theo tỉ lệ số mol 1:1, xúc tác Ni). f. stiren với H2O (xúc tác H2SO4) 3. Viết CTCT và gọi tên cáchidrocacbon thơm có CTPT : C7H8, C8H9, C9H12. 4. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất và viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng. a. benzen, hex 1 en và toluen. b. benzen, stiren, toluen và hex1in. 5. Giải thích hiện tượng sau: xăng và dầu thắp có mùi đặc trưng dễ nhận trong khi đó vazơlin và parafin (nến) sạch không có mùi rõ rệt. 6. Một hidrocacbon A ở thể lỏng có tỉ khối hơi đối với không khí bằng 2,7. a. Đốt cháy A thu được CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ khối lượng 4,9:1. Tìm CTPT của A b. Cho A tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1, có mặt bột Fe, thu được B và khí C. Khí C được hấp thụ bởi 2l dd NaOH 0,5M. Để trung hoà NaOH dư cần 0,5l dd HCl. Tính khối lượng của A và B. 7. Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,17. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2 có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng H2O. Ở nhiệt độ thường, X không làm mất màu dung dịch brom. Khi đun nóng, X làm mất màu dung dịch KMnO4. a. Tìm công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của X. b. Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa X và H2 (xúc tác Ni, đun nóng), với brom (có mặt bột Fe), với hỗn hợp dư của axit HNO3 và axit H2SO4 đậm đặc. 8. Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. với hiệu suất 78,0%. a . Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 100 kg benzen b. Tính khối lượng benzen cần thiết để điều chế được 100 kg nitrobenzen 9. Khi tách hiđro của 132,50 kg etylbenzen thu được 104,00 kg stiren. Tiến hành phản ứng trùng hợp toàn bộ lượng stiren này thu được hỗn hợp A gồm polistiren và phần stiren chưa tham gia phản ứng. Biết 10,40 gam A vừa đủ làm mất màu của 60,00 ml dung dịch brom 0,3M. a. Tính hiệu suất của phản ứng tách hiđro của etylbenzen. b. Tính khối lượng stiren đã trùng hợp. c. Polistiren có phân tử khối trung bình bằng 3,12.105. Tính hệ số trùng hợp trung bình của polime. 10. Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với: dung dịch brom, hiđro bromua? Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. 11. Viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế etilen, axetilen từ metan, điều chế clobenzen và nitrobenzen và các chất vô cơ khác. 12. Cho 92,0 kg toluen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc, dư (xúc tác axit H2SO4 đặc) tạo thành 2,4,6trinitrotoluen (TNT). Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Hãy tính: a. Khối lượng TNT thu được. b. Khối lượng axit HNO3 đã phản ứng. Thienk766@gmail.com Page 7
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên 13. Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31% a. Tìm công thức phân tử của X. b. Viết công thức cấu tạo, gọi tên chất X. 14. Một loại khí thiên nhiên có thành phần phần trăm về thể tích các khí như sau: 85,0% metan, 10,0% etan, 2,0% nitơ và 3,0% cacbon đioxit. a. Tính thể tích khí (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) cần để đun nóng 100,0 lít nước từ 20,0 0C lên 100,00C, biết nhiệt lượng toả ra khi đốt 1mol metan, 1 mol etan lần lượt bằng 880,0kJ, 1560,0kJ và để nâng 1 ml nước lên 1 độ cần 4,18J. b. Nếu chuyển được toàn bộ hiđrocacbon trong 1,000.103 m3 khí trên (đktc) thành axetilen, sau đó thành vinyl clorua với hiệu suất toàn bộ quá trình bằng 65,0% thì sẽ thu được bao nhiêu kilogam vinyl clorua? 15 Một loại khí thiên nhiên chứa 85% metan, 10% etan, 5% nitơ. Tính thể tích không khí cần để đốt cháy hoàn toàn 1m3 khí đó. Cho toàn bộ khí sau khi cháy qua bình chứa dd KOH. Tính khối lượng K2CO3 thu được (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn). 16. Tính lượng clobenzen thu được khi cho 15,6g benzen tác dụng hết với clo (xt bột Fe) hiệu suất phản ứng đạt 80% . 17. Để đốt cháy hoàn toàn 5,36g hỗn hợp X gồm etilen và benzen thì cần vừa đủ 17,28g khí oxi. a. Tính % khối lượng mỗi khí trong hh ban đầu b. Tính thể tích khí CO2 thu được ở đkc c. Nếu dẫn toàn bộ lượng CO2 thu được vào 300ml dd KOH 2M Thì thu được những muối gì? Khối lượng mỗi muối là bao nhiêu? 18. Cho 23kg toluen tác dụng với hỗn hợp gồm 88kg HNO3 66% và 74kg H2SO4 96%. Giả sử toluen và trinitro toluen được tách hết khỏi hh axit còn dư. Tính khối lượng TNT thu được và khối lượng của hh axit còn dư. 19. Hỗn hợp M chứa benzen và xiclohexen có thể làm mất màu tối đa 75g dd brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hh M và hấp thụ tất cả sản phẩm cháy vào dd Ca(OH)2dư thì thu được 21g kết tủa. Tính % khối lượng từng chất trong hh M. 20. từ benzen điều chế stiren theo sơ đồ sau : C6H6 C6H5CH2CH3 C6H5CH=CH2 a. Tính khối lượng stiren thu được từ 780 kg benzen, biết hiệu suất cả quá trình 80% b. Tính khối lượng benzen cần thiết để điều chế được 208 kg stiren, biết hiệu suất cả quá trình 90% c. Tính khối lượng stiren thu được từ 780 kg benzen, biết hiệu suất phương trình (1) là 80%, phương trình (2) là 90%. BÀI TẬP TỔNG HỢP HIĐROCACBON 1. Một hỗn hợp gồm axetilen, propilen, và metan. Đốt cháy hoàn toàn 11g hỗn hợp thì thu được 12,6g nước. Mặt khác 5,6 lít hỗn hợp ở đktc phản ứng đủ với dung dịch chứa 50 gam Brom. Xác định thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu. 2. Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken, một ankin có thể tích 1,792 lít ở đktc được chia thành hai phần bằng nhau: Phần I: cho qua dung dịch AgNO3 trong ammoniac dư tạo 0,735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5%. Thienk766@gmail.com Page 8
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên Phần II: đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 12 gam kết tủa. Xác định CTPT của các hiđrocacbon và tính thành phần % về thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X biết tổng số nguyên tử cacbon của anken và ankan bằng 6. 3. Thực hiện pư crăckinh hoàn toàn 6,6 gam Propan thu được hh A gồm hai hiđrocacbon . Cho A qua bình chứa 125ml dd Brom a (M) thấy dd Brom mất màu . Khí thoát ra khỏi bình dd Brom có tỷ khối hơi so với metan là 1.1875 . Tính a ? (a= 0,8M) 4. Hỗn hợp X gồm hai anken A và B ( MA
- Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết trí sẽ làm nên 12. đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hai hidrocacbon có cùng số mol và cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, sau phản ứng thu 3,52g CO2 và 1,62g H2O. Xác định CTPT các hợp chất. 13. hợp chất A có dA/kk
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại cương về hoá hữu cơ 11
6 p | 2226 | 812
-
Đề cương ôn tập môn Hóa học kì II - lớp 11 (chương trình chuẩn) - THPT Thanh Khê
10 p | 1311 | 172
-
Tuyển tập các bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 trong các đề thi đại học
13 p | 595 | 138
-
Phương pháp giải bài tập Ancol
3 p | 408 | 97
-
Hóa học lớp 11: Danh pháp hợp chất hữu cơ
3 p | 485 | 77
-
Bài giảng Hóa học 11 bài 20: Mở đầu về hóa hữu cơ
44 p | 461 | 75
-
Câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 11 chương III, IV – Ban KHTN
9 p | 338 | 68
-
Giáo án Hóa học 11 bài 20: Mở đầu về hóa hữu cơ
6 p | 356 | 38
-
Hóa học lớp 11: Xác định công thức phân tử-P1 (Đề 1)
2 p | 183 | 35
-
Giáo án Hóa học 11 bài 23: Phản ứng hữu cơ
4 p | 367 | 32
-
Đề kiểm tra 1 tiết Hoá lớp 11 lần 2 năm 2015 - THPT Phan Bội Châu
5 p | 128 | 16
-
Hóa học lớp 11: Xác định công thức phân tử-P1 (Đề 2)
2 p | 113 | 15
-
Hóa học lớp 11: Xác định công thức phân tử-P2 (Đề 1)
3 p | 114 | 13
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK 2 môn Hóa 11 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lê Hồng Phong
2 p | 145 | 7
-
Nội dung ôn thi học kỳ 1 Hóa học 11 cơ bản năm 2018-2019
12 p | 139 | 7
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Hoá học lớp 11 năm 2015 - THPT Nội Trú (Bài số 2)
6 p | 85 | 5
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên
15 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn